Tìm kiếm "Nhà Rồng"

Chú thích

  1. Diều hâu
    Loài chim dữ, mỏ quặp, có thị lực rất sắc bén, hay bắt gà, chuột, rắn.

    Một loại diều hâu

    Một loại diều hâu

  2. Tây Nguyên
    Khu vực địa lí hiện nay bao gồm năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, nằm ở vùng Nam Trung Bộ. Tây Nguyên nằm ở độ cao 500-600m so với mặt nước biển, trập trùng đồi núi, là nơi sinh sống của nhiều dân tộc: Kinh, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê, Xê Đăng, Mơ Nông... và nhờ vậy mà có những nét văn hóa riêng hết sức độc đáo: đàn T'rưng, nhà sàn, rượu cần, cồng chiêng...

    Cồng chiêng Tây Nguyên

    Cồng chiêng Tây Nguyên

  3. Khu
    Đít, mông (phương ngữ).
  4. Tú tài
    Trong thời kì phong kiến, tú tài là danh hiệu dành cho người thi hương đỗ dưới hàng cử nhân. Người đỗ tú tài thường được gọi là ông Tú, cậu Tú. Vợ họ thì được gọi là cô Tú hoặc bà Tú.
  5. Chiêu
    Từ dùng để chỉ người có học vị tiến sĩ vào thời Lê. Con của họ cũng gọi là cậu hoặc cô chiêu (Nguyễn Du là con của tiến sĩ Nguyễn Nghiễm nên lúc nhỏ được gọi là cậu chiêu Bảy).
  6. Móng tay mỏ sẻ
    Móng tay dài, hơi khum, thon dần về phía đầu như mỏ con chim sẻ.
  7. Niêu
    Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.

    Cơm niêu

    Cơm niêu

  8. Chỉ bọn quan lại coi về việc kiểm soát thuyền bè ở các cửa sông, cửa biển.
  9. Sãi đò
    Người chèo đò.
  10. Lính mộ
    Lính được chiêu mộ. Từ này thường dùng để chỉ những người bị thực dân Pháp gọi (mộ) đi lính trước đây.

    Lính khố đỏ.

    Lính khố đỏ.

  11. Hôn định thần tỉnh
    Cũng nói là định tỉnh thần hôn hoặc nói tắt là thần hôn, nghĩa là buổi tối (hôn) chăm sóc cho cha mẹ ngủ yên (định), buổi sáng (thần) đến hỏi thăm sức khỏe cha mẹ (tỉnh). Chỉ đạo làm con.
  12. Ngoa nguê
    Phóng túng (từ cũ).
  13. Bâu
    Cổ áo.
  14. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Điều
    Một loại cây nhỏ cho quả có nhiều lông, màu đỏ, trong có nhiều hạt nhỏ. Từ hạt điều chiết xuất được một chất màu vàng đỏ (gọi là màu điều), được dùng để nhuộm vải. Vải được nhuộm điều thường gọi là vải điều.

    Quả và hạt điều

    Quả và hạt điều

  16. Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Cửu Điều.
  17. Con trăng
    Một chu kì của mặt trăng xoay quanh trái đất, tức một tháng âm lịch.
  18. Gá nghĩa
    Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
  19. Luống chịu
    Đeo đẳng mãi hoàn cảnh không may mà đành phải chấp nhận (phương ngữ Nam Bộ).
  20. Lọng
    Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.

    Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

    Quan tổng đốc Hà Nội đi bốn lọng.

  21. Rạm
    Loài cua nhỏ thân dẹp có nhiều lông, sống ở vùng nước lợ. Rạm giàu chất bổ dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như: rạm rang lá lốt, rạm nướng muối ớt, canh rạm rau đay, canh rạm rau dền mồng tơi...

    Con rạm

    Con rạm

  22. Gia nô
    Những người hầu hạ phục dịch trong nhà (từ Hán Việt).
  23. Đồng lân
    Hàng xóm (từ Hán Việt). Theo Thiều Chửu: Ngày xưa cứ năm nhà ở một khu gọi là lân, các nhà ở gần nhà mình đều gọi là lân.