Chính chuyên cũng một anh chồng
Lẳng lơ cũng chẳng nằm không đêm nào
Một đêm tám chín anh vào
Lòng tôi nhân đức chẳng để anh nào ra không
Tìm kiếm "nam đàn"
-
-
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Lên rừng ngắt lá nhuộm vàng
Ngả nghiên ngả bút thử lòng nhau chơi
Bây giờ ba ngả bốn nơi
Đấy có người ngãi đấy rời đây ra
Một ngày thì cũng một xa
Như chim nhớ tổ như ta nhớ mình
Dù rằng bác mẹ chẳng xin
Ta thử đứng lại xem mình lấy ai
Đêm năm canh mong cho chóng sáng chàng ơi
Hỡi người quân tử lấy người ở đâu? -
Nam Kỳ chẳng thiếu gái xinh
-
Nam vô đức Phật Di Đà
-
Nam mô bồ tát bồ hòn
-
Đêm năm canh không ngủ, dậy ngồi
Đêm năm canh không ngủ, dậy ngồi,
Cớ sao trong dạ bồi hồi chuyện chi?
Đau lòng ta lắm, hỡi nữ nhi
Thếp dầu đầy, anh thắp hết, bày ly, anh than hoài!
Quên đi thì chớ, nhớ lại khó nổi nguôi ngoai,
Tự xưa cho đến rày cách trở đợi trông,
E cho nàng có chốn ba đông,
Có nơi kết tóc, không trông đến phận chàng,
Đêm nằm khô héo lá gan,
Thếp dầu đầy anh thắp hết, cháy tàn bày ly.
Kể từ ngày em chịu chữ tùng quy,
Chàng Hồ thiếp Hán tài chi không buồn rầu!
Chiều chiều ra đứng soi dâu,
Nghe con chim nó kêu dìu dắc, dạ anh sầu bấy nhiêu. -
Nam mô hai chữ từ bi
-
Bởi vì Nam vận ta suy
-
Con cá lóc nằm trong bụi lách
-
A Di Đà Phật chùa chật cho nên
A Di Đà Phật, chùa chật cho nên
Hai cô nằm ngủ hai bên
Thầy chen vô giữa trùm mền cho vui -
Nam mô A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật
Đổ mật vào nồi, chưa sôi đã nếm -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nằm đất nhà cô hàng hương còn hơn nằm giường cô hàng cá
Dị bản
Nằm đất hàng hương còn hơn nằm giường hàng cá
Lồn cô hàng cá còn nhẵn hơn má anh hàng hương
-
Nam thực như hổ, nữ thực như miêu
-
Sáng trăng mà lội Thu Bồn
-
Con chim trên núi, con gà dưới suối
-
Chổi Vĩnh Trường, bánh cuốn Kênh, tương Tức Mặc, rau muống Thượng Lỗi
-
Bữa nay đợi bún chợ Chùa
-
Không chồng ăn bữa nồi năm
-
Tơ cau thuốc lá đầy ghe
-
Hòn Tàu, Hòn Kẽm, Hòn Vung
Chú thích
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Nhân ngãi
- Người thương, người tình (từ cổ). Cũng nói nhân ngãi, ngỡi nhân.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Đãy
- Cũng gọi là tay nải, cái túi to làm bằng vải, có quai để quàng lên vai, dùng để mang đi đường. Đây là vật dụng thường thấy ở những nhà sư khất thực.
-
- Nam mô
- Phiên âm của từ Namo नमो (nghĩa là tôn kính hoặc hướng về) trong tiếng Sanskrit, để thể hiện sự sùng kính hoặc quy ngưỡng. Người theo đạo Phật thường dùng tiếng "Nam mô" để khởi đầu cho câu niệm danh hiệu các Phật và Bồ Tát. "Nam mô" còn đọc là "Nam vô" 南無 theo phiên âm từ tiếng Hán.
-
- Bồ Tát
- Viết tắt của Bồ-đề-tát-đỏa, cách phiên âm tiếng Phạn bodhisattva sang chữ Hán Việt, nghĩa là người hữu tình (tát đỏa) đã giác ngộ (bồ đề). Theo Phật giáo đại thừa, bồ tát là những người đã đạt được cảnh giới, nhưng quyết không trở thành Phật khi nào toàn bộ chúng sinh còn chưa giác ngộ. Phật tử khi tụng kinh thường niệm Bồ Tát.
-
- Bồ hòn
- Cây to cùng họ với vải, nhãn, quả tròn, khi chín thì thịt quả mềm như mạch nha. Quả bồ hòn có vị rất đắng, có thể dùng để giặt thay xà phòng.
