Dù ai béo bạo như tru
Về đất Kẻ Ngù cũng tóm như dam
Ai mà gầy tóm như dam
Về đất nhà Chàng, cũng béo như tru
Tìm kiếm "Hương Tích"
-
-
Ai về Nhượng Bạn thì về
-
Nhượng Bạn gần bể, kề non
Nhượng Bạn gần bể, kề non
Không gian cũng khá lại khôn con người. -
Về coi đồng Mía, cồn Trăm
-
Ai về khe Mọ cùng đi
-
Muốn về Hòa Đại, Hiệp Luông
-
Thanh niên Cổ Nhuế xin thề
-
Đào Nhật Tân, phân Cổ Nhuế
-
Gạo cơm Ba Thắc thơm ngon
-
Đất Thần kinh trai hiền gái lịch
Đất Thần Kinh trai hiền gái lịch
Non xanh nước biếc, điện ngọc đền rồng
Tháp bảy tầng, miếu Thánh, chùa Ông
Chuông khua Diệu Đế, trống rung Tam Toà
Cầu Tràng Tiền mười hai nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bìnhDị bản
Cầu Trường Tiền sáu nhịp bắc qua
Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ đợi khúc âu ca thái bình
-
Tháng ba cơm gói ra Hòn
-
Tháng giêng là tháng ăn chơi
-
Vạn Vân có bến Thổ Hà
-
Quan làng Sọ như lọ Thổ Hà
-
Ai về Hậu Lộc, Phú Điền
-
Gặp nhau một chút nên duyên
Gặp nhau một chút nên duyên
Xin mời bên đó cất lên cùng hò -
Hò chơi bên gái, bên trai
Hò chơi bên gái, bên trai
Xin cùng cô bác đừng ai nghi ngờ -
Ai về Thọ Lão hát chèo
-
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
-
Hỡi cô đội nón ba tầm
Chú thích
-
- Bạo
- Khỏe (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Trung Lễ
- Tên nôm là Kẻ Ngù, một làng nay là xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Xưa kia đời sống của nhân dân ở đây rất cơ cực.
-
- Tóm
- Tóp, gầy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Dam
- Còn gọi là dam, tên gọi ở một số địa phương Bắc Trung Bộ của con cua đồng.
-
- Chàng Sơn
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chàng Sơn, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Nhượng Bạn
- Một làng cá đã hơn một trăm năm tuổi, nay thuộc xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Dân ở đây không chỉ có tài ra khơi vào lộng, đánh cá giỏi mà còn có nghề chế biến mắm ruốc nổi tiếng. Nhượng Bạn có nghĩa là “bờ đất nhường” bắt nguồn từ truyền thuyết về đời Trần: Hồi ấy vì làng bị lấn chiếm, bà cung nhân Hoàng Căn người làng này bày mẹo lập bia dựng mốc ở nơi địa giới cũ, ít lâu sau phát đơn kiện kêu quan và đã giành lại được phần đất bị lấn chiếm.
Vào ngày 8/4 âm lịch hằng năm, ở đây có lễ hội cầu ngư, từ ngày rằm đến 30/6 lại có hội đua thuyền.
-
- Đồng Mía, cồn Trăm
- Hai địa danh thuộc thôn Ngọc Điền, nay thuộc thị trấn Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
-
- Khe Mọ
- Địa danh nay thuộc xã Thanh Hương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
-
- Rú ri
- Rừng rú (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Hòa Đại
- Tên một làng nay thuộc xã Cát Hiệu, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Hiệp Luông
- Địa danh thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
-
- Truông Ba Gò
- Một vùng đất rộng khoảng 500 mẫu Trung Bộ, hoang vu rậm rạp (Văn học dân gian, tập 1, NXB Văn Học 1977).
-
- Cổ Nhuế
- Tên Nôm là kẻ Noi, một làng thuộc Thăng Long xưa, nay là xã thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội. Làng Cổ Nhuế ngày xưa có truyền thống thâm canh lúa và hoa màu giỏi, đồng thời có nghề may từ đầu thế kỉ 20. Làng cũng có nghề hót phân rất độc đáo, tới mức trong đền thờ Thành Hoàng, người ta thờ đôi quang và chiếc đòn gánh cùng hai mảnh xương trâu cầm tay (những công cụ hót phân).
