Tìm kiếm "cha ông"

Chú thích

  1. Mần
    Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
  2. Bưng
    Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
  3. Điên điển
    Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...

    Bông điên điển

    Bông điên điển

    Gỏi bông điên điển và tép đồng

    Gỏi bông điên điển và tép đồng

  4. Gá duyên
    Kết thành nghĩa vợ chồng.
  5. Đà
    Đã (từ cổ, phương ngữ).
  6. Nước ròng
    Mực nước thấp nhất khi thủy triều xuống. Ngược lại với nước ròng là nước lớn, mực nước khi triều lên cao nhất.
  7. Sao đang
    Sao nỡ đành.
  8. Tam tòng
    Những quy định mang tính nghĩa vụ đối với người phụ nữ phương Đông trong xã hội phong kiến ngày trước, xuất phát từ các quan niệm của Nho giáo. Tam tòng bao gồm:

    Tại gia tòng phụ:  khi còn nhỏ ở với gia đình phải theo cha,
    Xuất giá tòng phu: khi lập gia đình rồi phải theo chồng,
    Phu tử tòng tử: khi chồng qua đời phải theo con.

  9. Thác
    Chết, mất, qua đời (từ Hán Việt).
  10. Lụy
    Nước mắt (phương ngữ Nam Bộ, nói trại từ lệ).
  11. Đàng
    Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  12. Rẫy
    Đất trồng trọt ở miền rừng núi, có được bằng cách phá rừng, đốt cây rồi trồng tỉa.
  13. Quẩy
    Hoặc quảy: động tác mang vật gì bằng cách dòng qua vai và áp sát lưng, thường thấy là cách dùng một đầu quang gánh.
  14. Chi
    Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  15. Phu
    Chồng (từ Hán Việt).
  16. Hung
    Dữ, quá (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  17. Lang dâm
    Dâm ô, lăng nhăng, lang chạ bừa bãi.
  18. Trắc nết
    Tính nết hư hỏng, không đứng đắn.
  19. Một loại vòng trang sức giống như kiềng (phương ngữ vùng Đức Phong, Mộ Đức, Quảng Ngãi).