-
- Tùng quy
- Theo về (từ Hán Việt).
-
- Kẻ Hán người Hồ
- Lấy từ điển tích Chiêu Quân cống Hồ. Vương Chiêu Quân là một trong tứ đại mĩ nhân của Trung Quốc, với vẻ đẹp "lạc nhạn" (chim sa), nhưng vì không chịu đút lót cho họa sĩ của vua nên bức chân dung của nàng bị vẽ xấu xí, vua không để mắt tới. Khi Hán Nguyên Đế phát hiện ra Chiêu Quân thì vua Hung Nô (rợ Hồ) mang quân sang đánh, buộc Hán phải cống nàng cho Hồ thì mới yên. Trên đường cống sang Hồ, Chiêu Quân cảm tác nhiều bài thơ và nhạc khúc rất cảm động.
Thành ngữ kẻ Hán người Hồ, cũng nói tắt là Hán Hồ, vì thế chỉ nỗi đau li biệt của đôi lứa yêu nhau.
-
- Dìu dắc
- Réo rắt.
-
- Từ bi
- Một khái niệm bắt nguồn từ Phật giáo, dịch của chữ karunâ trong kinh sách tiếng Phạn. Từ nghĩa là lành, hiền ; bi là thương xót, thương hại. Từ bi chỉ lòng thương xót trước sự đau khổ của người khác.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Chùa.
-
- Nam vận
- Vận mệnh của nước Nam.
-
- Đề đốc
- Chức quan võ thời phong kiến, quản lí một đạo binh.
-
- Chưởng cơ
- Một chức quan võ thời nhà Nguyễn, cai quản 500 quân.
-
- Tán tương quân vụ
- Gọi tắt là tán tương, một chức võ quan dưới triều Nguyễn. Lãnh tụ Cần Vương Nguyễn Thiện Thuật từng giữa chức quan này, nên nhân dân cũng gọi ông là Tán Thuật.
-
- Tán lý quân vụ
- Gọi tắt là tán lý, một chức quan văn giúp việc quan võ khi dẹp giặc dưới triều Nguyễn.
-
- Cá lóc
- Còn có các tên khác là cá tràu, cá quả tùy theo vùng miền. Đây là một loại cá nước ngọt, sống ở đồng và thường được nuôi ở ao để lấy giống hoặc lấy thịt. Thịt cá lóc được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Ở miền Trung, cá tràu và được coi là biểu tượng của sự lanh lợi, khỏe mạnh, vì thế một số nơi có tục ăn cá tràu đầu năm.
-
- Lách
- Cũng gọi là đế, một dạng lau sậy mọc thành bụi hoang, thân nhỏ lá cứng, có nhiều ở đồng bằng sông Cửu Long.
-
- Le le
- Tên một loài chim gần giống vịt trời, hay kiếm ăn ở vùng đồng ruộng hay bưng biền, gặp nhiều ở vùng Đồng Tháp Mười.
-
- Gò
- Khoảng đất nổi cao lên giữa nơi bằng phẳng.
-
- Nằm đất nhà cô hàng hương còn hơn nằm giường cô hàng cá
- Nhà làm hương (nhang) thì lúc nào cũng thơm tho, không tanh tao như hàng cá.
-
- Nam thực như hổ, nữ thực như miêu
- Con trai ăn (mạnh) như hổ, con gái ăn (nhỏ nhẻ) như mèo.
-
- Sông Thu Bồn
- Tên con sông bắt nguồn từ núi Ngọc Linh tỉnh Kon Tum (phần thượng lưu này được gọi là Đak Di), chảy lên phía Bắc qua các huyện trung du của tỉnh Quảng Nam (đoạn chảy qua các huyện Tiên Phước và Hiệp Đức được gọi là sông Tranh - bắt đầu qua địa phận Nông Sơn, Duy Xuyên mới được gọi là Thu Bồn), đổ ra biển tại cửa Đại, một nhánh chảy vào sông Vĩnh Điện để đổ nước vào sông Hàn. Sông Thu Bồn cùng với sông Vu Gia tạo thành hệ thống sông lớn gọi là hệ thống sông Thu Bồn, có vai trò quan trọng đối với đời sống và văn hóa người Quảng.
-
- Thục nữ
- Người con gái hiền dịu, nết na (từ Hán Việt).
-
- Vĩnh Trường
- Địa danh xưa là một xã thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.