Đọc thêm "Nghề hót phân trên đời là nhất!".
-
- Sọt
- Đồ đựng đan bằng tre hoặc nứa, có mắt thưa.
-
- Nhật Tân
- Tên một ngôi làng cổ, nay là một phường thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội. Nhật Tân nổi tiếng với nghề trồng đào cảnh.
-
- Ba Thắc
- Tên của một địa danh ở miền Nam, xuất phát từ chữ Bassac trong tiếng Khmer. Hiện có ba cách giải thích về địa danh này:
1. Vùng đất ngày xưa thuộc địa phận của Campuchia, người Khmer gọi là Srok Bassac. Vùng đất này kéo dài từ Châu Đốc xuống Cà Mau hiện nay.
2. Tên gọi khác của sông Hậu (người Khmer gọi là Tonlé Bassac).
3. Tên gọi một trong ba cửa biển của sông Hậu, bao gồm Tranh Đề, Định An và Ba Thắc. Cửa Ba Thắc đã bị đất bồi từ khoảng thập niên 1970 nên không còn nữa.
-
- Hòn Rái
- Một hòn đảo địa bàn xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang, là một hòn đảo độc lập nằm trong vịnh Thái Lan, cách bờ biển Kiên Giang khoảng 25 km. Trước đây đảo có tên là Thát Dự, nhưng do trên đảo trồng nhiều cây rái nên gọi là Hòn Rái, Hòn Sơn hay Hòn Sơn Rái (Cũng có ý kiến cho rằng khi người Pháp tìm ra hòn đảo này đã đặt tên là hòn Sơn Rái, vì nhìn từ trên máy bay xuống giống như con rái cá đang bơi giữa biển). Tại đây có nghề làm nước mắm truyền thống rất nổi tiếng, đến mức trở thành "thương hiệu" nước mắm Hòn.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Tháp Phước Duyên
- Ngọn tháp nằm trong quần thể thắng tích cố đô Huế, là biểu tượng nổi tiếng gắn với chùa Thiên Mụ, nên còn được gọi là tháp Thiên Mụ hay tháp Linh Mụ. Tháp được xây năm 1844, cao 21m, có bảy tầng, tám mặt, chỉ sử dụng nguồn vật liệu thuần tuý bản địa: đá Thanh, gạch Bát Tràng, gạch hoa tráng men Long Thọ, ngói thanh lưu ly và hoàng lưu ly, cùng một ít sắt, đồng, gỗ.
-
- Văn Thánh
- Văn miếu Huế, một công trình được xây dựng vào năm 1808 dưới triều Gia Long. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế. Ngoài việc thờ Khổng Tử, Văn miếu còn thờ Tứ Phối: Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư và Mạnh Tử, cùng Thập Nhị Triết và những người có công phát triển Nho giáo.
-
- Chùa Thuận Hóa
- Xưa tên chùa Ông, thờ Quan Công, nằm bên cạnh chùa Thiên Mụ (thực ra là một công trình phụ của chùa Thiên Mụ). Dưới thời vua Thiệu Trị, chùa được dời về gần chùa Diệu Đế, sau được đổi tên thành chùa Thuận Hóa và thờ thêm Phật.
-
- Diệu Đế
- Tên một ngôi chùa nằm bên bờ sông Đông Ba, nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên cảnh quan rất đẹp, vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 triều đình Huế cho tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự.
-
- Viện cơ mật
- Cơ quan đặc trách tham khảo những vấn đề đặc biệt nghiêm trọng và bí mật, nhất là về quân sự, đứng đầu gồm bốn vị đại thần từ tam phẩm trở lên. Viện được thành lập sau vụ Lê Văn Khôi nổi loạn. Thời vua Duy Tân, viện được đổi tên thành phủ Phụ Chính. Do những biến cố lịch sử, viện bị di dời nhiều lần, cuối cùng chuyển về chùa Giác Hoàng, họp cùng với tòa Giám sát (của Pháp) và Trực Phòng các bộ nên gọi chung là Tam tòa.
