Tìm kiếm "mưa giăng"
-
-
Rập rình nước chảy qua đèo
Rập rình nước chảy qua đèo
Bà già tập tễnh mua heo cưới chồng
Chồng về, chồng bỏ, chồng đi
Bà già ứ hự còn gì là heo -
Đời ông cho chí đời cha
-
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Tình nhân ơi hỡi tình nhân
Lại đây ta kể mưa xuân nắng hè -
Ru em em théc cho muồi
Ru em em théc cho muồi
Để mẹ đi chợ mua vôi ăn trầu
Mua vôi chợ Quán chợ Cầu
Mua cau Nam Phổ mua trầu chợ Dinh
Chợ Dinh bán áo con trai
Triều Sơn bán nón, Mậu Tài bán kimDị bản
Video
-
Cày đồng đang buổi ban trưa
-
Nhớ cô dệt đũi chợ Chùa
-
Vì chàng thiếp phải mò cua
Vì chàng thiếp phải mò cua
Những như thân thiếp thì mua mấy đồng
Vì chàng thiếp phải long đong
Những như thân thiếp cũng xong một bềDị bản
Vì chàng thiếp phải bắt cua,
Những như thân thiếp, thiếp mua ba đồng
Vì chàng thiếp phải long đong,
Những như thân thiếp cũng xong một bề
-
Ra về anh đứng cửa chùa
Ra về anh đứng cửa chùa
Như chuốc lấy nhớ như mua lấy sầu
Trông em chẳng thấy em đâu
Thấy cô sư bác thêm sầu tương tư -
Người ta rượu sớm trà trưa
Người ta rượu sớm trà trưa
Em nay đi nắng về mưa đã nhiều
Lạy trời mưa thuận gió đều
Cho đồng lúa tốt cho chiều lòng em. -
Tu đâu không thấy tu chùa
-
Hỡi cô yếm thắm đeo bùa
-
Cu cu mà đậu nóc chùa
-
Chén tình là chén say sưa
Chén tình là chén say sưa
Nón tình em đội nắng mưa trên đầu
Lược tình em chải trên đầu
Gương tình soi mặt làu làu sáng trong
Ngồi buồn nghĩ đến hình dong
Con dao lá trúc cắt lòng đôi ta
Duyên đôi ta thề nguyền từ trước
Biết bao giờ ta được cùng nhau?
Tương tư mắc phải mối sầu
Đây em cũng giữ lấy màu đợi anh. -
Chèo dài sông hẹp khó lùa
Chèo dài sông hẹp khó lùa
Thấy em ở ruộng quê mùa anh thương -
Quả chuông treo mấy quả chùa
Quả chuông treo mấy quả chùa
Làm thân con gái bán mua mấy lần? -
Người ta đúc tượng làm chùa
Người ta đúc tượng làm chùa
Còn em làm giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin sư bác chớ cười
Vì em làm giấy cho người chép kinh -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trăng lên đỉnh núi mu rùa
-
Yêu nhau sớm đón chiều đưa
-
Con mèo đuôi cụt nằm ở nhà bên
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Cá thiều
- Còn gọi là cá gúng, một loại cá biển có da trơn, chế biến được thành nhiều món ăn ngon như khô tẩm, muối chiên, kho sả ớt nước cốt dừa… Cá thiều đi theo đàn, nên ngư dân trên biển nếu gặp cá thiều thì coi như trúng lớn.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Rú
- Núi, rừng nói chung (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Núi Xước
- Tên dãy núi ngăn cách hai tỉnh Nghệ An và Thanh Hoá, xưa kia rất nhiều thú dữ, có truông Đông Hồi ven biển nối giữa xã Hải Hà và Quỳnh Lập.
-
- Théc cho muồi
- Ngủ cho say (phương ngữ miền Trung).
-
- Chợ Cầu
- Tên một cái chợ ở làng Phù Lương, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
-
- Nam Phổ
- Còn gọi là Nam Phố, tên một làng nay thuộc xã Phú Thượng, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tại đây có một đặc sản nổi tiếng là bánh canh Nam Phổ. Trước đây ở vùng đất này cũng có nghề trồng cau truyền thống - cau Nam Phổ là một trong những sản vật tiêu biểu của Phú Xuân-Thuận Hóa ngày xưa.
