Chàng đi đường dẫu gặp khó khăn
Cũng sao ghé lại Gò Găng quê mình
Vào đây em tặng nón chung tình
Hình chàng bóng thiếp in hình đôi ta
Tìm kiếm "cơ hàn"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Chẳng thà nó nhỏ mà dài
Còn hơn chụp bụp nửa ngoài nửa trong
Chẳng thà nó nhỏ mà cong
Còn hơn tổ bố nửa trong nửa ngoài -
Chẳng yêu nhau được thì thôi
Chẳng yêu nhau được thì thôi
Xin chàng đừng tẩy nước vôi mà nồng
Chẳng yêu nhau được thì đừng
Xin chàng chớ tẩy nước gừng mà cay -
Chẳng gì tươi tốt bằng vàng
-
Chẳng tham nhà ngói lung linh
-
Chân đăm đá chân chiêu
-
Chẳng giậm thì thuyền chẳng đi
-
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Chẳng tham lắm ruộng nhiều trâu
Tham vì ông lão tốt râu mà hiền
Chẳng tham ruộng cả ao liền
Tham vì cái bút cái nghiên anh đồDị bản
-
Chàng đừng trời tối trông sao
Chàng đừng trời tối trông sao
Cho cực lòng thiếp cho đau lòng chàng
Đêm qua nằm cạnh nhà ngang
Lầu suông gió lọt thương chàng biết bao -
Chàng đừng kén chọn vàng thau
Chàng đừng kén chọn vàng thau
Của đời người thế biết đâu mà tìm
Tìm cây thì phải tìm hoa
Tìm người thì dễ nết na khó tìm -
Chàng trẩy đi, trễ đã mấy đông
Chàng trẩy đi, kể đã mấy đông
Cho loan đón gió, cho rồng chờ mưa
Tấm gan vàng dạ sắt thiếp ngẩn ngơ
Lấy ai gìn giữ con thơ cho chàng
Nghĩa vợ chồng đồng tịch đồng sàng
Đồng sinh đồng tửcưu mang đồng lần
Chàng trẩy đi, vâng lệnh quân thân
Thiếp xin đôi chữ Tấn Tần hợp duyên
Nữa mai bóng quế dãi thềm
Bóng trăng thấp thoáng ngọn đèn mờ xanh
Chàng trẩy đi, nước mắt thiếp tôi chạy quanh
Chân đi thất thểu lời anh dặn dò -
Chàng xa thiếp cách, tội đách gì rầu
-
Chẳng ghen ra, ta còn cợt vậy
Chẳng ghen ra, ta còn cợt vậy
Ghen ra rồi, quyết lấy nhau chơi
Tha hồ giậm đất kêu trời
Nghiến răng kèn kẹt, chết tươi mặc lòng! -
Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi
Chẳng thương chẳng nhớ thì thôi
Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng -
Chẳng thương thì nói thuở đầu
Dị bản
-
Chàng đi những nhớ cùng thương
Chàng đi những nhớ cùng thương
Gánh tình thì nặng, con đường thì xa
Ai về nhắn mẹ cùng cha
Mua heo trả lại, kẻo đường hoa hỏng rồi -
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Chàng đi thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy trông bèo, bèo trôi
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng, trông rừng, rừng xanhDị bản
Chàng về thiếp vẫn trông theo
Trông nước nước chảy, trông bèo bèo trôi
Trông hoa hoa chẳng muốn cười
Trông núi, núi đứng, trông người, người xa
-
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Chàng đi thiếp đứng trông chừng
Trông sông lai láng trông rừng rừng xanh -
Chàng đi thiếp mới trồng hoa
-
Chàng đề phú thiếp đề thơ
Chàng đề phú thiếp đề thơ
Tưởng nhân duyên ấy bao giờ cho quên
Khuyên chàng giữ việc bút nghiên
Đừng tham nhan sắc mà quên học hành
Chú thích
-
- Nỏ nang
- Đảm đang, lanh lợi (từ cổ).
-
- Nén
- Đơn vị đo khối lượng trước đây, tương đương 378 gram. Một nén bằng mười lạng, một lạng bằng 10 đồng.
-
- Đăm
- Bên phải (từ cổ). Từ này thường bị đọc nhầm thành nam trong thành ngữ Chân đăm đá chân chiêu.
-
- Chiêu
- Bên trái (từ cổ).
-
- Đanh
- Đinh (phương ngữ).
-
- Sào
- Gậy dài, thường bằng thân tre. Nhân dân ta thường dùng sào để hái trái cây trên cao hoặc đẩy thuyền đi ở vùng nước cạn.
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Sông Lô
- Còn có tên là sông Mã (ít dùng, do dễ nhầm lẫn với sông Mã ở Thanh Hóa), một phụ lưu của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào nước ta tại xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Điểm cuối sông là "ngã ba sông" Việt Trì, thuộc thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, nơi sông Lô đổ vào sông Hồng. Sông Lô có hai phụ lưu lớn là sông Chảy và sông Gâm, ngoài ra còn có các phụ lưu nhỏ là sông Phó Đáy và sông Con.
-
- Sông Gâm
- Còn gọi là sông Gầm, bắt nguồn từ vùng núi cao thuộc Vân Nam, Trung Quốc, chảy vào nước ta qua huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Sông chảy qua các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, nhận các phụ lưu là sông Nho Quế, sông Năng, rồi nhập vào sông Lô tại xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang) chảy về xuôi. Sông có nhiều ghềnh thác hiểm trở, nhờ vậy khúc sông ở thượng nguồn là nơi duy nhất còn giữ được trọn bộ “ngũ quý hà thủy,” tên gọi dùng để chỉ 5 loài cá quý nhất: cá anh vũ, cá dầm xanh, cá chiên, cá lăng và cá bỗng.
-
- Ruộng cả ao liền
- Ruộng lớn rộng bát ngát và ao liền bờ, ý nói cơ ngơi đồ sộ, giàu có.
-
- Nghiên
- Đồ dùng để mài mực hoặc son khi viết chữ Hán hoặc gần đây là thư pháp.
-
- Sinh đồ
- Một học vị trong hệ thống giáo dục Việt Nam thời phong kiến, được xác định trong kỳ thi Hương (là kỳ thi sơ khởi nhất để triều đình tuyển chọn người tài; người nào đỗ kỳ thi Hương thì năm sau mới được dự kỳ thi cao hơn là thi Hội, thi Đình).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Đồng sinh đồng tử
- Sống chết có nhau.
-
- Đồng lần
- Lần lượt như nhau, trước sau rồi ai cũng có, cũng phải làm, phải chịu hoặc phải trải qua.
-
- Quân thân
- Vua và cha mẹ (từ Hán Việt). Theo đạo Nho, trung với vua và hiếu với cha mẹ là hai phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của con người.
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Đách
- Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Nửa chầu
- Nửa chừng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lăng líu
- Dan díu tình cảm trai gái (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Phòng loan
- Phòng của đôi vợ chồng, nhất là vợ chồng mới cưới. Cũng có thể hiểu là phòng của người phụ nữ. Xem thêm chú thích Loan.
Người vào chung gối loan phòng
Nàng ra tựa bóng đèn chong canh dài
(Truyện Kiều)