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Nhịp cầu
- Khoảng cách giữa hai trụ cầu và mố cầu liền nhau.
-
- Cồn Hến
- Tên chữ là cồn Thanh Long, vùng đất bồi nằm ở giữa sông Hương, phía bên trái Kinh thành Huế, chia sông Hương chảy qua đoạn này thành hai nhánh. Nhánh phía đông chảy qua phường Vĩ Dạ. Nhánh phía Tây chảy qua các phường Phú Cát, Phú Hiệp. Cồn Hến có tên gọi như vậy vì dân trên cồn trước đây chủ yếu làm nghề cào hến.
-
- Cồn Dã Viên
- Cũng gọi là cồn Giã Viên, một hòn đảo nhỏ giữa dòng sông Hương, nằm phía tây nam kinh thành Huế. Cồn Dã Viên cùng với Cồn Hến ở phía đông nam thành Huế là hai nhân tố địa lý phong thủy tạo nên thế “Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ” chầu hai bên kinh thành.
-
- Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ
- Đầy đủ là "Tả Thanh Long, hữu Bạch Hổ, tiền Chu Tước, hậu Huyền Vũ," nghĩa là bên trái có rồng xanh, bên phải có hổ trắng, phía trước có chim sẻ đỏ (phượng hoàng), phía sau có rùa đen. Đây là một khái niệm về địa thế đẹp trong phong thủy, đồng thời cũng thường gặp trong các công trình điêu khắc có ý nghĩa tâm linh.
-
- Âu ca
- Cùng ca hát vui vẻ (từ chữ Hán: âu 謳 nghĩa là cùng cất tiếng, và ca 歌 là hát, ngâm).
-
- Hòn Chông
- Một địa danh trước đây là một hòn đảo thuộc địa bàn xã Bình An, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, dần về sau dính vào đất liền mà thành núi. Có tên gọi như vậy vì núi này bao gồm nhiều tảng đá nhọn, trông xa như một bàn chông. Hiện nay đây là một thắnh cảnh có tiếng của tỉnh Kiên Giang.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hang Mai
- Có ý kiến cho rằng đây là tên của cái hang nằm trên núi Hòn Chông, trong có ngôi chùa Hải Sơn Tự, tục gọi là chùa Hang. Tuy nhiên, trong cuốn phóng sự Đồng Quê, giải thưởng hội Khuyến Học Cần Thơ năm 1943, tác giả Phi Vân lại viết: Mai [nghĩa là] khỉ... Hang Mai tức là hang của loài khỉ. Kinh Hang Mai ở làng Khánh Lâm, Cà Mau, bắt đầu từ kinh Biện Nhi trổ ra Tiểu Dừa.
-
- Nằm bãi
- Ra bờ biển nằm đợi bắt đồi mồi cái lên đẻ trứng.
-
- Làng Vân
- Cũng gọi là Vạn Vân, tên dân gian của làng Vân Xá, nay thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Làng Vân nổi tiếng với rượu Làng Vân, loại rượu nấu bằng gạo nếp cái hoa vàng với men rượu bí truyền.
Rượu làng Vân lung linh men ngọt
Mắt cô nàng lúng liếng, đong đưa
Những chàng trai say suốt cả mùa
(Hà Nội, phố - Phan Vũ).
-
- Thổ Hà
- Một ngôi làng thuộc xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, có nghề truyền thống là làm gốm, nung vôi và làm bánh đa nem.
-
- Đá nát nung vôi
- Vôi cục được làm từ đá vôi bằng cách bỏ vào lò nung. Vôi ăn trầu được làm từ vôi cục hòa với nước (vôi tôi) để lâu. Theo tục ăn trầu, vôi càng nồng càng ngon.
-
- Phù Lỗ
- Tên Nôm là làng Sọ, một ngôi làng nay thuộc địa phận xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Tại đây có đền Sọ, thờ hai anh em Trương Hống, Trương Hát, hai danh tướng của Triệu Quang Phục, tức Triệu Việt Vương sau này.
