– Em có chồng chưa, xin thưa cho thiệt
Đừng để anh lầm tội nghiệp lắm em!
– Em chửa có chồng, anh đừng nghi ngại,
Chẳng tin tới nhà hỏi lại trước sau.
Có nón ai lại đi dầu
Có chồng ai nỡ đi đâu một mình.
Tìm kiếm "dầu cha"
-
-
Em ơi em ngủ cho yên
-
Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Rủ nhau bước xuống ruộng vàng
Nơi lộng tiếng hát, nơi vang tiếng cười
Những trông lúa chín mà vui
Bông ngã bông cúi, bông thời gió lay
Lưỡi liềm bán nguyệt cầm tay
Lúa vàng nghìn gốc, muôn cây thu về
Bõ khi mưa nắng dãi dề
Bõ công dậy sớm, thức khuya bấy chầy
Trồng cây ăn quả có ngày
Đất kia đâu phụ công này mà lo -
Từ ngày em về nhà này
Từ ngày em về nhà này
Tưởng ngày một khá, hóa ngày một hư
Đi chợ ăn những quà trừ
Đi tắm mất váy khư khư chạy về
Nấu cơm trên sống dưới khê
Đủ cả tứ bề như thể cháo hoa
Bữa ăn nồi bảy nồi ba
Quanh năm ngày tháng chẳng ra đồng nào
Rửa bát ngủ gật cầu ao
Ngủ trưa chồng gọi kêu sao nhức đầu
Ăn nói cảu nhảu càu nhàu
Sai em rinh nước đổ vào tàu khoai
Việc ăn em chẳng kém ai
Hễ mó đến gánh thì vai sứt hờ
Việc làm chểnh mảng thờ ơ
Lại thêm một chút làm thơ với chồng. -
Người sao kiệu bạc, ngai vàng
Người sao kiệu bạc ngai vàng
Người sao cuối chợ đầu làng kêu ca
Người sao đệm thắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la suốt ngày
Người sao chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi thân thây bẽ bàng
Người sao võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người sao năm thiếp bảy thê
Người sao côi cút sớm khuya chịu sầu
Người sao kẻ quạt người hầu
Người sao nắng dãi mưa dầu long đong
Trời ơi! Trời ở bất công!Dị bản
Người thì kiệu bạc đai vàng
Người sao đầu chợ cuối đàng kêu ca
Người thì đệm gắm chiếu hoa
Người sao ngồi đất lê la tối ngày
Người thì chăn đắp, màn quây
Người sao trần trụi khố dây bẽ bàng
Người thì võng giá nghênh ngang
Người sao đầu đội vai mang nặng nề
Người thì ăn mặc phủ phê
Người sao đói rách, ê chề tấm thân.
-
Bần thần không biết thương ai
-
Lính thú thời xưa
-
Tôi Đà Phật, nàng A men
Tôi Đà Phật, nàng A men
Hai ta tôn giáo cách hai miền xa xăm
Bỗng đâu gió bão mưa dầm
Để tôi buộc mối đồng tâm với nàng
Thế là đeo lấy dở dang
Bỏ nhau chẳng được, sang ngang không thuyền
Biết rằng duyên lỡ làng duyên
Trăm năm để lại một thiên hận tình
Bảo cho những kẻ đầu xanh
Đến nơi đến tháng cầu kinh thì cầu
Đừng mơ những việc đâu đâu
Mà vương phải kiếp cú sầu vạn niên -
Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu
Chim khôn đỗ ngọn thầu dầu,
Khi vui nó đậu, khi sầu nó bay.
Tình thâm mong trả nghĩa dày,
Non kia có chắc cội này cho chăng?
Ngày xưa tôi dạy người rằng:
Đâu hơn người lấy, đâu bằng đợi tôi.
Đã đành có chốn thì thôi,
Đèo bòng chi mãi, tội trời ai mang?
Nghe lời người nói tâm can,
Tình càng thảm thiết, dạ càng ngẩn ngơ.