-
- Bánh cuốn
- Loại bánh làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, ăn khi còn ướt, bên trong cuốn nhân (bánh không có nhân ở miền Nam gọi là bánh ướt). Bánh thường ăn với một loại nước chấm pha nhạt từ nước mắm và nếu là bánh cuốn truyền thống thì không thể thiếu tinh dầu cà cuống pha trong nước chấm, khi ăn thường kèm thêm giò, chả lụa, hay chả quế. Bánh cuốn Thanh Trì có lẽ là nổi tiếng nhất, không chỉ ở Hà Nội mà còn trên cả nước.
-
- Tức Mặc
- Tên một làng xưa thuộc tổng Đông Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định. Đây là nơi phát tích nhà Trần trong lịch sử Việt Nam, hiện nay vẫn còn các di tích từ thời nhà Trần như đền Trần và chùa Phổ Minh. Hằng năm, làng Tức Mặc tổ chức hội đền Trần từ ngày 15 đến 20 tháng 8 âm lịch.
-
- Thượng Lỗi
- Địa danh xưa thuộc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nay thuộc địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
-
- Chợ Chùa
- Tên một cái chợ nay thuộc trị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
-
- Nam Ô
- Cũng gọi là Nam Ổ hay Năm Ổ, tên cũ là Nam Hoa, một vùng nay thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Nam Ô có dải núi gành và bãi biển đẹp nổi tiếng, cùng với nghề làm nước mắm truyền thống lâu đời. Có ý kiến cho rằng vùng này có tên gọi Nam Ô vì trước đây là phía Nam của châu Ô (cùng với Châu Lý là hai vùng đất cũ của Vương quốc Chăm Pa).
-
- Nồi năm, nồi mười
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi năm nấu được năm lon gạo, nồi mười nấu được mười lon.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Hòn Tàu
- Một dãy núi giáp ranh giữa các huyện Duy Xuyên, Nông Sơn và Quế Sơn của tỉnh Quảng Nam, có diện tích gần 100 km², gồm nhiều núi hiểm trở như Nhà Muỗi, Cù Hang, Mặt Rạng...
-
- Hòn Kẽm Đá Dừng
- Một nơi phong cảnh sơn thủy hữu tình nằm ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước đây thuộc về hai xã Quế Phước và Quế Lâm, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam; nay là ranh giới huyện Quế Sơn và Hiệp Đức. Có ý kiến cho rằng chỉ có tên ngọn núi là Hòn Kẽm, còn "đá dừng" là để mô tả vách đá dựng đứng, hiểm trở của ngọn núi này.
-
- Hòn Vung
- Tên một hòn núi ở huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam, kề với núi Chúa, hòn Róng, hòn Tàu.
-
- Quảng Nam
- Tên một tỉnh ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ, trước đây bao gồm cả thành phố Đà Nẵng, gọi chung là tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Quảng Nam có nghĩa là "mở rộng về phương Nam." Tỉnh Quảng Nam giàu truyền thống, độc đáo về bản sắc văn hóa với những danh tích như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An...
-
- Sông Chợ Củi
- Sông thuộc đoạn hạ lưu của dòng Thu Bồn, từ xã Điện Phong, huyện Điện Bàn (Quảng Nam), ở về phía cuối Gò Nổi, băng qua cầu Mống (cầu Câu Lâu) ngang qua dinh trấn Thanh Chiêm xưa, nay là xã Điện Phương (huyện Điện Bàn). Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm Tự Đức thứ 3 (1850), sông Chợ Củi được đổi tên thành Sài Thị giang và được ghi vào điển thờ. Tên đoạn sông được lấy từ tên chợ.
-
- Cù lao Chàm
- Một cụm đảo thuộc Hội An, tỉnh Quảng Nam, cách bờ biển Cửa Đại khoảng 15 cây số. Cù lao Chàm bao gồm 8 đảo: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Tai, Hòn Ông, Hòn Lá, và Hòn Khô chia làm hai: Hòn Khô Mẹ (Hòn Khô Lớn) và Hòn Khô Con (Hòn Khô Nhỏ), trong đó năm đảo lớn nhất là thuộc cụm đảo chính là Hòn Lao (đảo lớn nhất), Hòn Lá, Hòn Dài, Hòn Mồ và Hòn Tai. Đảo Hòn Ông còn gọi là Hòn Nồm nằm tách biệt khỏi cụm này khoảng hai mươi cây số về hướng Đông Nam.
Hiện nay Cù lao Chàm đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới, đồng thời là một điểm du lịch nổi tiếng.