Anh lớn anh mặc áo đỏ
Em nhỏ em mặc áo xanh
Bao giờ em lớn bằng anh
Em mặc áo đỏ
Tìm kiếm "bao chừng"
-
-
Loài người đạo thảo không rành
Loài người đạo thảo không rành
Sánh loài cầm thú khác mình bao nhiêu -
Gà cồ mà ăn tấm nong
-
Cây đa rụng lá đầy đình
Cây đa rụng lá đầy đình,
Bao nhiêu lá rụng thương mình bấy nhiêu. -
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ở nhà hết gạo treo niêu
Ra đường thắt dải lụa điều bảnh bao -
Ta lên Hà Nội tìm mình
-
Nhạn về biển bắc, nhạn ơi
-
Trời cao thăm thẳm, đất dày
-
Cậu lậu, cậu ở bình vôi
-
Chim đại bàng bay ngang chợ Đệm
-
Cậu lậu, cậu ở cây bàng
-
Đường mòn, quen lối quen chân
-
Nói ra dạ giữ lấy lời
-
Em như con chim phượng hoàng
-
Bần tăng là kẻ tu hành
Bần tăng là kẻ tu hành,
Bao nhiêu gái đẹp để dành bần tăng. -
Ngó lên trăng lặn sao mờ
-
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm
Ở nuôi cha mẹ trọn niềm,
Bao giờ trăng khuyết lưỡi liềm sẽ hay. -
Con vua thì lại làm vua
Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa lại quét lá đa
Bao giờ dân nổi can qua
Con vua thất thế lại ra quét chùa -
Cô kia áo trắng lòa lòa
Cô kia áo trắng lòa lòa
Lại đây đập đất trồng cà với anh
Bao giờ cà chín cà xanh
Anh cho một quả để dành mớm con -
Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Rớt tú tài anh đi trung sĩ
Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con
Bao giờ xong việc nước non
Anh về anh có Mỹ con anh bồng.
Chú thích
-
- Gà cồ
- Gà trống lớn.
-
- Hạt tấm
- Mảnh vỡ từ hạt gạo.
-
- Giời
- Trời (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Hồi
- Quay về (từ Hán Việt).
-
- Én
- Loài chim nhỏ, cánh dài nhọn, đuôi chẻ đôi, mỏ ngắn, thường bay thành đàn.
-
- Lính mộ
- Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Lưu Bị
- Vua nhà Thục thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc. Ông tự là Huyền Đức, con cháu đời sau của Trung Sơn Tĩnh vương Lưu Thắng, dòng dõi nhà Hán. Theo giai thoại dân gian và trong tiểu thuyết chương hồi Tam Quốc Diễn Nghĩa, ông là người nhân hậu, trọng tình nghĩa, nhất là trong tình cảm anh em kết nghĩa với Quan Vũ và Trương Phi.
-
- Bàng
- Một loài cây thân gỗ lớn, có tán lá rộng nên thường được trồng để lấy bóng râm và làm cảnh. Quả ăn được và có vị hơi chua. Vào mùa đông, lá bàng chuyển sang màu đỏ trước khi rụng.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Phượng hoàng
- Một loài chim trong thần thoại Trung Quốc và các nước chịu ảnh hưởng. Trước đây, con trống được gọi là Phượng (hay phụng) còn con mái được gọi là Hoàng, nhưng ngày nay thì sự phân biệt đực, cái đã gần như không còn, và phượng hoàng được xem là giống cái, trong khi rồng được xem là giống đực. Phượng hoàng là vua của các loài chim, tượng trưng cho sự thanh cao.
-
- Thiên Nhẫn
- Một dãy núi nằm giáp ranh giữa các huyện Hương Sơn, Vũ Quang, Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh với huyện Thanh Chương và Nam Đàn tỉnh Nghệ An. Trên núi vẫn còn dấu tích thành Lục Niên do Lê Thái Tổ xây dựng trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.