Công tôi đi đợi về chờ,
Sao người ăn nói lững lờ như không. -
Ai về ngoài Huế cho tôi nhắn với ông thợ rèn
Ai về ngoài Huế cho tôi nhắn với ông thợ rèn
Rèn cho tôi một trăm cái đục
Một chục cái chàng
Về tôi đốn một cây huỳnh đàn
Tôi cưa làm tư, tôi xẻ làm tám
Tôi đóng một cái thang một trăm ba mươi sáu nấc
Bắc từ dưới đất lên trời
Hỏi thăm duyên nợ đổi dời về đâuDị bản
-
Vè đi ở
Tóc quăn chải lược đồi mồi
Chải đứng chải ngồi, quăn vẫn hoàn quăn
Nên thì tớ ở tớ ăn
Không nên tớ giã đầu quăn tớ về.
Tháng năm công việc ê hề
Thằng ở ra về, chủ phải cưỡi trâu.
Giã ơn chúng bạn chăn trâu,
Tớ về đồng bãi hái dâu, chăn tằm.
Tớ ở chưa được nửa năm,
Chủ nhà mắng tớ, tớ nằm không yên … -
Vè cúp tóc
Cúp hè! Cúp hè!
Tay mặt cầm kéo
Tay trái cầm lược
Thủng thỉnh cho khéo
Bỏ cái ngu này
Bỏ cái dại này
Ăn ngay nói thẳng
Học mới từ đây
Cúp hè! Cúp hè!
Trên đường canh tân
Đừng ai ăn mặn
Đừng ai nói láo
Ngày nay ta cúp
Ngày mai ta cạo
Cúp hè! Cúp hè!
Mọi người cùng cúp
Cho sạch đầu tóc
Cho đẹp con người
Ai nấy thảnh thơi
Xóm làng trông cậy
Cúp hè! Cúp hè!
Ai đi đò dọc
Kẻ ngược người xuôi
Ai ngồi tàu suốt
Từ Bắc vô Nam
Lên ngàn xuống bể
Cúp hè! Cúp hè!
Từ sĩ đến nông
Từ công đến thương
Đi chài, dệt sợi
Trăm người như một
Bảo nhau cúp tóc
Cúp hè! Cúp hè! -
Canh khuya em thức dậy, em lau nĩa rửa dĩa, dọn bàn
Canh khuya em thức dậy, em lau nĩa rửa dĩa, dọn bàn,
Tay em san rượu chát, miệng em hát một đôi câu.
Trên lầu kia tiếng chuông đánh rộ,
Dưới nhà việc trống đổ tàn canh.
Em đây lịch sự chi đó mà đi đâu năm bảy người giành?
Giả như con cá kia ở chợ, dạ ai đành nấy muaDị bản
Canh khuya em thức dậy
Em lau đĩa, dọn bàn
Tay em san rượu chát
Miệng em hát đôi câu
Trên lầu kia tiếng chuông đánh rộ
Dưới nhà việc trống đổ tàn canh
Em đây năm bảy người giành
Như cá ở chợ, dạ ai đành nấy mua.Chiều chiều rửa dĩa lau bàn
Tay sang rượu chát
Miệng hát đôi câu
Trống trên lầu vội đổ
Trống ngoài chợ tan canh
Lịch sử làm chi ba bảy người giành
Tợ như con cá rô ở giữa chợ
Ai đành nấy mua!
