Thân em thẳng như cái cột buồm
Hai bên chằng kéo, sợ luồng gió Đông
Tìm kiếm "như tiên"
-
-
Trăng tà tà như hoa phải lứa
-
Thầy mẹ em như ngọc như ngà
Thầy mẹ em như ngọc như ngà
Đẻ em như cái sao sa giữa trời -
Thiếp gặp chàng như Ngưu lang gặp hội
-
Bong bóng bay như nhựa dầu lai
-
Cái sọ trọc như không có tóc
Cái sọ trọc như không có tóc
Kém công danh lao lực về sau -
Thân ai khổ như anh kia
Thân ai khổ như anh kia
Ngày đi cuốc bãi, tối dìa nằm suông -
Vắng mặt anh như trầu xanh thiếu nước
-
Ăn trầu người như chim mắc nhợ
-
Gái quốc sắc như con sóng lượn
-
Voi không nài như trai không vợ
-
Ai về nhắn nhủ cô hay
Ai về nhắn nhủ cô hay
Thương anh thì đợi cho đầy ba đông
Hay là cô vội lấy chồng
Mặc ý tùy lòng anh chẳng dám ngăn -
Đó với đây như rồng mây gặp hội
-
Đây với đó như gió gặp buồm
Đây với đó như gió gặp buồm,
Xin anh xét lại, thương dùm phận em. -
Ló có phân như thân có của
-
Mình với ta như hoa dâm bụt
-
Trai người ta như thế
-
Gà luộc lại như gái cải giá
-
Anh trông em như cá trông mưa
-
Nằm chình chòng như Tôn Tẫn xem thơ
Chú thích
-
- Ba sinh
- Ba kiếp người: kiếp trước, kiếp này và kiếp sau, theo thuyết luân hồi của Phật giáo. Văn học cổ thường dùng chữ "nghĩa ba sinh" hoặc "nguyện ước ba sinh" để nói về sự gắn kết nam nữ.
Ví chăng duyên nợ ba sinh,
Làm chi những thói khuynh thành trêu ngươi?
(Truyện Kiều)
-
- Ngưu Lang, Chức Nữ
- Còn có các tên chàng Ngưu ả Chức hay ông Ngâu bà Ngâu, hai nhân vật trong truyện cổ tích Ngưu Lang Chức Nữ có mặt trong văn hóa của cả Việt Nam và Trung Quốc. Trong phiên bản Việt Nam, Ngưu Lang là vị thần chăn trâu của Ngọc Hoàng, còn Chức Nữ là một tiên nữ dệt vải, vì say mê nhau nên trễ nải công việc. Ngọc Hoàng giận dữ, bắt cả hai phải ở cách xa nhau, người ở đầu kẻ ở cuối sông Ngân, và chỉ được gặp nhau mỗi năm một lần vào đêm rằm tháng Bảy âm lịch, trên một cây cầu do đàn quạ bắc nên (gọi là cầu Ô Thước). Khi tiễn biệt nhau, Ngưu Lang và Chức Nữ khóc sướt mướt, nước mắt của họ rơi xuống trần hóa thành cơn mưa, người trần gọi là mưa ngâu.
-
- Hạc đỗ lưng quy
- Chim hạc đậu trên lưng rùa. Xem thêm hạc và hạc đầu đình.
-
- Ri
- Thế này (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Dầu mè
- Còn gọi là dầu lai, đậu cọc rào, bã đậu, loài cây bụi lâu năm, có độc, hay được trồng làm hàng rào. Lá, dầu và nhựa cây được sử dụng trong một số bài thuốc Đông y giúp tan máu ứ, tiêu sưng, chống ngứa...
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Đoái
- Nghĩ tới, nhớ tới.
-
- Châu
- Nước mắt. Người xưa ví nước mắt như giọt châu (ngọc).
Giọt châu lã chã khôn cầm
Cúi đầu chàng những gạt thầm giọt Tương
(Truyện Kiều)
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Quốc sắc
- Sắc đẹp nhất nước (từ Hán Việt).
Người quốc sắc, kẻ thiên tài
Tình trong như đã, mặt ngoài còn e
(Truyện Kiều)
-
- Nài
- Người trông nom và điều khiển voi, ngựa.
-
- Khá
- Nên (từ cổ). Trong văn thơ cổ ta cũng hay gặp cụm từ "chớ khá," nghĩa là "không nên, không được."
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Dâm bụt
- Phương ngữ Nam bộ gọi là bông bụp, bông lồng đèn, có nơi gọi là râm bụt, là một loại cây bụi thường được trồng ở bờ rào trên khắp các làng quê. Hoa dâm bụt lớn, màu đỏ sậm, nhưng không có mùi hương.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Bươi
- Bới (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Nậy
- Lớn (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Gấy
- Gái (phương ngữ Bắc Trung Bộ). Cũng hiểu là vợ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Cải giá
- Lấy chồng khác.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Tôn Tẫn
- Danh tướng nước Tề thời Chiến Quốc, Trung Quốc. Tương truyền, ông là cháu của Tôn Tử, cùng với Bàng Quyên là học trò môn binh pháp của Quỷ Cốc Tử, về sau giúp Tề đánh bại Ngụy. Ông để lại Tôn Tẫn binh pháp, một cuốn binh thư nổi tiếng.
-
- Binh cơ
- Mưu lược dùng trong quân sự (từ Hán Việt).
-
- Yên hà
- (Từ cũ, Văn chương) khói và ráng; chỉ cảnh thiên nhiên nơi núi rừng mà các nhà nho, đạo sĩ ẩn dật.
Nghêu ngao vui thú yên hà,
Mai là bạn cũ hạc là người quen
(Nguyễn Du)
-
- Phong lưu
- Ngọn gió bay (phong), dòng nước chảy (lưu). Từ này vốn nghĩa là phẩm cách, tinh thần riêng của mỗi người, hiểu rộng ra là sung sướng, vui với cảnh, không phải chịu buồn khổ.
Cõi trần thế nhân sinh là khách cả
Nợ phong lưu kẻ giả có người vay
(Nợ phong lưu - Nguyễn Công Trứ)
-
- Bài này tả một người hút thuốc phiện.