Những bài ca dao - tục ngữ về "vua Lê":

Chú thích

  1. Vua Lê chúa Trịnh
    Một thời kì trong lịch sử nước ta, kéo dài từ năm 1545, khi Trịnh Kiểm thâu tóm toàn bộ binh quyền nhà Lê, cho đến năm 1786, khi quân Tây Sơn kéo ra Bắc đánh Thăng Long "phù Lê diệt Trịnh." Trong giai đoạn này mặc dù nhà Lê trên danh nghĩa vẫn tồn tại, nhưng thực chất quyền hành nằm cả trong tay các chúa Trịnh. Quan hệ vua Lê-chúa Trịnh thật ra là quan hệ cộng sinh: Vua Lê muốn tồn tại được phải nhờ cậy vào thế lực của chúa Trịnh; ngược lại, Chúa Trịnh muốn tiêu diệt được các đối thủ của mình cũng phải dựa vào “cái bóng” của vua Lê.
  2. Khôn
    Khó mà, không thể.
  3. Quang Trung Nguyễn Huệ
    (1753 – 1792) Người anh hùng áo vải của dân tộc ta, người lãnh đạo phong trào Tây Sơn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài giữa hai vương triều chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chúa Trịnh ở Đàng Ngoài. Ông là một trong những nhà chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử, với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào.

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

    Tượng đài hoàng đế Quang Trung - Nguyễn Huệ

  4. Lê Hiển Tông
    Vị hoàng đế áp chót của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam. Ông có tên húy là Lê Duy Diêu, sinh năm 1717 và mất năm 1786, trị vì từ năm 1740 - sau khi chúa Trịnh đương thời là Trịnh Doanh ép vua Lê Ý Tông nhường ngôi cho ông - đến năm 1786 mất vì bạo bệnh. Ông làm vua được 47 năm, thọ 70 tuổi, là vị vua giữ ngôi lâu nhất và là vua thọ nhất của nhà Hậu Lê. Các nhà sử học đời sau đánh giá ông là vị vua nhu nhược, điển hình cho các vua Lê thời trung hưng - luôn nhẫn nhục chịu đựng để được yên vị.
  5. Bài này liên hệ đến cuộc tiến quân ra Bắc Hà "phù Lê diệt Trịnh" của Nguyễn Huệ năm 1786.