-
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Đêm qua lốp đốp mưa rào
Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa
Đôi bên bác mẹ thì già
Lấy anh hay chữ để mà cậy trông
Mùa hè cho chí mùa đông
Mùa nào áo ấy cho chồng đi thi
Hết gạo em lại gánh đi
Hỏi thăm chàng học trọ thì nơi nao
Hỏi thăm phải ngõ mà vào
Vai đặt gánh gạo, miệng chào: Kìa anh … -
Trách phận (Nẫu ca)
Thân trách thân, thân sao lận đận
Mình trách mình số phận hẩm hiu
Bởi thân tui cực khổ tui eo nghèo
Nên vợ tui nó mới không ở nữa mà nó theo nẫu rồi
Em ơi chứ bây giờ em ở kìa nơi đâu
Để cho anh trông đứng trông ngồi canh khuya
Hồi nào qua Phú Lễ ăn ổi chua
Xuống Đại Lãnh uống nước ngọt, qua Hòn Chùa ăn mực nang
Bây giờ em không ngó nữa em không ngàng
Đến chồng nghèo cực khổ gian nan cơ hàn
Hồi nào em thất nghiệp em đi lang thang
Anh thấy em nữa tội nghiệp, anh di mang anh nuôi rày
Hồi nào em bán nước đá rồi anh đi may
Hai đứa mình chung sống không biết ngày mai sau
Hồi nào em bắt ốc rồi anh hái rau
Bây giờ em để lại mối sầu cho qua
Hồi nào trái chuối chín cũng cắn làm ba
Trái cam tươi cũng cắn làm bốn
Nửa trái cà cũng cắn làm năm
Bây giờ em lấy nẫu em ăn nằm
Bỏ qua hiu quạnh năm canh qua một mình
Anh bây giờ, khóe mắt sầu cứ rung rinh
Giọt lệ sầu, giọt lệ thảm như nước trong bình nó tuôn ra
Anh bây giờ như con cuốc nó kêu tù oa
Nó lẻ đôi, nó lẻ bạn, quớ chu choa ơi là buồn.Video
-
Bình tích thủy đựng bông hoa lý
-
Ba bà đi chợ với nhau
Ba bà đi chợ với nhau
Một bà đi trước kể chuyện nàng dâu
Một bà đi sau tu tu lên khóc
Nhà bà có phúc cưới được dâu hiền
Nhà tôi vô duyên cưới cô dâu dại
Việc làm thì rái, chỉ tưởng những ăn
Hễ bảo quét sân đánh chết ba gà
Bảo đi quét nhà, đánh chết ba chó
Có mâm giỗ họ miếng ra miếng vào
Rửa bát cầu ao liếm dĩa quèn quẹt … -
Vè con gái làng Sấu
Con gái làng Sấu
Hay cấu hay cào
Cấu ra bờ rào
Cấu vào chuồng lợn
Nào ai có tợn
Lấy gái làng này?
Nó vác cả cày
Ra đồng nó cấu
Nó vác cả đấu
Ra đồng nó đong
Nó vác cả nong
Ra đồng nó quạt
Nó vác cả tháp
Ra đồng nó xây
Nó gói cả mây
Bỏ trong giỏ nó
Nó thắt khăn đỏ
Nó múa gươm thần … -
Ớ cô Hai mày ơi
– Ớ cô Hai mày ơi!
Ta thấy cô Hai mày bảnh lảnh bẻo lẻo,
Ta cũng muốn tình tang tang tình.
Đi đâu đứng đó một mình,
Lại đây ta hỏi tiết trinh lẽ nào.
Có thương ta, ta mới bước vào,
Phượng loan cất cánh hòa giao ân tình.
– Nghe lời nói đó thất kinh,
Bông sen tàn ai nỡ cắm lộc bình bát xưa.
Cóc mà mang guốc ai ưa,
Đỉa đeo chân hạc, sao vừa mà mong.
Thôi thôi, đừng tưởng đừng hòng.
Ta đây có xấu, cũng con dòng lương gia.
Vô duyên ở vậy tới già,
Dại chi lấy chú, để thiên hạ mà cười chê.
Vụng về dốt nát đủ bề,
Suốt năm suốt tháng, giữ bề ở trai.
– Ớ cô kia, đừng khoe sắc khoe tài,
Tốt xinh chi đó, chê ai trai cày.
Sử kinh ta nắm trong tay,
Tỉ như vua Thuấn còn cày Lịch Sơn.
Mãi Thần lúc trước khổ bần,
Trọng Yêm, Hàn Tín ra thân khó hèn.
– Thôi thôi, chú đừng nhắc tích vòng vo,
Mấy ông thủa trước, ai so cho bằng.
Chú ăn học sao không thấy đi thi,
Ăn thì xó bếp, nằm thì chuồng trâu.
