Bậu chê anh quân tử lỡ thì
Anh tỉ như con cá ở cạn chờ khi hóa rồng
Ngày nào nên ngãi vợ chồng
Đôi lứa ta như thể cá hóa rồng lên mây
Tìm kiếm "ngày khắc"
-
-
Anh đi Lục Tỉnh giáp vòng
Anh đi Lục tỉnh giáp vòng
Đến đây trời khiến đem lòng thương em
Nhớ em tưởng bóng ngày đêm
Nhớ răng em trắng má em đỏ hồng
Nhớ em vắng vẻ cô phòng
Một mình vò võ đêm đông lạnh lùng
Nhớ em lụy nhỏ ròng ròng
Xe duyên chửa đặng đau lòng trời ơi
Chỉ còn đêm nữa mà thôi
Giã từ em ở lại, anh hồi cố hương. -
Nhởn nhơ cô gái cửa Đông
-
Hỡi người đi cái ô đen
Hỡi người đi cái ô đen
Cái ô tám gọng là tiền em mua
Tiền em bán thóc ngày xưa
Giấu thầy giấu mẹ mua ô những ngày
Tình cờ bắt gặp chàng đây
Thì chàng trả lại ô này cho em! -
Trời mưa trời gió
Trời mưa trời gió
Vác đó đi đơm
Trở về ăn cơm
Trở ra mất đó
Kể từ ngày thương đó, đó ơi
Ðó chưa thưa được một lời cho đây ngheDị bản
-
Tháp Bút, nghiên mực còn đây
-
Hoài thân lấy chú thợ khay
-
Biển Hồ cực lắm anh ơi
-
Em ơi thân thể anh đây
Em ơi thân thể anh đây
Lờ đờ mắt lớn, tối ngày sáng đêm -
Ở nhà nồng nực lắm thay
Ở nhà nồng nực lắm thay
Ra đi bán quạt, đụng ngày gió xuân -
Anh trông cái mắt em này
Anh trông cái mắt em này
Khôn thì anh lấy, dại ngây thì đừng -
Trót lời, đàn đã bén dây
Trót lời, đàn đã bén dây
Chẳng trăm năm cũng một ngày lênh đênh -
Phôm phốp như cái bàn tay
-
Cha đời lính Tẩy, lính Tây
Cha đời lính Tẩy, lính Tây
Hễ trông thấy gái giở ngay xì xồ -
Duyên duyên, ý ý, tình tình
-
Ai ơi hưởng lấy kẻo chầy
-
Anh em như chân như tay
Anh em như chân như tay
Vợ chồng như áo, cởi ngay tức thì -
Người đại lượng đáng quý thay
Người đại lượng đáng quý thay
Trọn đời hưởng phúc, trọn ngày yên tâm -
Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ ai nhớ mãi thế này
Nhớ đêm quên ngủ, nhớ ngày quên ăn -
Nghề buôn, nghề bán không hay
Nghề buôn, nghề bán không hay
Ăn rồi ba bữa suốt ngày lo toan
Chú thích
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Tỉ
- So sánh, ví dụ, giống như.
-
- Ngãi
- Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Nam Kỳ lục tỉnh
- Tên gọi miền Nam Việt Nam thời nhà Nguyễn, trong khoảng thời gian từ năm 1832 tới năm 1862 (khi Pháp chiếm 3 tỉnh Miền Đông) và năm 1867 (khi Pháp chiếm nốt 3 tỉnh Miền Tây), bao gồm sáu (lục) tỉnh:
1. Phiên An, sau đổi thành Gia Định (tỉnh lỵ là tỉnh thành Sài Gòn),
2. Biên Hòa (tỉnh lỵ là tỉnh thành Biên Hòa),
3. Định Tường (tỉnh lỵ là tỉnh thành Mỹ Tho) ở miền Đông;
4. Vĩnh Long (tỉnh lỵ là tỉnh thành Vĩnh Long),
5. An Giang (tỉnh lỵ là tỉnh thành Châu Đốc),
6. Hà Tiên (tỉnh lỵ là tỉnh thành Hà Tiên) ở miền Tây.
-
- Cô phòng
- Buồng riêng của người sống cảnh cô đơn (từ Hán Việt). Thường dùng để chỉ cảnh cô đơn của người phụ nữ không chồng hoặc xa chồng.
