Vườn rộng chớ trồng tre ngà
Nhà rộng chớ chứa người ta ở cùng
Tìm kiếm "Nhà Rồng"
-
-
Anh lên đường ngược làm chi
-
Vào nhà rắn rồng, ra đồng hổ ngựa
-
Trời mưa cho ướt lá khoai
-
Giàu như ai thì tôi không biết
Giàu như ai thì tôi không biết
Chớ giàu như tôi chừ, ít kẻ muốn vô:
Trong nhà trống rỗng, chỗ mô cũng thấy trời
Trong nhà chẳng thiếu chi đồ chơi
Nàng nàng, bợp bợp mọc thời huyên thuyên
Rau dền, rau má mọc riêng
Cỏ chỉ, cỏ cú mọc liền đầy sân
Trong nhà có sắm một cái giàn
Để năm ba tấm đệm, vài ngàn lá tơi
Lại thêm năm bảy cái nón cời
Vài gùi giẻ rách để chờ thời diện sang … -
Mấy đời rồng đến nhà tôm
-
Rồng đến nhà tôm
Rồng đến nhà tôm
-
Trong nhà anh lát đá hoa
Trong nhà anh lát đá hoa
Chân tảng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh
Cửa bức bàn anh lồng kính thủy tinh
Hai bên bức thuận anh chạm tứ linh rồng chầu
Nhà anh kín trước rào sau
Tường xây bốn mặt hơn đâu hỡi nàng
Nhà anh vóc nhiễu nghênh ngang
Nhiễu điều lót áo cho nàng đi chơi
Áo này anh sắm mười đôi
Bộ ba áo nhiễu mặc chơi ngày thường
Dù nàng có bụng nàng thương
Thì anh quyết đóng bốn thang giường gỗ lim -
Lại đây anh nói câu này
Lại đây anh nói câu này
Cưới em nhà ngói anh xây ba toà
Trong nhà anh lót đá hoa
Chân táng đồng bạch, lợp nhà tiền trinh
Cửa bức bàn anh lồng kính thủy tinh
Hai bên bức thuận tứ linh rồng chầu
Nhà anh kín trước rào sau
Tường xây bốn mặt, hào sâu rõ ràng
Trong rương vóc nhiễu nghênh ngang
Nhiễu điều lót áo, cho nàng đi chơi
Áo dài sắm đủ mười đôi
Chăn hoa đệm gấm tiện nghi trên giường
Nếu mà nàng có lòng thương
Thì anh lại đóng cái giường gỗ lim -
Trông lên trời, trời cao vằng vặc
Trông lên trời, trời cao vằng vặc
Ngó xuống đất, đất rộng thênh thang
Thương em nhưng sợ lỡ làng
Nhà cao cửa rộng, em đâu màng tới anh -
Hỡi cô mà thắt bao xanh
-
Nhà bà cất mả Hàm Rồng
-
Nhà em mả táng hàm rồng
-
Con nghé nhà ta
-
Đàn ông rộng miệng thì sang
-
Mảng xem rồng lộn trong tô
-
Lắm bướm thì đẻ nhiều sâu
-
Ở đây có cảnh có tình
-
Muốn lấy con tao
-
Năm ngoái anh mới sang Tây
Năm ngoái anh mới sang Tây
Đồn rằng buôn bán năm nay phát tài
Lòng anh muốn lấy vợ hai
Rằng: “Nhà có thuận, nay mai nó về?
Rồi ra một quán đôi quê
Tôi muốn nó về làm bạn sớm hôm
Trước là sinh tử sinh tôn
Sau nữa thờ phụng công môn ông bà
Trước con nhà sau ra con nó,
Xin nhà rồi chớ có ghen tuông
Chợ rộng thì lắm gái buôn,
Sông rộng lắm nước trong nguồn chảy ra
Lòng anh ăn ở thật thà
Coi nó mười tám, coi nhà hai mươi
Lòng anh chẳng có như người,
Có mới nới cũ, tội trời ai mang
Lòng anh ăn ở bằng ngang
Nó giàu bằng mấy cũng nàng thứ hai”.
– “Thôi thôi, tôi biết anh rồi,
Bụng anh nông nổi giếng khơi không bằng!
Bây giờ anh khéo khôn ngoan,
Sau anh tư túi, tôi làm chi anh?
Anh mà bắt chước Thúc Sinh,
Thì anh đừng trách vợ mình Hoạn Thư”
Chú thích
-
- Tre ngà
- Còn gọi là tre đằng ngà, tre mỡ, tre trổ, tre vàng sọc, một loại tre thân có màu vàng óng sọc xanh, ruột tương đối đặc, chịu được ngập úng lẫn khô hạn. Tre ngà hay được dùng làm hàng rào hay làm cảnh.