Chạng không xứng chạng, đừng cầu uổng công. -
Trong nhà anh lát đá hoa
Trong nhà anh lát đá hoa
Chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh
Cửa bức bàn anh lồng kính thủy tinh
Hai bên bức thuận anh chạm tứ linh rồng chầu
Nhà anh kín trước rào sau
Tường xây bốn mặt hơn đâu hỡi nàng
Nhà anh vóc nhiễu nghênh ngang
Nhiễu điều lót áo cho nàng đi chơi
Áo này anh sắm mười đôi
Bộ ba áo nhiễu mặc chơi ngày thường
Dù nàng có bụng nàng thương
Thì anh quyết đóng bốn thang giường gỗ lim
Chú thích
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Dầu
- Để đầu trần (phương ngữ).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chiêm
- (Lúa hay hoa màu) gieo cấy ở miền Bắc vào đầu mùa lạnh, khô (tháng mười, tháng mười một) và thu hoạch vào đầu mùa nóng, mưa nhiều (tháng năm, tháng sáu), phân biệt với mùa. Đây cũng là cách gọi tắt của "lúa chiêm." Theo sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn, người Việt trước đây đã học cách trồng một số giống lúa gieo vào mùa đông, thu hoạch vào mùa hạ từ người Chiêm Thành, nên gọi là lúa chiêm hay lúa chăm.
-
- Bán nguyệt
- Nửa hình tròn (bán nguyệt từ Hán Việt nghĩa là nửa mặt trăng).
-
- Bấy chầy
- Từ ấy đến nay, bao lâu nay (từ cổ).
Nỗi nàng tai nạn đã đầy,
Nỗi chàng Kim Trọng bấy chầy mới thương.
(Truyện Kiều)
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Cháo hoa
- Cháo loãng, chỉ nấu bằng gạo, ninh nhừ cho đến khi hạt gạo nở bung hết cỡ.
-
- Nồi bảy, nồi ba
- Cách phân loại độ lớn của nồi thời xưa. Nồi bảy nấu được bảy lon gạo, nồi ba nấu được ba lon.
-
- Bài này có nhiều câu tương tự với bài "Cô gái Sơn Tây yếm thủng tày giần."
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Võng giá
- Vua quan ngày xưa thường đi bằng võng và xe (giá) do lính khiêng.
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bao vàng
- Bao bằng vải màu vàng của lính thời xưa đeo ngang lưng, để đựng vật tùy thân.
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Súng dài
- Loại súng hỏa mai được các quân đội ở Việt Nam trong giai đoạn từ thế kỉ 16 đến thế kỉ 19 sử dụng rộng rãi. Khi bắn, người lính nạp thuốc súng và đạn vào nòng súng (nạp tiền), đổ một ít thuốc súng vào cốc mồi, rồi dùng dây mồi đang cháy châm vào cốc mồi cho súng nổ.
-
- Hỏa mai
- Cái mồi lửa, dùng để đốt dây mồi cho cháy trước khi bắn.
-
- Ngũ liên
- Trống đánh từng hồi năm tiếng một, âm điệu thúc giục.
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- A-men
- Một từ mà người theo đạo Chúa (Công giáo, Tin Lành...) thường nói khi kết thúc một bài kinh, có thể dịch thành "Thật vậy" hoặc "Xin được như nguyện."
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Đầu xanh
- Chỉ người tuổi còn trẻ.
Hay là thuở trước khách hồng nhan?
Sắc sảo khôn ngoan trời đất ghen.
Phong trần xui gặp bước lưu lạc,
Đầu xanh theo một chuyến xuân tàn.
(Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà)
-
- Thầu dầu
- Một loài cây cùng họ với sắn (khoai mì), lá có cuống dài, quả có gai, chứa hạt có chất dầu dùng làm dầu xổ, dầu thắp. Thầu dầu tía còn có tên là đu đủ tía.
