Trách ai bẻ cánh chim hồng,
Để cho bầy quạ vẫy vùng trên cao.
Tìm kiếm "bảy chảy"
-
-
Giàu từ trong trứng giàu ra
Giàu từ trong trứng giàu ra,
Khó từ ngã bảy ngã ba khó về. -
Ba Vành, Ba Rãng hai đao
-
Cầm chài mà vãi bụi tre,
-
Cây da trước miễu ai biểu cây da tàn
Dị bản
Cây đa cũ, con yến rũ, cây đa tàn
Bao nhiêu lá rụng thương nàng bấy nhiêu
-
Chờ anh, em gắng sức chờ
Chờ anh, em gắng sức chờ
Chờ hồi mười bảy bây giờ ba mươi -
Tay cầm cái kéo cây kim
Tay cầm cái kéo cây kim
Vai mang đượng lụa đi tìm thợ may
Tìm anh bảy tám hôm nay
Mượn may cái áo, mượn may cái quầnDị bản
Tay cầm cây kéo cây kim
Vai mang gối lụa đi tìm người thươngTay cầm cây kéo cây kim
Vai mang đồ lụa đi tìm thợ may
Thợ may anh đây không kiếm
Nhất định rồi anh chỉ kiếm mình em
-
Ai ơi, đi lính cho Tây
-
Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chó lội ngang sông, ướt lông chó vẫy
Chị bảy có chồng, anh bảy bơ vơ -
Em đi hò cùng bạn trai bạn gái
-
Không ai cho gáo nước cho đỡ thương
-
Nào khi lên võng xuống dù
-
Cô kia cắt cỏ đồng màu
Cô kia cắt cỏ đồng màu
Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu -
Con quạ nó đứng bên sông
Con quạ nó đứng bên sông
Nó kêu bớ mẹ lấy chồng bỏ con
Bữa ăn năm bảy miếng ngon
Dượng ghẻ ních hết, để con nhịn thèmDị bản
Gió năm non thổi hoài thổi hủy
Mẹ có chồng chẳng nghĩ đến con
Chọn ra năm bảy món ngon
Cha ghẻ ăn hết thì con nhịn thèm
-
Nhà em công việc bời bời
Nhà em công việc bời bời
Dối thầy dối mẹ sang chơi với chàng
Một ngày năm bảy bận sang
Thiếp những trông chàng, chàng những trông ai?
Má hồng còn có khi phai
Răng đen khi nhạt liệu bài đôi ta
Hai đường trung hiếu mẹ cha
Có ai gánh đỡ hay là còn không
Còn không thì để em chờ
Hay là có chốn cậy nhờ thì thôi -
Nước Tây Hồ vừa trong vừa mát
-
Ba năm ăn ở trên thuyền
Ba năm ăn ở trên thuyền
Bởi anh hàng muối cho nên mặn mà
Xuống thuyền dịp bảy dịp ba
Trách anh hàng trứng cho ra hai lòng -
Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Em nhớ ngày nào nhìn ao cá lội
Anh chỉ anh thề không lỗi nghĩa cùng nhau
Bây giờ anh đã sang giàu
Anh quên lời hứa ban đầu cùng em -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Khoe anh lắm khéo, lắm khôn
Khoe anh lắm khéo, lắm khôn
Qua cửa nhà lồn bảy vía, còn ba -
Hư hư chựng chựng
Chú thích
-
- Chim hồng
- Còn gọi là chim hồng hộc, tên Trung Quốc của loài ngỗng trời. Là một loài chim bay rất cao, chim hồng thường được dùng làm hình ảnh ẩn dụ trong văn chương Trung Quốc để chỉ khí phách và tài năng của người quân tử.
Chim hồng, chim hộc bay cao được là nhờ ở sáu trụ lông cánh. Nếu không có sáu trụ lông cánh thì chỉ là chim thường thôi (Trần Hưng Đạo).
-
- Phan Bá Vành
- Thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân từ năm 1821 đến năm 1827 chống lại ách thống trị của nhà Nguyễn dưới thời vua Minh Mạng. Ông quê ở làng Minh Giám, nay là làng Nguyệt Lâm, xã Vũ Bình, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Vì là con thứ ba trong gia đình, ông còn được gọi là Ba Vành. Ba Vành có sức khỏe phi thường và tài ném lao. Khoảng năm 1821 (có sách chép là 1825 hoặc 1826), ông tập hợp dân nghèo nổi dậy, đánh chiếm nhiều đồn của quan quân nhà Nguyễn ở Thái Bình. Đến năm 1827 thì cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Ba Vành bị bắt và cắn lưỡi tự sát trên đường áp giải về kinh.
