Mặt nặng mày nhẹ
Tìm kiếm "mặt trăng"
-
-
Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng
Mất tiền mua mâm thì đâm cho thủng
Mất tiền mua thúng thì đụng cho mòn -
Mắt la mày lét
Mắt la mày lét
-
Mặt dạn mày dày
Mặt dạn mày dày
-
Mặt ngây như ngỗng ỉa
Mặt ngây như ngỗng ỉa
Dị bản
Mặt đực như ngỗng ỉa
-
Mắt nhìn lụy nhỏ hàng hai
-
Mất con gà em la cả xóm
-
Mặt búng ra sữa
Mặt búng ra sữa
-
Mắt ngước, chân bước nhẹ nhàng
-
Mặt sáng như gương Tàu, đầu bóng như vải lĩnh
-
Mặt xanh như đít nhái
Mặt xanh như đít nhái
-
Mặt lưỡi cày ăn mày khắp chợ
Mặt lưỡi cày ăn mày khắp chợ
-
Mắt nhắm mắt mở
Mắt nhắm mắt mở
-
Mặt vàng đổi lấy mặt xanh
-
Mặt đỏ như lửa thấy bụng chửa cũng sợ
Mặt đỏ như lửa, thấy bụng chửa cũng sợ
-
Mất cả chì lẫn chài
-
Mặt mày sáng sủa như sao
Mặt mày sáng sủa như sao
Ngồi không ăn bám biết bao cho vừa -
Mặt trời đã xế non Tần
-
Mắt chuột, tai thỏ, mũi dơi
-
Mắt ốc bươu làm cho ai sợ
Chú thích
-
- Lụy
- Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
-
- Kiểng
- Cảnh (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Chữ "Cảnh" là tên của Nguyễn Phúc Cảnh (con cả của chúa Nguyễn Ánh), người được đưa sang Pháp làm con tin để đổi lấy sự giúp đỡ đánh nhà Tây Sơn, vì vậy được gọi trại ra thành "kiểng" để tránh phạm húy.
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Khang nhã
- Nhàn nhã, nhẹ nhàng, thanh thản, yên vui (chữ Hán).
-
- Người hiền
- Người có đức hạnh, tài năng.
-
- Vải lĩnh
- Còn gọi là lãnh, loại vải dệt bằng tơ tằm nõn, một mặt bóng mịn, một mặt mờ. Lĩnh được cho là quý hơn lụa, có quy trình sản xuất rất cầu kì. Vải lãnh thường có màu đen, trơn bóng hoặc có hoa, gọi là lĩnh hoa chanh, thường dùng để may quần dài cho các nhà quyền quý. Lĩnh Bưởi ở vùng Kẻ Bưởi miền Bắc (gồm các làng An Thái, Bái Ân, Hồ Khẩu, Trích Sài) và lãnh Mỹ A ở miền Nam là hai loại vải lãnh nổi tiếng ở nước ta.
Khăn nhỏ, đuôi gà cao
Lưng đeo dải yếm đào
Quần lĩnh, áo the mới
Tay cầm nón quai thao
(Chùa Hương - Nguyễn Nhược Pháp)
-
- Sông Đà
- Còn gọi là sông Bờ, phụ lưu lớn nhất của sông Hồng, bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng tây bắc - đông nam. Điểm đầu của sông Đà trên nước ta là biên giới Việt Nam - Trung Quốc tại huyện Mường Tè (Lai Châu). Sông chảy qua các tỉnh Tây Bắc là Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, nhập với sông Hồng ở "ngã ba sông" (Việt Trì, Phú Thọ).
-
- Chài
- Loại lưới hình nón, mép dưới có chì, chóp buộc vào một dây dài, dùng để quăng xuống nước chụp lấy cá mà bắt. Việc đánh cá bằng chài cũng gọi là chài.
-
- Ải Bắc non Tần
- Ải Nam Quan ở biên giới phía Bắc (nay thuộc Trung Quốc) và vùng Bảy Núi sát biên giới Campuchia. Trong văn thơ cổ, ải Bắc non Tần (có dị bản là bể Bắc non Tần) thường dùng để chỉ sự xa cách.
-
- Hạc
- Loại chim cổ cao, chân và mỏ dài. Trong Phật giáo và văn chương cổ, hạc tượng trưng cho tuổi thọ hoặc tính thanh cao của người quân tử. Trước cửa các điện thờ thường có đôi hạc đá chầu.
Đỉnh Hoa biểu từ khơi bóng hạc
Gót Nam Du nhẹ bước tang bồng
(Nhị thập tứ hiếu)
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Hỏa lò
- Cái lò lửa (từ Hán Việt).