-
- Chợ Dinh
- Còn gọi là chợ Dinh Ông, một cái chợ ở đường Chi Lăng, phường Phú Hiệp, thành phố Huế. Chợ được gọi như thế vì lúc trước vùng này có nhiều dinh thự các ông hoàng, bà chúa hay quan lớn.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Bài ca dao này thật ra là một bản dịch từ bài thơ Mẫn nông của nhà thơ Lý Thân, đời Đường ở Trung Quốc:
Sừ hòa nhật đương ngọ
Hãn trích hòa hạ thổ
Thùy tri bàn trung xan
Lạp lạp giai tân khổDịch nghĩa:
Cày ruộng buổi đang trưa
Mồ hôi rơi xuống đất
Ai hay cơm trên mâm
Từng hạt, từng hạt đều cay đắng
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Chợ Chùa
- Tên một ngôi chợ nằm ở địa bàn xã Tam Quang, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Tương truyền, tại làng Quảng Phong (tức thôn 5 xã Tam Quang hiện nay) có một người làm nhũ mẫu cho vua Gia Long, sau này thể theo ý nguyện của bà, vua cho lập ngôi chùa để bà thờ tự khói hương. Ngày ấy chùa được người địa phương gọi là chùa Bà Vú, trong sử sách ghi lại là chùa Quảng Phong. Sau đó ít lâu, người dân địa phương họp chợ ngay tại sân bãi cạnh chùa, bèn lấy tên chùa làm tên chợ là chợ Quảng Phong, sau dần dần gọi tắt là chợ Chùa.
-
- Chợ Vạn
- Tên một ngôi chợ là trung tâm mua bán ngày xưa của phủ Tam Kỳ, nay là thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Tên "Chợ Vạn" đôi khi còn được dùng để chỉ Tam Kỳ.
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Yếm
- Trang phục mặc trong của phụ nữ ngày xưa. Yếm là một tấm vải hình thoi hoặc hình vuông có sợi dây để quàng vào cổ và buộc vào sau lưng, dùng để che ngực, thường được mặc chung với áo cánh và áo tứ thân. Trong ca dao ta thường gặp hình ảnh yếm đào hay yếm thắm, cùng có nghĩa là yếm màu đỏ.
-
- Áo yếm đeo bùa
- Một kiểu áo của phụ nữ ngày xưa. Người mặc yếm đeo thêm một cái bùa nhỏ, vừa để làm đẹp vừa có ý nghĩa tâm linh.
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Cu gáy
- Một loài chim bồ câu, lông xám, bụng và đầu có phớt hồng, lưng và quanh cổ có chấm đen như hạt cườm.
-
- Dao lá trúc
- Dao sắc bén và mỏng như lá trúc.
-
- Địt
- Từ tục chỉ hành động nam nữ giao cấu với nhau (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Tri âm
- Bá Nha đời Xuân Thu chơi đàn rất giỏi, thường phàn nàn thiên hạ không ai thưởng thức được tiếng đàn của mình. Một lần Bá Nha đem đàn ra khảy, nửa chừng đàn đứt dây. Đoán có người rình nghe trộm, Bá Nha sai lục soát, bắt được người đốn củi là Tử Kỳ. Tử Kỳ thanh minh rằng nghe tiếng đàn quá hay nên dừng chân thưởng thức. Khi Bá Nha ngồi gảy đàn, tâm trí nghĩ tới cảnh non cao, Tử Kỳ nói: Nga nga hồ, chí tại cao sơn (Tiếng đàn cao vút, ấy hồn người ở tại núi cao). Bá Nha chuyển ý, nghĩ đến cảnh nước chảy, Tử Kỳ lại nói: Dương dương hồ, chí tại lưu thủy (Tiếng đàn khoan nhặt, ấy hồn người tại nơi nước chảy). Bá Nha bèn kết bạn với Tử Kỳ. Sau khi Tử Kỳ chết, Bá Nha đập vỡ đàn mà rằng "Trong thiên hạ không ai còn được nghe tiếng đàn của ta nữa." Do tích này, hai chữ tri âm (tri: biết, âm: tiếng) được dùng để nói về những người hiểu lòng nhau.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thức nhấp
- Thức ngủ, tỉnh giấc (từ cũ). Cũng viết là thức nhắp.
-
- Mút
- Ở đầu tận cùng của một vật có độ dài.
-
- Kèo
- Thanh bằng tre hay gỗ từ nóc nhà xuôi xuống đỡ các tay đòn hay xà gỗ.
-
- Cá đối
- Một loại cá có thân tròn dài, dẹt, vảy tròn, màu bạc. Cá đối được chế biến nhiều món ăn ngon, hấp dẫn như cá đối nướng, cá đối chiên, cá đối kho dưa cải, cháo cá...
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).