-
- Ba Rãng
- Tên một người con trai của người thầy võ đã dạy Phan Bá Vành môn đánh đao.
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Biểu
- Bảo (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đượng
- Đơn vị dùng để đo độ dài mặt hàng vải, lụa. Một đượng bằng mười thước may.
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Tính cốn
- Tính chung tất cả các thứ một lần (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Lập lường
- Quyết tâm, rắp tâm.
-
- Lên võng xuống dù
- Lúc làm quan. Xem chú thích võng giá.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Ních
- Nhét cho đầy, cho chặt. Còn có nghĩa là ăn tham, ăn một cách thô tục.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Răng đen
- Người xưa có phong tục nhuộm răng đen. Từ điển Văn hoá cổ truyền Việt Nam, Nhà xuất bản Thế giới, 2002, trang 511, nói về nhuộm răng như sau:
"Phong tục người Việt cổ coi răng càng đen càng đẹp. Trước khi nhuộm đen phải nhuộm đỏ. Thuốc nhuộm răng đỏ là cánh kiến đỏ trộn với rượu rồi đun quánh như bột nếp. Quét bột này lên mảnh lá chuối hột ấp vào răng trước khi đi ngủ. Làm nhiều lần cho đến khi hàm răng bóng ánh nổi màu cánh gián. Thuốc nhuộm đen: phèn đen, vỏ lựu khô, quế chi, hoa hồi, đinh hương nghiền nhỏ, hòa giấm hoặc rượu, đun cho quánh như hồ dán. Quét lên lá chuối đắp lên răng như nhuộm đỏ. Từ 5 đến 7 ngày thuốc mới bám vào răng, nổi màu đen thẫm rồi đen bóng. Súc miệng bằng nước cốt dừa. Kiêng ăn thịt mỡ, cua cá, vật cứng, nóng. Có khi chỉ nuốt cơm hoặc húp cháo. Kể cả nhuộm đỏ và đen, thời gian kéo dài đến nửa tháng."
-
- Bài
- Cách làm, phương kế, cách xử trí.
Chút chi gắn bó một hai
Cho đành rồi sẽ liệu bài mối manh
(Truyện Kiều)
-
- Hồ Tây
- Còn có các tên gọi khác như đầm Xác Cáo, hồ Kim Ngưu, Lãng Bạc, Dâm Đàm, Đoài Hồ, là hồ nước tự nhiên lớn nhất ở nội thành Hà Nội, có diện tích hơn 500 ha với chu vi là 18 km. Hồ là một đoạn của sông Hồng ngày trước. Từ xa xưa, hồ Tây đã là một thắng cảnh nổi tiếng, nhiều lần được đưa vào văn chương nghệ thuật.
-
- Yên Thái
- Tên một làng nằm ở phía tây bắc thành Thăng Long, nay là thủ đô Hà Nội. Tên nôm của làng là làng Bưởi, cũng gọi là kẻ Bưởi. Theo truyền thuyết ngày xưa đây là vùng bãi lầy nơi hợp lưu của sông Thiên Phù và sông Tô Lịch. Dân vùng Bưởi có hai nghề thủ công truyền thống là dệt lĩnh và làm giấy.
-
- Bánh dày
- Loại bánh làm bằng bột gạo, được nặn to như cái bánh đa. Bánh được trữ trên gác bếp, để khô cả năm trời và là món ăn quý. Mỗi khi dùng, người ta xắt bánh ra thành miếng nhỏ, rồi nướng phồng trên bếp than.
-
- Lợn lang
- Lợn trên mình có những đốm đen-trắng. Miền Nam gọi giống lợn này là heo bông.
-
- Bánh ú
- Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
-
- Cá thiều
- Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Nừng
- Đồ đựng đan bằng cật tre, vuông vức, mỗi bề chừng hai gang tay, cao chừng ba gang tay, trên có nắp đậy cũng bằng tre đan. Dưới đáy nừng có hai thanh tre dầy, bắt chéo bốn góc để bảo vệ nừng khỏi bị mòn khi lôi tới, kéo lui hàng ngày. Nừng được sơn bóng bằng dầu rái chống ướt.
-
- Lúa ré
- Cũng gọi là lúa gié, một loại lúa mùa truyền thống, hạt lúa nhỏ, cơm ngon.
-
- Chóe
- Có nơi gọi là ché, một thứ lọ lớn làm bằng sành hoặc sứ, dùng để đựng nước hoặc rượu.