-
- Huế
- Một địa danh ở miền Trung, nay là thành phố thủ phủ của tỉnh Thừa Thiên-Huế. Là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802 - 1945), Huế còn được gọi là đất Thần Kinh (ghép từ hai chữ kinh đô và thần bí) hoặc cố đô. Huế là một vùng đất thơ mộng, được đưa vào rất nhiều thơ văn, ca dao dân ca và các loại hình văn học nghệ thuật khác, đồng thời cũng là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với nón Bài Thơ, nhã nhạc cung đình, ca Huế, các đền chùa, lăng tẩm, các món ẩm thực đặc sắc...
Địa danh "Huế" được cho là bắt nguồn từ chữ "Hóa" trong Thuận Hóa, tên cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.
-
- Dùi đục
- Còn gọi là đục, dụng cụ gồm một thanh thép có chuôi cầm, đầu có lưỡi sắc, dùng để tạo những chỗ lõm hoặc những lỗ trên các vật rắn như gỗ, đá, kim loại.
-
- Chàng
- Dụng cụ của thợ mộc gồm một lưỡi thép dẹp hình tam giác tra vào cán, dùng để vạt gỗ (đẽo xiên).
-
- Sưa
- Còn được gọi là huỳnh đàn, trắc thối, một loại cây thân cao, tán rộng, dẻo dai, chống chịu gió bão tốt, cho gỗ quý. Gỗ sưa chắc, thơm và nặng hơn gỗ bình thường, đặc biệt có vân gỗ rất đẹp nên rất được ưa chuộng để làm những đồ mĩ nghệ có ý nghĩa phong thủy, tâm linh. Cây sưa cũng được trồng lấy bóng mát.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Đồi mồi
- Một loài rùa biển, mai có vân đẹp nên thường bị đánh bắt để làm đồ mĩ nghệ (lược, vòng tay, vòng đeo cổ...). Những đốm nám trên da hoặc trái cây cũng gọi là vết đồi mồi.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Giã ơn
- Cảm tạ ơn.
Kíp truyền thu lễ, trao lời giã ơn
(Nhị Độ Mai)
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Cúp
- Cắt (đọc theo âm tiếng Pháp của couper).
-
- Canh tân
- Cải cách theo lối mới.
-
- Rượu chát
- Rượu vang, vì có vị chát nên dân ta gọi là rượu chát.
-
- Nhà việc
- Từ cũ, chỉ nơi làm việc của chính quyền địa phương (ban hội tề) tại một làng thời triều Nguyễn và thời Pháp thuộc ở miền Nam nước ta.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bác mẹ
- Cha mẹ (từ cổ).
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Phú Lễ
- Tên một thôn nay thuộc xã Hòa Thành, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên.
-
- Mũi Đại Lãnh
- Còn có tên gọi khác là Mũi Nạy, Mũi Ba, Mũi Điện, Cap Varella (đặt theo tên một tướng giặc Pháp tự cho có công phát hiện nơi này), thuộc địa phận thôn Phước Tân, xã Hòa Tâm, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên. Đây là một nhánh của dãy Trường Sơn đâm ra biển. Trên mũi có ngọn hải đăng lớn chỉ đường cho tàu thuyền trong khu vực. Đây được xem là điểm cực Đông, nơi đón ánh nắng đầu tiên của nước ta.
-
- Mực nang
- Một loại mực có thịt dày, trắng ngần như cơm dừa, vị giòn, ngọt, thơm. Mực nang thường được chế biến thành món mực hấp, xào, nướng... đều rất ngon.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Chu choa
- Cũng viết là chu cha, thán từ người miền Trung thường dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên, sợ hãi, vui vẻ...
-
- Bình tích
- Tên gọi ở một số vùng miền Trung và miền Nam của bình thủy, một đồ vật đựng nước và giữ nhiệt.
-
- Thiên lý
- Một loại cây dây leo, thường được trồng thành giàn lấy bóng mát, lá non và hoa dùng để nấu ăn.
-
- Chung
- Chén nhỏ dùng khi uống rượu hoặc trà. Cũng nói chung thỉ (người Nam Bộ phát âm chữ thủy thành thỉ).
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Hữu nhãn vô châu
- Có mắt không tròng.
