Cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm
Dị bản
Cựa dài thịt rắn
Cựa ngắn thịt mềmGà cựa dài thì rắn gà cựa ngắn thì mềm
Gà thiến thì khác, mong em chớ lầm
Cựa dài thịt rắn
Cựa ngắn thịt mềm
Gà cựa dài thì rắn gà cựa ngắn thì mềm
Gà thiến thì khác, mong em chớ lầm
Thương nhau thì biết ý nhau
Miếng trầu, miếng thuốc, miếng cau bạn bè
Ý ai thì mặc ý ai
Đôi ta vẫn cứ canh khoai đầy nồi
Ý ai thì mặc ý ai
Ý tôi tôi muốn canh khoai đầy nồi
Chanh chua thì khế cũng chua
Thương nhau ruột thịt ganh đua làm gì
Khi giận thì rầy thì la
Đến khi hết giận rằng ta yêu mình
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Bạn cười thì mặc bạn cười
Duyên ta không bén với người thì thôi
Muốn sang thì xuống ngủ đò
Muốn người quý trọng chớ mò ban đêm
Gương sáng thì để soi mày
Trí sáng thì mới soi ngay lòng người
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Mười hai bến nước, một con thuyền
Tình tự xa xôi, đố vẽ nên!
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)