-
- Phú Điền
- Tên một làng nay thuộc xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Tại đây có đền Bà Triệu, được xây dựng vào thế kỷ thứ 3 để tưởng nhớ công ơn nữ anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, người đã có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Ngô.
-
- Bà Triệu
- Tên gọi dân gian của Triệu Quốc Trinh, nữ anh hùng dân tộc, thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại ách thống trị của nhà Ngô (Trung Quốc) vào năm 248. Theo truyền thuyết, mỗi khi ra trận bà cưỡi con voi trắng một ngà, tự tay đánh cồng để khích lệ tinh thần quân sĩ. Quân Ngô khiếp sợ trước uy bà, có câu:
Hoành qua đương hổ dị
Đối diện Bà vương nan(Vung giáo chống cọp dễ
Giáp mặt vua Bà khó)Theo Việt Nam sử lược, sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, Bà Triệu đã tuẫn tiết trên núi Tùng (xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) vào năm Mậu Thìn (248), lúc mới 23 tuổi.
-
- Thọ Lão
- Một làng nay thuộc địa phận xã Hoàng Tây, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, được xem là vùng đất "chèo nòi."
-
- Chèo
- Một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian tiêu biểu của nước ta, nhất là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ. Người sáng lập chèo là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung nhà Đinh vào thế kỷ 10. Chèo dùng cách nói ví von luyến láy, thường có nội dung lấy từ các truyện cổ tích, truyện nôm, mô tả cuộc sống của người dân. Nhạc cụ được dùng trong chèo gồm đàn nguyệt, đàn nhị, đàn bầu, các loại trống, chũm chọe...
Xem vở chèo Hề cu Sứt do nghệ sĩ Xuân Hinh trình diễn.
-
- Thúy Kiều
- Nhân vật chính trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúy Kiều là một người con gái tài sắc vẹn toàn, vì bán mình chuộc cha mà phải trải qua mười lăm năm lưu lạc, gặp nhiều đắng cay khổ sở, "thanh lâu hai lượt thanh y hai lần," cuối cùng mới được đoàn viên cùng người tình là Kim Trọng.
-
- Làng Khuốc
- Một làng nay là xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, cùng với với Hà Xá (Hưng Hà) và Sáo Diền (Vũ Thư) là những chiếng chèo nổi tiếng của Thái Bình. Những năm đầu thế kỷ thứ 19, có lúc trong làng có đến 15 gánh hát chèo. Chèo diễn quanh năm suốt tháng, không chỉ được biểu diễn ở trong làng mà gánh hát chèo còn đi đến các vùng miền khác biểu diễn phục vụ nhân dân. Trong tổng số 151 làn điệu và ca khúc chèo thì riêng các phường chèo Thái Bình đã chiếm 30 ca khúc và bốn kiểu hát nói. Trong số 155 nghệ sỹ chèo là người Thái Bình trong các đoàn chèo cả nước thì riêng làng Khuốc có 50 người.
-
- Nón quai thao
- Còn gọi là nón ba tầm, nón thúng, một loại nón xưa của phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Nón làm bằng lá gồi hoặc lá cọ, mặt nón rộng 70 - 80 cm, hình bánh xe, đỉnh bằng, có vành cao độ 10 - 12 cm. Mặt dưới nón gắn một vành tròn vừa đầu người đội, gọi là khua. Quai nón dài, khi đội thì thả võng đến thắt lưng, người đội dùng tay giữ quai. Quai nón làm bằng từ một 1 tới 8 dây thao đen kết bằng tơ, chỉ, ngoài bọc tơ dệt liên tục. Đời nhà Trần, nón này được cải tiến cho cung nữ đội và gọi là nón thượng.
-
- Yên Phụ
- Tên cũ là Yên Hoa, một làng cổ nằm ven Hồ Tây, có nghề nuôi cá cảnh và nghề làm hương đốt. Nay là phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Ô Yên Phụ nằm ở làng là một trong năm cửa ô nổi tiếng từ thời xưa của Hà Nội.
-
- Yên Quang
- Tên làng nay là khu vực đầu phố Cửa Bắc đến đền Quán Thánh, Hà Nội, nằm về phía nam hồ Trúc Bạch.