Tìm kiếm "mặt biển"

Chú thích

  1. Nông Cống
    Tên một huyện nằm ở phía Nam tỉnh Thanh Hóa, trước đây còn có tên là Tư Nông.
  2. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  3. Ba Bị
    Hình ảnh xấu xí, đáng sợ mà người lớn thường đem ra để dọa trẻ con. Theo nhà nghiên cứu An Chi, cái tên "Ba Bị" xuất phát từ người ăn xin: cái bị là đồ nghề ăn xin. Cả câu "Ba bị chín quai, mười hai con mắt" mô tả một người ăn xin mang ba cái bị, mỗi bị có chín cái quai và bốn con mắt (mắt: lỗ hở, khe hở đều đặn ở các đồ đan).

    Ông Ba Bị

  4. Cheo
    Khoản tiền nhà trai nạp cho làng xã bên nhà gái khi làm lễ dạm hỏi theo tục lệ xưa.
  5. Quang Trung Nguyễn Huệ
    (1753 – 1792) Người anh hùng áo vải của dân tộc ta, người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai vương triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử, với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

  6. Lê Hiển Tông
    Vị hoàng đế áp chót của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có tên húy là Lê Duy Diêu, sinh năm 1717 và mất năm 1786, trị vì từ năm 1740 - sau khi chúa Trịnh đương thời là Trịnh Doanh ép vua Lê Ý Tông nhường ngôi cho ông - đến năm 1786 mất vì bạo bệnh. Ông làm vua được 47 năm, thọ 70 tuổi, là vị vua giữ ngôi lâu nhất và là vua thọ nhất của nhà Hậu Lê. Các nhà sử học đời sau đánh giá ông là vị vua nhu nhược, điển hình cho các vua Lê thời trung hưng - luôn nhẫn nhục chịu đựng để được yên vị.
  7. Bài này liên hệ đến cuộc tiến quân ra Bắc Hà "phù Lê diệt Trịnh" của Nguyễn Huệ năm 1786.
  8. Bồng bồng
    Bồng khoai, có nơi gọi là dải khoai, ngó khoai - một phần mọc ra từ rễ của cây khoai ngứa (giống khoai thường trồng dưới nước, ven bờ ao hồ, để lấy thân và lá nấu cám cho lợn ăn). Khi dùng bồng bồng để nấu canh cho người ăn, trước hết phải ngắt ra từng đoạn ngắn rồi ngâm nước muối cho hết ngứa.

    Canh bồng nấu tôm

  9. Có bản chép: sớm hôm.
  10. Đặng Thị Huệ
    Vợ chúa Trịnh Sâm thời Lê trung hưng. Bà là một giai nhân tuyệt sắc bậc nhất của phủ chúa Trịnh. Được chúa Trịnh Sâm sủng ái và yêu chiều, bà tham gia vào chính sự, rất lộng hành, làm nhiều việc càn rỡ gây nên nhiều biến động trong triều đình.

    Thuở hàn vi Đặng Thị Huệ làm nghề hái chè, nên dân gian gọi là bà Chúa Chè.

  11. Chúa
    Chủ, vua.
  12. Nghè
    Một hình thức của đền miếu. Nghè có thể là nơi thờ thành hoàng ở làng nhỏ được tách ra từ làng gốc, cũng có thể là một ngôi đền nhỏ ở một thôn nhằm thuận tiện cho dân sở tại trong sinh hoạt tâm linh khi ngôi đền chính của làng xã khó đáp ứng nhu cầu thờ cúng thường nhật.

    Nghè La ở thôn Nam Thành, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, TP. Bắc Giang

    Nghè La ở thôn Nam Thành, xã Trí Yên, huyện Yên Dũng, TP. Bắc Giang

  13. Nỏ
    Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
  14. Sen
    Loài cây mọc dưới nước, thân hình trụ, lá tỏa tròn, cuống dài. Hoa to, màu trắng hay đỏ hồng, có nhị vàng.

    Hoa sen trắng

    Hoa sen trắng

  15. Dưa hồng
    Dưa hấu non. Gọi vậy vì dưa hấu non có ruột màu hồng nhạt (hường) chứ chưa đỏ như khi dưa chín.
  16. Sâm Cao Ly
    Loại sâm do nước Cao Ly (Triều Tiên ngày nay) trồng và sản xuất. Sâm Cao Ly từ xưa đã nổi tiếng là một vị thuốc quý.

    Củ sâm

    Củ sâm

  17. Sắc thuốc
    Sắc nghĩa là làm cho keo, đậm lại. Sắc thuốc là đun thuốc Bắc hoặc thuốc Nam với lượng nước lúc đầu khoảng ba chén, sau khi sôi thật lâu để thuốc ra hết chất và nước chỉ còn khoảng một chén, vừa uống.
  18. Ngưu Hoàng
    Một loại thuốc trong Đông y, được xếp vào hạng quý nhất. Ngưu Hoàng là một loại sỏi kết thành trong mật một con trâu (ngưu) bị ốm, có tác dụng an thần, chống co giật, hạ sốt...

    Ngưu Hoàng

    Ngưu Hoàng

  19. Ga chó đòi
    Gà chó đuổi. Đây là một cách nói ở Bắc Trung Bộ để chỉ thái độ hốt hoảng.