-
- Do Ngãi
- Tên một ngôi làng, nay thuộc xã Do Ngãi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
-
- Rắn rồng
- Còn có tên là rắn hổ ngựa hoặc rắn sọc dưa. Rắn cỡ lớn, lưng có sọc, sống trên cạn, thường gặp ở đồng bằng và trung du, không độc, song rất dữ, dễ bị kích thích. Rắn rồng bắt mồi cả vào ban ngày và ban đêm và có tập tính săn đuổi mồi (chủ yếu là chuột, thằn lằn hoặc ếch nhái).
-
- Heo may
- Một loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô, thường thổi vào mùa thu.
Chỉ còn anh và em
Cùng tình yêu ở lại…
- Kìa bao người yêu mới
Đi qua cùng heo may.
(Thơ tình cuối mùa thu - Xuân Quỳnh)
-
- Gàu
- Đồ dùng để kéo nước từ giếng hay tát nước từ đồng ruộng. Trước đây gàu thường được đan bằng tre hoặc làm từ bẹ cau, sau này thì gàu có thể được làm bằng nhựa hoặc tôn mỏng.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nàng nàng
- Một loại cây dại có quả nhỏ màu tím mọc thành chùm, là cây thuốc dùng chữa cảm nắng, cảm hàn, thương thực, nôn cả ra máu, no hơi đầy bụng, kém ăn, mụn nhọt... Nhân dân thường dùng toàn cây sắc nước cho phụ nữ sau khi sinh đẻ uống để ăn ngon cơm. Thân lá tán bột uống giải nhiệt, giảm đau. Hạt sắc uống làm sáng mắt.
-
- Thù lù
- Còn có các tên là lồng đèn, tầm bóp, ở miền Trung gọi là lụp bụp (có thể đọc trại thành bụp bụp hay bợp bợp), một loại cây mọc hoang, cho quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín có màu hơi đỏ, bên trong chứa nhiều hạt, bên ngoài có một lớp vỏ mỏng bao trùm như cái lồng đèn. Trẻ em thường bóp vỏ để ăn quả bên trong (tên lụp bụp có lẽ bắt nguồn từ âm thanh phát ra khi làm việc này). Lá cây dùng làm rau ăn và làm thuốc chữa một số bệnh.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Rau dền
- Một loại rau có tính mát, giàu sắt, là món ăn dân dã phổ biến với người Việt Nam. Ở Việt Nam chủ yếu có hai loại rau dền là dền trắng và dền đỏ (tía). Rau dền thường được luộc hay nấu canh.
-
- Rau má
- Một loại cây thân thảo ngắn ngày, thường được trồng để ăn tươi hoăc sắc lấy nước uống. Nước rau má có tác dụng giải độc, hạ huyết áp, làm mát cơ thể. Lá rau má hình thận, nhỏ bằng đồng xu.
-
- Cỏ gà
- Còn có các tên khác là cỏ chỉ, cỏ ống, một loại cỏ sinh trưởng rất mạnh, bò kết chằng chịt với nhau thành thảm dày đặc. Trẻ em ở nông thôn có trò chơi đơn giản từ cỏ gà gọi là "chọi cỏ gà" hay "đá cỏ gà."
-
- Củ gấu
- Cũng gọi là cỏ gấu hoặc cỏ cú, một loại cỏ thân cao, có nhiều củ màu nâu đỏ sẫm. Củ gấu có thể dùng làm vị thuốc dân gian, nhưng cũng là một loài cỏ rất có hại đối với nhà nông vì rất khó diệt trừ.
-
- Thật ra đây chính là cái áo tơi.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Chân tảng
- Chân đá tảng để dựng cột nhà.
-
- Đồng bạch
- Cũng gọi là đồng thòa, hợp kim của đồng với niken, gọi như vậy vì có màu trắng bạc lấp lánh thay vì màu đỏ thông thường của đồng. Đồng bạch thường được dùng để đúc, tiện những vật trang trí tinh xảo.
-
- Tiền trinh
- Tiền xu bằng đồng, đục lỗ ở giữa để xâu thành chuỗi.
... Khốn nạn, con mụ tái mặt. Nó vội giơ phắt hai cánh tay lên trời. Thầy quản khoác súng vào vai, dần dần lần các túi áo.
Túi bên phải: một gói thuốc lào. Thầy chẳng nói gì, quẳng toạch xuống đất.
Túi bên trái: bốn đồng trinh.
- À, con này gớm thật, mày vẫn còn trinh à?
Chẳng biết cho là câu nói ý nhị hay nói hớ, thầy quản liếc mắt cười tủm, rồi lại nắn.
(Lập gioòng - Nguyễn Công Hoan)
-
- Bức bàn
- Kiểu cửa gỗ rộng suốt cả gian, gồm nhiều cánh rời dễ tháo lắp, thường có trong các kiểu nhà cũ.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Nhiễu điều
- Tấm nhiễu màu đỏ, dùng phủ lên những đồ vật quý để trang trí và che bụi.
-
- Đá hoa
- Còn gọi là cẩm thạch, một loại đá có giá trị cao, thường dùng để tạc tượng hoặc các vật trang trí trong nhà.
