Cá lẹp mà kẹp rau mưng
Dị bản
Cá lẹp kẹp với lộc mưng
Chồng ăn một miếng, vợ trừng mắt lênMắm lẹp mà kẹp lộc mưng
Ông ăn to miếng, bà trừng mắt lên
Cá lẹp kẹp với lộc mưng
Chồng ăn một miếng, vợ trừng mắt lên
Mắm lẹp mà kẹp lộc mưng
Ông ăn to miếng, bà trừng mắt lên
Bần gie đóm đậu sáng ngời
Rạch Gầm, Xoài Mút muôn đời oai linh.
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Chừng nào chim nọ lìa cành
Cá kia lìa biển anh đành lìa quê
Đêm nghe tiếng trống đổ hồi
Nghĩ thương đất nước ai bồi ai khơi!
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan
(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)
Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
Xem vở cải lương Tiếng sóng Rạch Gầm.
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
Đọc thêm truyện Bắt cá chốt của tác giả Trần Văn.