Tìm kiếm "cha ông"
-
-
Nhạn lạc bầy nhắm hướng nó bay
-
Nước mắt nhỏ sa lấy khăn mu soa em chặm
-
Xiết bao bú mớm bù trì
-
Chồng thương chẳng sợ chi ai
-
Vô doan xấu phước, lấy thằng chồng trước khật khùng
-
Con gái mà được chồng yêu
-
Nên thì một vợ một chồng
-
Chồng già vợ trẻ như hoa
Chồng già vợ trẻ như hoa
Vợ già chồng trẻ như ma lạc mồ -
Có con nỏ muốn ai bồng
-
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
Chó béo đẹp mặt chủ nhà
Nàng dâu rách rưới, mụ gia thẹn thùng -
Anh ăn rồi lại anh nằm
-
Giận chồng ai dễ giận lâu
-
Xin anh đi học cho ngoan
-
Vợ chồng trong ấm ngoài êm
-
Ăn với chồng một bữa
Ăn với chồng một bữa
Ngủ với chồng nửa đêm -
Đôi ta như gậy chống rèm
-
Chàng ơi chớ bực sầu tư
-
Vợ lo nếp, lá, đậu, mè
-
Phải duyên ôi chồng hờn vợ giận
Chú thích
-
- Lợn nước nái, gái cửa buồng
- Lợn nước nái: lợn nái tới thời kì phát dục, chịu đực. Gái cửa buồng: phụ nữ sau thời kì kiêng cữ do sinh nở nằm trong buồng kín, nay đã ra tới cửa buồng (đi lại trong nhà được), đã có thể sinh hoạt tình dục.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Khăn mùi xoa
- Khăn vuông nhỏ dùng để lau nước mắt, chùi miệng (từ tiếng Pháp mouchoir). Cũng đọc là mù xoa, mu soa hoặc bô sa.
-
- Chặm
- Thấm từng tí cho khô (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bù trì
- Chăm lo, nuôi nấng chu đáo hoặc giúp đỡ một cách ân cần (từ cũ).
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Vô doan
- Vô duyên (do cách phát âm của người Nam Bộ).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Cơm tấm
- Cơm được nấu từ hạt gạo tấm, tức hạt gạo bị bể. Gạo này xưa là loại gạo thứ phẩm, rớt vãi sau khi sàng, thường dùng cho gà ăn hoặc cho người ăn lúc quá túng thiếu. Ngày nay cơm tấm đã trở thành món ăn quen thuộc, được coi là đặc sản của miền Nam.
-
- Mắm nêm
- Cũng gọi là mắm cái ở một số vùng, một loại mắm lên men từ cá, có nhiều ở miền Trung và miền Nam, dùng làm nước chấm trong các bữa ăn. Tùy theo phong tục từng vùng mà mắm nêm được pha với các loại gia vị khác nhau, thường là tỏi, ớt, thơm (dứa)...
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Bồ
- Đồ cỡ lớn đựng thóc lúa, thường đan bằng tre.
-
- Dập bã trầu
- Cách nói chỉ thời gian ngắn, đủ để nhai dập một miếng trầu.
-
- Khung cửi
- Dụng cụ dệt vải truyền thống của nhiều dân tộc Việt Nam. Khung cửi có hình hộp chữ nhật có 4 cột trụ và các thanh nối ngang dọc tạo cho khung cửi có tính chất vững chắc. Khung cửi có nhiều bộ phận:
1. Khung: làm bằng gỗ với 4 cột trụ to, chắc, có các thanh dọc, ngang nối với nhau.
2. Trục: một thanh gỗ tròn ngang để cuốn vải, kéo cho mặt vải dệt có độ phẳng để dệt vải mịn.
3. Phưm: giống như chiếc lược được làm hình chữ nhật, bên trong đan bằng nan tre vót nhỏ, đều nhau. Phưm có tác dụng chia đều các sợi vải dọc và dập chặt các sợi vải ngang để cho mặt vải mịn đều.
4. Go: Bộ go gồm hai lá, mỗi lá go được làm bằng hai thanh tre nhỏ dài chừng 7 tấc. Go là bộ phận chính trong khung cửi.
5. Bàn đạp: Hai thanh gỗ để đạp chân lên, buộc 2 sợi dây đính với go để điều chỉnh sợi lên xuống để đưa thoi vào dệt sợi ngang.
6. Thanh ngáng sợi: Một thanh gỗ to bề ngang khoảng 10cm, để ngang giữa 2 làn sợi dọc cho cao lên để đưa thoi qua dễ dàng.
-
- Quan tiền dài
- Dân ta thời xưa dùng tiền đúc bằng kim loại, có lỗ tròn hoặc lỗ vuông ở giữa, và lấy dây để xâu tiền thành từng chuỗi. Một quan tiền quý (cổ tiền) bằng 10 tiền, nghĩa là bằng 600 đồng; một quan tiền gián (sử tiền) chỉ có 6 tiền, bằng 360 đồng (mỗi tiền là 60 đồng). Vì vậy, quan tiền quý được gọi là quan tiền dài.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Bát đàn
- Bát nông lòng, làm bằng đất nung thô có tráng men, thời xưa thường dùng.
-
- Gậy chống rèm
- Rèm cửa sổ ngày trước (hoặc ở một số vùng quê bây giờ) thường làm bằng tre lợp tranh hoặc bằng gỗ, đóng mở theo bản lề nằm ngang phía trên. Khi mở rèm, người ta dùng một cây gậy nhỏ, một đầu chống vào rèm, đầu kia chống lên bệ cửa sổ.
-
- Sầu tư
- Nỗi buồn riêng.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Bài chòi
- Một loại hình trò chơi dân gian và nghệ thuật độc đáo ở miền Trung, được tổ chức hằng năm vào dịp Tết Nguyên đán. Người ta dựng 9-11 chòi trên một bãi đất trống. Bộ bài để đánh bài chòi gồm 33 lá, với những cái tên nôm na như: Nhứt Nọc, Nhì Nghèo, Ông Ầm, Sáu Ghe, Bảy Liễu... vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xóc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới.”
-
- Phận hẩm duyên ôi
- Số phận hẩm hiu, tình duyên lỡ dở.
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi
Đỗ suốt hai trường hỏng một tôi
Tế đổ làm Cao mà chó thế
Kiện trông ra Tiệp hỡi trời ôi!
(Hỏng Thi Khoa Quý Mão - Tú Xương)
-
- Lung
- Nhiều, hăng. Nghĩ lung: nghĩ nhiều, gió lung: gió nhiều.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.