-
- Bức thuận
- Bức vách ngăn giữa các gian, phòng trong những công trình cổ, thường được chạm trổ tinh xảo để trang trí.
-
- Vóc
- Một loại vải tơ tằm, bóng mịn, có hoa, dệt bằng sợi đồng màu, dùng làm tán thờ thần hay may y phục cho vua chúa, quan lại.
-
- Kim Lũ
- Một làng cổ thuộc huyện Thanh Trì, nay thuộc phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội, bên bờ sông Tô Lịch. Ngoài tên Hán Việt Kim Lũ nghĩa là sợ tơ vàng, làng còn có tên Nôm là làng Lủ hay kẻ Lủ. Làng Lủ ngày xưa gồm ba xóm là Lủ Cầu, Lủ Trung và Lủ Văn, sau đó phát triển thành ba làng: Kim Giang, Kim Lũ và Kim Văn. Làng có truyền thống khoa bảng, là quê hương của các danh nhân Nguyễn Công Thái, Nguyễn Văn Siêu, Tản Đà...
-
- Bồ đề
- Còn gọi tắt là cây đề, một loại cây lớn, có ý nghĩa thiêng liêng trong quan niệm của Ấn Độ giáo, Kì Na giáo và Phật giáo. Tương truyền thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm ngồi thiền định dưới một gốc cây như vậy và đạt giác ngộ, trở thành một vị Phật (Thích Ca), từ đó cây có tên bồ đề (theo âm tiếng Phạn bodhi, có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh).
-
- Mả táng hàm rồng
- Mồ mả cha ông được chôn cất ở hàm rồng, tức thế đất rất tốt theo phong thủy. Thành ngữ này chỉ sự may mắn, điều lành lớn.
-
- Thợ khảm
- Người làm nghề chạm khảm các đồ thủ công mĩ nghệ bằng gỗ. Thợ khảm còn gọi là thợ khay. Phố Hàng Khay ở Hà Nội còn có tên là phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) do người Pháp đặt.
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Mảng
- Mải, mê mải (từ cũ).
-
- Màu
- Hoa màu, những giống cây trồng làm lương thực (trừ lúa).
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Cỏ tranh
- Loại cỏ thân cao, sống lâu năm, có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi, dáng lá hẹp dài, mép lá rất sắc, có thể cứa đứt tay. Ở nhiều vùng quê, nhân dân ta thường đánh (bện) cỏ tranh thành tấm lợp nhà. Tro của cỏ tranh có vị mặn, vì vậy thú rừng thường liếm tro cỏ tranh thay cho muối.
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Bể
- Biển (từ cũ).
-
- Tằm
- Còn gọi là tằm tơ, ấu trùng của loài bướm tằm. Tằm ăn lá dâu tằm và nhả tơ thành kén. Tằm đã sẵn sàng nhả tơ được gọi là tằm chín, có màu vàng óng hoặc đỏ nâu bóng, trong suốt. Tơ tằm dùng để dệt lụa và có giá trị kinh tế cao.
-
- Ngựa bạch
- Ngựa trắng.
-
- Phát tài
- (Làm ăn, buôn bán) thuận lợi, gặp nhiều may mắn, kiếm được nhiều tiền.
-
- Sinh tử sinh tôn
- Sinh con sinh cháu (từ Hán Việt tử: con, tôn: cháu).
-
- Công môn
- Cửa công (từ Hán Việt). Thường chỉ cửa quan.
-
- Tư túi
- Lấy của chung làm của riêng một cách lén lút.
-
- Thúc sinh
- Một nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Thúc sinh có nghĩa là thư sinh họ Thúc. Thúc sinh là một thương nhân, đã có vợ là Hoạn Thư, song lại đem lòng yêu Thúy Kiều. Thúc sinh chuộc Kiều khỏi chốn lầu xanh và giấu vợ cưới Kiều làm lẽ. Hoạn Thư biết được, bắt cóc Kiều về hành hạ, Thúc sinh nhu nhược không dám làm gì, Thúy Kiều phải đến nương nhờ cửa Phật.
Khách du bỗng có một người
Kỳ tâm họ Thúc, cũng nòi thư hương
Vốn người huyện Tích Châu Thường
Theo nghiêm đường mở ngôi hàng Lâm Tri
-
- Hoạn Thư
- Một nhân vật nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Là vợ của Thúc Sinh, Hoạn Thư là người thông minh, sắc sảo và thể hiện sự ghen tuông ghê gớm khi biết chồng lén cưới vợ lẽ là Thúy Kiều. Ngày nay những người phụ nữ hay ghen thường được gọi là Hoạn Thư hoặc "có máu Hoạn Thư."
Vốn dòng họ Hoạn danh gia
Con quan Lại bộ tên là Hoạn Thư
Duyên đằng thuận nẻo gió đưa
Cùng chàng kết tóc xe tơ những ngày
Ở ăn thì nết cũng hay
Nói điều ràng buộc thì tay cũng già