Tìm kiếm "thì mưa"
-
-
Cưới vợ thì ra, làm nhà thì tốn
Cưới vợ thì ra
Làm nhà thì tốn -
Khi vui thì muốn sống dai
-
Của mình thì để của rể thì bòn
Của mình thì để
Của rể thì bòn -
Muốn giàu thì buôn bè, muốn què thì tập vật
Muốn giàu thì buôn bè
Muốn què thì tập vật -
Khi vui thì miệng lép bép
Khi vui thì miệng lép bép
Khi buồn con ruồi đậu bên mép không hay -
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Nghèo giữa thị thành không người hỏi
Giàu tại rừng sâu lắm kẻ tìmDị bản
Khó giữa chợ không ai màng tới
Giàu rừng sâu nhiều kẻ vãng lai
-
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre
-
Ý ai thì mặc ý ai
Ý ai thì mặc ý ai
Cửa trong không khóa, cửa ngoài không then -
Yêu nhau thì bảo nhau cùng
-
Chợ Quế thì bán nồi niêu
-
Muốn may thì phải có kim
Muốn may thì phải có kim
Muốn hay thì ắt phải tìm người xưa -
Không ăn thì bị đói
-
Xe duyên thì chớ xe lơi
-
Nhân dân thì chẳng cần lo
-
Đầy tớ thì đi xe hơi
-
Đã may thì may mọi mặt, đã ngặt thì ngặt trăm bề
Đã may thì may mọi mặt
Đã ngặt thì ngặt trăm bề -
Rộng đồng thì gió thổi luôn
Rộng đồng thì gió thổi luôn
Khi vui thế nọ, khi buồn thế kia -
Ăn trầu thì mở trầu ra
-
Vui chùa thì sãi đến chơi
Chú thích
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Đồng Tháp Mười
- Một vùng đất ngập nước thuộc đồng bằng sông Cửu Long, trải rộng trên ba tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp, là vựa lúa lớn nhất của cả nước. Vùng này có khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen, vườn quốc gia Tràm Chim.
-
- Gạn gùng
- Gạn, lấy phần đục hay phần trong ra (gạn nước vối, gạn vỏ đậu...). Nghĩa bóng là hỏi cho đến cùng.
Gạn gùng ngành ngọn cho tường
Lạ lùng nàng hãy tìm đường nói quanh
(Truyện Kiều)
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Quế Sơn
- Địa danh thuộc huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trước đây. Quế Sơn có nghề truyền thống là làm đồ gốm.
-
- Chợ Giầm Giải
- Một ngôi chợ thuộc huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, chuyên buôn tre luồng từ Thanh Hóa chở về.
-
- Luồng
- Cũng gọi là mét, một giống tre có giá trị kinh tế cao, thường được dùng làm nhà, đóng bè mảng, đan lát, làm đũa, làm mĩ nghệ, làm than... Tre có thể bóc mỏng như kiểu bóc gỗ, măng rất ngon. Ở nước ta tre luồng chủ yếu có ở Thanh Hóa, nơi hiện nay có nghề trồng và thu mua tre luồng làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất các mặt hàng xuất khẩu.
-
- Săn
- (Sợi xe) được xoắn chặt vào nhau.
-
- Bo bo
- Còn có tên là ý dĩ, một loại ngũ cốc thân cao, hay bị nhầm với lúa mạch, hạt có thể ăn như lương thực hoặc dùng làm thuốc. Trong chiến tranh Việt Nam (1955 - 1975) và cả thời bao cấp (1976 - 1986), dân ta phải ăn cơm độn với bo bo, khoai, sắn, mì...
-
- Cầu Long Biên
- Cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng tại Hà Nội, do Pháp xây dựng (1898 - 1902), là cây cầu sắt dài thứ nhì thế giới thời bấy giờ (sau cầu Brooklyn ở Mỹ). Cầu ban đầu mang tên viên Toàn quyền Đông Dương là Paul Doumer, dân gian hay gọi là cầu sông Cái, cầu Bồ Đề, cầu Dốc Gạch. Năm 1954, cầu được đổi tên thành cầu Long Biên. Là một cây cầu lâu năm và có giá trị lịch sử, hiện nay có nhiều đề xuất tu sửa, cải tạo cầu Long Biên.
-
- Sãi
- Người đàn ông làm nghề giữ chùa.