Chàng lên non thiếp cũng lên non
Chàng lên trời vượt biển thiếp cũng bồng con theo chàng
Tìm kiếm "cơ hàn"
-
-
Chẳng tham nhà ngói bức bàn
-
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Chàng về thiếp nhớ đăm đăm
Giường trên chiếu dưới ai nằm đêm nay
Chàng về thiếp nhớ lắm thay
Giường trên chiếu dưới đêm nay ai nằm -
Chẳng ai xấu bằng anh chồng tôi
-
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Chanh chua quýt ngọt đã từng
Còn cây khế chín trên rừng chưa ăn
Hay là thầy mẹ cấm ngăn
Không cho đôi lứa đắp chăn cùng giường?Dị bản
Cam ngon quýt ngọt đã từng
Còn quả khế rụng trên rừng chưa ăn
-
Chẳng làm thì đói, làm thì chói xương hom
-
Chàng về mua chỉ mua kim
Chàng về mua chỉ mua kim
Thêu loan thêu phượng mới nên khăn này
Thêu cho đủ lối mới hay
Anh thời thêu phượng em nay thêu rồng
Bốn bên thêu bốn cành hồng
Ở giữa con rồng phượng lộn xung quanh
Ở giữa chỉ đỏ rành rành
Bốn góc em thêu bốn cành quế chi
Đố anh thêu được hoa quì
Đố anh thêu được bốn vì cành hoa
Anh về mượn thợ thêu đi
Anh mà thêu được em thì mất khăn -
Chân cứng đá mềm
Chân cứng đá mềm
-
Chàng đi thi, thiếp sợ mơ màng
-
Chẳng ăn chẳng mặc chẳng chơi
Chẳng ăn chẳng mặc chẳng chơi
Bo bo giữ lấy của trời làm chi -
Chán chường cho chị chưa chồng
-
Chàng về thiếp một theo mây
-
Chàng ơi: ơn thầy ba năm cúc dục
-
Chẳng thà lăn xuống giếng cái chủm
-
Chân lấm tay bùn
Chân lấm tay bùn
-
Chân yếu tay mềm
Chân yếu tay mềm
-
Chàng đi Châu Đốc, Nam Vang
-
Chẳng ai bội bạc như chàng
Chẳng ai bội bạc như chàng
Đang cơn cả gió chia vàng giữa sôngDị bản
-
Chân đi chẳng tới chân ơi
-
Chàng ơi ở lại mà chơi
Chú thích
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Rạ
- Rơm, phần còn lại của lúa sau khi gặt. Nhân dân ta thường dùng rơm rạ để lợp nhà hoặc làm chất đốt.
-
- Cá chạch
- Miền Nam gọi là cá nhét, một loại cá nước ngọt trông giống như lươn, nhưng cỡ nhỏ, thân ngắn và có râu, thường rúc trong bùn, da có nhớt rất trơn. Vào mùa mưa cá chạch xuất hiện nhiều ở các ao hồ, kênh rạch; nhân dân ta thường đánh bắt về nấu thành nhiều món ngon như canh nấu gừng, canh chua, chiên giòn, kho tộ...
-
- Ễnh ương
- Loài động vật thuộc họ ếch nhái, da trơn, bụng lớn, có tiếng kêu to. Ễnh ương thường xuất hiện vào mùa mưa (mùa sinh sản), nên nhân dân ta hay đánh bắt ễnh ương vào mùa này. Thịt ễnh ương giàu chất đạm, có vị ngọt bùi, beo béo, xương giòn và thơm, chế biến được nhiều món ăn ngon.
-
- Quýt
- Một loại cây thân gỗ. Quả hình cầu hơi dẹt, màu xanh, vàng da cam hay đỏ, vỏ mỏng, nhẵn hay hơi sần sùi, không dính với múi nên dễ bóc; cơm quả dịu, thơm, ăn có vị ngọt; hạt trắng xanh. Hoa, lá, vỏ, xơ và múi quýt cũng là những vị thuộc dân gian.
-
- Chói
- Đau như bị đâm.
-
- Loan
- Theo một số điển tích thì phượng hoàng là tên chung của một loại linh vật: loan là con mái, phượng là con trống. Cũng có cách giải nghĩa khác về loan, mô tả loan là một loài chim giống với phượng hoàng. Trong văn thơ cổ, loan và phụng thường được dùng để chỉ đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng (đèn loan, phòng loan...)
Nào người phượng chạ loan chung,
Nào người tiếc lục tham hồng là ai
(Truyện Kiều)
-
- Quế
- Một loại cây rừng, lá và vỏ có tinh dầu thơm. Vỏ quế ăn có vị cay, là một vị thuốc quý (Quế chi) trong các bài thuốc Đông y. Trong văn học cổ, cây quế thường tượng trưng cho sự thanh cao, đẹp đẽ.
-
- Xâu
- Cũng gọi là sưu, món tiền mà người đàn ông từ mười tám tuổi trở lên phải nộp (sưu thế), hoặc những công việc mà người dân phải làm cho nhà nước phong kiến hay thực dân (đi xâu).
-
- Liễu
- Một loại cây thân nhỏ, lá rủ. Liễu xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Á Đông, và thường tượng trưng cho người con gái chân yếu tay mềm.
-
- Mai
- Còn gọi là mơ, một loại cây thân nhỏ, nhiều cành, rất phổ biến các nước Đông Á, nhất là Trung Quốc và Nhật Bản. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân. Hoa mai nhỏ, mỗi hoa có năm cánh, thường hoa có màu trắng, mặc dù một số giống mai có thể cho hoa màu hồng hay đỏ sẫm. Trong văn học cổ, mai thường được dùng như một hình ảnh ước lệ, đại diện cho người phụ nữ. Lưu ý, cây mai này không phải là loại mai vàng của miền Nam nước ta.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Cúc dục
- Nuôi nấng, dạy dỗ, chỉ công ơn cha mẹ (từ Hán Việt). Xem Chín chữ cù lao.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Nam Vang
- Tên tiếng Việt của thành phố Phnom Penh, thủ đô nước Campuchia. Vào thời Pháp thuộc, để khai thác triệt để tài nguyên thuộc địa, chính quyền thực dân cho thành lập công ty tàu thủy, mở nhiều tuyến đường sông từ Sài Gòn và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, vận chuyển hành khách, thổ sản, hàng hoá các loại đến Nam Vang, và ngược lại. Do đời sống quá khổ cực, nhiều người Việt Nam đã đến lập nghiệp tại Nam Vang.
-
- Bông
- Hoa tai (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Thường đi chung với "đôi" thành "đôi bông."
-
- Ngái
- Xa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).