Đạo cang thường không phải như cá tôm
Đang mua mớ nọ lại chồm mớ kia
Tìm kiếm "trưởng"
-
-
Ban mai ra đứng trông mây, thấy mây giăng mất chỗ
-
Trống quân em lập lên đây
-
Nhớ anh đi ra đi vô
Nhớ anh đi ra đi vô
Gan teo từng đoạn, con mắt mờ kéo mây -
Giấu đầu lại hở cánh tay
Giấu đầu lại hở cánh tay
Thà rằng thú thực con này cho xong! -
Trống quân, trống quýt, trống còi
Trống quân, trống quýt, trống còi
Ta chẳng lấy nó, nói đòi lấy ta
Trống quân anh đánh nhịp ba
Lúc vào nhịp bảy, lúc ra nhịp mười -
Dang tay khoát bạn: khoan thương
Dang tay khoát bạn: khoan thương!
Ta không phải nghĩa cang thường với bạn đâu -
Anh ơi giữ đạo tam cang
Anh ơi giữ đạo tam cang
Dù sanh dù tử cũng giữ cho toàn trước sau
Anh ơi đừng có ham giàu
Tỉ như con chim kêu núi Bắc, con cá sầu biển Đông
Có duyên thì vợ thì chồng
Không duyên ở vậy lập vườn hồng trồng hoa
Hỡi người bạn cũ gần xa
Ham nơi phú quý bỏ nghĩa ta sao đành -
Anh đi đâu đi có một mình
Anh đi đâu đi có một mình
Cho em đi với kẻo tình nhớ thương -
Trống quân em đánh nhịp ba
Trống quân em đánh nhịp ba
Em đánh nhịp bảy, nó ra nhịp mười
Anh nào có vợ thì thôi
Anh nào chưa vợ thì chơi kẻo già -
Trống quân, trống quít, trống còi
Trống quân, trống quít, trống còi
Em bao nhiêu tuổi em đòi lấy Tây
Lấy Tây chẳng được bao ngày
Nó về nước nó, em nay không chồng -
Khăn nâu áo vải là thường
-
Tai nghe trống điểm dưới ao
-
Đã đi đến chốn thì chơi
-
Tôi xin các bác giãn ra
-
Cũng nhờ đôi bác đôi bên
Cũng nhờ đôi bác đôi bên,
Mỗi người mỗi tiếng, mới nên can thường -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chung ăn chung mặc, không ai chung cặc bao giờ
Chung ăn chung mặc, không ai chung cặc bao giờ
Dị bản
-
Đồn đây có tiếng cờ cao
-
Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
-
Sông Thương nước chảy hai kì
Chú thích
-
- Cương thường
- Cũng đọc là cang thường, cách nói tắt của tam cương ngũ thường, một khái niệm về đạo lí của Nho giáo trong chế độ phong kiến dành cho nam giới. Tam cương nghĩa là ba giềng mối (cương là đầu mối của lưới, nắm được cương thì các mắt lưới sẽ giương lên), gồm có quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), và phu phụ (chồng vợ). Ngũ thường (năm đức tính phải có) gồm: Nhân (đức khoan dung), lễ (lễ độ), nghĩa (đạo nghĩa), trí (trí tuệ) và tín (lòng thành thật).
Trong ca dao - dân ca, đạo cang thường thường dùng để chỉ tình cảm vợ chồng.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Hát trống quân
- Hình thức sinh hoạt ca hát giao duyên phổ biến ở các tỉnh đồng bằng và trung du Việt Nam, kể từ Thanh Hóa trở ra Bắc. Hát trống quân ở mỗi địa phương có khác nhau về làn điệu, lối hát và thời điểm hát, nhưng đều mang một số điểm chung như: những người tham gia chia thành hai bên "hát xướng" và "hát đáp", lời ca thường mang tính ứng đối, sử dụng trống dẫn nhịp gọi là "trống thùng", giữa những câu đối đáp có đoạn ngừng gọi là "lưu không".
Hát trống quân thường được tổ chức vào rằm tháng bảy, tháng tám âm lịch, ngoài ra còn được tổ chức hát thi vào những ngày hội. Trong những ngày mùa, vào chiều tối, những người thợ gặt ở nơi khác đến thường tổ chức hát với nhau hoặc với trai gái trong làng.
Xem phóng sự Hát trống quân - Nét dân ca của đồng bằng Bắc Bộ.
-
- Luân thường
- Phép tắc đạo đức của Nho giáo phong kiến, qui định hành động hằng ngày của người ta.
-
- Cờ tướng
- Một trò chơi cờ rất phổ biến ở Trung Quốc và Việt Nam. Hai người chơi điều khiển hai nhóm quân (thường có màu xanh-đỏ hoặc trắng-đen), mỗi nhóm có các quân Tướng, Sĩ, Tượng (có nơi gọi là Bồ), Xe, Pháo, Mã, Tốt, đi theo lượt, mỗi quân có cách đi khác nhau. Nếu quân Tướng của bên nào bị "chiếu bí," nghĩa là không còn nước đi, thì bên ấy thua cuộc.
Ngoại trừ cách chơi này, người ta cũng nghĩ ra một số biến thể của cờ tướng như cờ mù, cờ thế, cờ người, chấp...
-
- Nhất niên nhất lệ
- Mỗi năm (chỉ có) một lần.
-
- Hàm tiếu
- Nụ cười chúm chím (hàm nghĩa là ngậm trong mồm, tiếu là nụ cười).
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lưu Nguyễn
- Lưu Thần và Nguyễn Triệu. Xem chú thích Thiên Thai.
-
- Hoành
- Ngang, cầm/đi ngang (từ Hán Việt).
-
- Chẳng thương cũng làm đò cúm núm
- Theo sách Tục ngữ, cổ ngữ, gia ngôn của Huình Tịnh Của: Có ý nói về sự dâu rể ở với hai bên cha mẹ, không nên tỏ sự giận ghét, kẻo mất sự hiếu thảo thuận hòa, nghĩa là có không ưa cũng phải để bụng; về sự con cái ở cùng cha mẹ cũng vậy.
-
- Sông Thương
- Còn có tên là sông Nhật Đức, xưa còn gọi là sông Nam Bình, sông Lạng Giang, sông Long Nhỡn, một con sông lớn ở miền Bắc. Sông bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân Thuỷ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, chảy qua các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương rồi đổ vào sông Thái Bình. Sông Thương có hiện tượng "nước chảy đôi dòng" do hiện tượng nhập giang của sông Sim mang nhiều phù sa đục vào dòng chính trong xanh, tạo thành hai dòng chảy song song không hòa với nhau.
Nghe ca khúc Con thuyền không bến của nhạc sĩ Đặng Thế Phong, có nhắc đến sông Thương.