Đình thoa trường nhiên tư viễn nhân,
Độc túc cô phòng lệ như vũ.
(Ô dạ đề - Lí Bạch)Tản Đà dịch:
Dừng thoi buồn bã nhớ ai,
Phòng không gối chiếc, giọt dài tuôn mưa.
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Cửa Đông
- Khu vực phố cổ Hà Nội nằm ngoài cửa đông thành Thăng Long, ngày nay là phố Cửa Đông.
-
- Tao khang
- Cũng nói là tào khang hay tào khương, từ Hán Việt: tao là bã rượu, khang là cám gạo, những thứ mà người nghèo khổ thường phải ăn. Vua Hán Quang Vũ (đời Đông Hán, Trung Quốc) có ý muốn gả người chị góa chồng là Hồ Dương công chúa cho quan đại phu Tống Hoằng, nên hỏi "Ngạn vân: phú dịch thê, quý dịch giao, hữu chư?" (Ngạn ngữ có nói: giàu thì đổi vợ, sang thì đổi bạn, có chăng?). Tống Hoằng đáp "Thần văn: Bần tiện chi giao mạc khả vong, tao khang chi thê bất khả hạ đường" (Thần nghe: Bạn bè lúc nghèo hèn chớ nên quên, người vợ tấm cám chớ để ở nhà sau). Nghĩa tao khang do đó chỉ tình nghĩa vợ chồng vun đắp từ những ngày cực khổ.
-
- Đó
- Dụng cụ đan bằng tre hoặc mây, dùng để bắt tôm cá.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tháp Bút
- Tên một tòa tháp ở Hồ Gươm (Hà Nội). Tháp được xây dựng từ thời vua Tự Đức, làm bằng đá, cao năm tầng, đỉnh có hình một chiếc bút lông chỉ lên trời.
-
- Đài Nghiên
- Tên một cái cổng ở đầu cầu Thê Húc, trên cổng có đặt nghiên mực bằng đá hình quả đào bổ đôi theo chiều dọc, có tạc ba con ếch đội nghiên. Trên nghiên có khắc một bài minh (một thể văn xưa) của Nguyễn Văn Siêu. Từ cổng ngoài đi vào có hai bức tường hai bên, một bên là bảng rồng, một bên là bảng hổ, tượng trưng cho hai bảng cao quý nêu tên những người thi đỗ, khiến cho các sĩ tử đi qua càng gắng công học hành.
-
- Cầu Thê Húc
- Cây cầu gỗ sơn màu đỏ, nối bờ hồ Hoàn Kiếm với cổng đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), được Nguyễn Văn Siêu xây dựng vào năm 1865. Cầu bị gãy vào năm 1953 và được sửa lại, gia cố phần móng bằng xi măng. Tên cầu Thê Húc 棲旭 nghĩa là "đón ánh sáng mặt trời buổi sớm."
-
- Thợ khảm
- Người làm nghề chạm khảm các đồ thủ công mĩ nghệ bằng gỗ. Thợ khảm còn gọi là thợ khay. Phố Hàng Khay ở Hà Nội còn có tên là phố Thợ Khảm (Rue des Incrusteurs) do người Pháp đặt.
-
- Biển Hồ
- Tên nhân dân ta thường dùng để gọi hồ Tonlé Sap, một hồ nước ngọt rộng lớn thuộc Campuchia. Từ thời Pháp thuộc, nhiều người dân Việt Nam đã đến đây lập nghiệp và sinh sống, tạo thành cộng đồng người Việt khá đông đúc cho đến bây giờ.
-
- Rày
- Nay, bây giờ (phương ngữ).
-
- Chầy
- Trễ, chậm (từ cổ). Trong ca dao ta cũng thường gặp cụm từ "canh chầy," nghĩa là canh khuya, đêm khuya.
-
- Vu quy
- Về nhà chồng.