Cất cây đòn gánh đi ra
Chờ cho tan chợ, về nhà tối thui
Về nhà, con đói ngủ vùi
Dầu đèn không có, cực ơi bớ chồng
Tìm kiếm "giã giò con cò"
-
-
Kế hậu đã có con trai
-
Cái cò lặn lội bờ sông
-
Bát trong sóng còn có khi động
-
Có phúc dâu hiền rể thảo
Có phúc dâu hiền rể thảo
Vô phúc dâu cáo rể chồn -
Vui đâu cho bằng vui nhà
Vui đâu cho bằng vui nhà,
Có con có vợ mới là thật vui.
Dạy con nhủ vợ mọi lời,
Gốc kia vững chắc thì chồi mới xanh. -
Công cha như núi Thái Sơn
-
Công cha như núi ngất trời
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ngời ngời biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Công cha nghĩa mẹ ghi lòng con ơi -
Cơm cha, cơm mẹ đã từng
Cơm cha, cơm mẹ đã từng
Con đi làm mướn kiếm lưng cơm người
Cơm người khổ lắm mẹ ơi
Chẳng như cơm mẹ vừa ngồi vừa ăn -
Con ơi muốn nên thân người
-
Đàn ông đi bể có đôi
Đàn ông đi bể có đôi
Đàn bà đi bể mồ côi một mìnhDị bản
-
Em tôi buồn ngủ buồn nghê
-
Cái bống là cái bống bang
-
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Mẹ ơi chớ đánh con hoài
Để con bắt ốc hái xoài mẹ ăn -
Má ơi đừng đánh con đau
-
Ru em em hãy nín đi
Ru em, em hãy nín đi
Kẻo mà mẹ đánh em thì phải đau
Em đau chị cũng buồn rầu
Bé mồm bé miệng nín mau tức thì -
Trèo non mới biết non cao
Trèo non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ giàDị bản
-
Con ơi mẹ bảo câu này
Con ơi mẹ bảo câu này,
Học buôn học bán cho tày người ta.
Con đừng học thói chua ngoa,
Họ hàng ghét bỏ, người ta chê cười.
Dù no dù đói cho tươi,
Khoan ăn, bớt ngủ, liệu bài lo toan.
Phòng khi đóng góp việc làng,
Đồng tiền bát gạo lo toan cho chồng.
Trước là đắc nghĩa cùng chồng,
Sau là họ mạc cũng không chê cười.
Con ơi, nhớ bấy nhiêu lời ! -
Còn cha gót đỏ như son
Còn cha gót đỏ như son
Đến khi cha thác gót con đen sì
Còn cha nhiều kẻ yêu vì
Đến khi cha thác ai thì thương conDị bản
Còn cha gót đỏ như son
Một mai cha chết, gót con thâm sì.
-
Dạy con từ thuở còn thơ
Chú thích
-
- Kế hậu
- Tiếp nối ở sau (từ Hán Việt).
-
- Nghĩa tử
- Con nuôi (từ Hán Việt).
-
- Ba giềng
- Xem chú thích Cương thường.
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Bát trong sóng còn có khi động
- Bán chén nằm yên trong sóng (chạn) còn có khi nghe khua lách cách. Ý nói bà con ở cùng một nhà khó tránh khỏi sự mất lòng nhau.
-
- Thái Sơn
- Một ngọn núi ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, là một trong năm ngọn núi thiêng của Trung Quốc (gồm Hành Sơn, Hằng Sơn, Thái Sơn, Hoa Sơn và Tung Sơn). Núi Thái Sơn được xem là thiêng nhất trong năm ngọn núi này.
-
- Hiếu
- Lòng biết ơn, phụng dưỡng cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Đạo
- Lẽ sống mà con người nên giữ gìn và tuân theo (theo quan niệm cũ).
-
- Dùi mài
- Dùi là động tác cố gắng làm thủng vật cứng, mài là động tác cố gắng làm mòn vật cứng, để vật ấy trở nên có ích. Hai động tác dùi mài do đó mang nghĩa: Chăm chỉ rèn luyện, gắng công làm lụng để được việc.
-
- Khoa
- Khoa thi. Thời xưa triều đình mở các khoa thi để chọn nhân tài làm quan.
-
- Vượt cạn
- Chỉ việc sinh nở.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Khoai từ
- Loại khoai thuộc họ củ nâu. Ở Việt Nam, loại có gai phân bố ở Phú Quốc, loại không gai phân bố rộng rãi, ngoài ra còn có củ từ nước mọc ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Khoai từ thường dùng làm lương thực, thực phẩm và là một vị thuốc với nhiều công dụng.
-
- Hát bội
- Một loại hình văn nghệ dân gian cổ truyền phổ biến trước đây. Đây là một loại hình mang nặng tính ước lệ. Các diễn viên hát bộ phân biệt từ mặt mũi, râu tóc, áo quần để rõ kẻ trung nịnh, người sang hèn, ai thô lậu, thanh tú, ai minh chánh, gian tà. Sắc đỏ được dùng dặm mặt để biểu hiện vai trung thần; màu xám là nịnh thần; màu đen là kẻ chân thật; màu lục là hồn ma... Dàn nhạc dùng trong hát bội gồm có những nhạc cụ như: trống chiến, đồng la, kèn, đờn cò và có khi ống sáo. Nội dung các vở hát bội thường là các điển tích Trung Hoa.
Về tên gọi, "bộ" đây có nghĩa là diễn xuất của nghệ sĩ đều phải phân đúng từng bộ diễn, nên gọi là "hát bộ", "diễn bộ", "ra bộ.. Gọi là “hát bội” là vì trong nghệ thuật hóa trang, đào kép phải đeo, phải giắt (bội) những cờ phướng, lông công, lông trĩ… lên người. Còn "tuồng" là do chữ "Liên Trường" (kéo dài liên tiếp thành một vở tuồng tích có khởi đầu truyện, có hồi kết cuộc, phân biệt với các ca diễn từng bài ngắn, từng trích đoạn), do ngôn ngữ địa phương mà thành "luông tuồng," "luôn tuồng..."
Xem vở hát bội Thần nữ dâng Ngũ Linh Kỳ.
-
- Đào, kép
- Vai diễn trong một vở tuồng, chèo, cải lương... Đào là vai nữ, kép là vai nam. Cô dâu, chú rể trong đám cưới đôi khi cũng gọi là đào kép.
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Tày
- Bằng (từ cổ).
-
- Đắc nghĩa
- Trọn nghĩa.
-
- Họ mạc
- Bà con họ hàng.
-
- Thác
- Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).