-
- Oanh
- Tên gọi chung của một số loài chim có bộ lông đẹp và giọng hát hay. Trong văn chương cổ, chim oanh tượng trưng cho điều cao quý.
Gần xa nô nức yến oanh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
(Truyện Kiều)
-
- Rái
- Sợ hãi, e ngại. Có chỗ đọc là dái.
-
- Đông Sấu
- Cũng gọi là làng Sấu, địa danh nay là một thôn thuộc xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
-
- Đấu
- Đồ dùng để đong thóc gạo ngày trước, bằng khoảng một lít hiện nay.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Độc bình
- Đọc trại là lục bình hoặc lộc bình, một vật dụng bằng gỗ, sứ hoặc đồng, dạnh thuôn, cổ cao, dùng để cắm hoa trên bàn thờ hoặc để trang trí.
-
- Lương
- Hiền lành, tử tế (từ Hán Việt).
-
- Gia
- Nhà (từ Hán Việt).
-
- Thuấn, Nghiêu
- Vua Thuấn và vua Nghiêu, hai vị vua kế tiếp nhau trong huyền sử Trung Hoa cổ. Tương tuyền rằng đây là hai vị minh quân và thời Nghiêu Thuấn được coi là thời thái bình an lạc.
-
- Chu Mãi Thần
- Một nhân vật đời Hán ở Trung Quốc. Điển tích kể rằng thuở hàn vi, nhà nghèo, Mãi Thần phải đi đốn củi rừng đem bán nhưng có tính ham đọc sách, thường treo sách đầu gánh, vừa đi vừa đọc. Vợ là Thiệt Thê không chịu nổi cảnh nghèo túng, bỏ đi lấy chồng khác. Sau Mãi Thần được công thành danh toại, trên đường vinh quy thì gặp lại vợ cũ. Thiệt Thê xin tha lỗi, cho nàng trở lại làm vợ. Mãi Thần lấy bát nước đầy, đổ xuống đất, bảo nếu hốt lại đầy bát nước như trước, sẽ nhận nàng về làm vợ như xưa.
Chèo cổ Việt Nam có vở Chu Mãi Thần ra đời vào thế kỉ 19, không rõ tác giả. Đến nay, người ta chỉ còn trích diễn một vở hài phát triển trên vở này có tên Tuần ti đào Huế.
-
- Phạm Trọng Yêm
- Một nhà chính trị, nhà văn, nhà quân sự, nhà giáo dục thời Bắc Tống, Trung Quốc.
-
- Hàn Tín
- Một danh tướng thời nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, có công giúp Lưu Bang đánh bại Hạng Vũ, lập nên nhà Hán. Ông cùng với Trương Lương và Tiêu Hà được đời sau xưng tụng là Hán triều tam kiệt (ba vị hào kiệt nhà Hán). Sau khi thiên hạ bình định, Hán Cao Tổ Lưu Bang vì e ngại tài năng của Hàn Tín nên giáng chức ông xuống thành Hoài Âm hầu, tước quyền bính. Đến năm 196 TCN, Hàn Tín mưu phản, bị Lã Hậu giết cả ba họ.
Trong lịch sử Trung Quốc, Hàn Tín là một trong những danh tướng được nhắc đến nhiều nhất. Nhiều điển tích, điển cố như cơm phiếu mẫu, lòn trôn giữa chợ, câu nói "Giảo thố tử, tẩu cẩu phanh; cao điểu tận, lương cung tàn..." là từ ông mà ra.
-
- Đồng chạng
- Cùng lứa, cùng tuổi (phương ngữ Nam Bộ). Chạng là cách đọc trại của trượng.
-
- Chân tảng
- Chân đá tảng để dựng cột nhà.
-
- Đồng bạch
- Cũng gọi là đồng thòa, hợp kim của đồng với niken, gọi như vậy vì có màu trắng bạc lấp lánh thay vì màu đỏ thông thường của đồng. Đồng bạch thường được dùng để đúc, tiện những vật trang trí tinh xảo.
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Nhiễu điều
- Tấm nhiễu màu đỏ, dùng phủ lên những đồ vật quý để trang trí và che bụi.