Mẹ hiền lại gặp dâu hiền
Dị bản
Dâu hiền lại gặp mẹ hiền
Cái quần tám túm cũng liền như xưa
Dâu hiền lại gặp mẹ hiền
Cái quần tám túm cũng liền như xưa
Chị em một ruột cắt ra
Chị có em có mới là thân nhau
Chị em một ruột cắt ra
Chị không em có, ắt là người dưng
Đói lòng ăn trái ổi non,
Nhịn cơm nuôi mẹ, cho tròn nghĩa xưa
Có hai Phật sống trong nhà
Sớm hôm lễ niệm đi xa đâu cần
Anh về mắc võng ru con
Đừng nên tơ tưởng trái chanh non trái mùa
Anh về mắc võng ru con
Ai lên xe xuống ngựa, ai đẹp giòn mặc ai
Rượu say vì bởi men nồng
Vợ mà biết ở, ắt chồng phải theo
Anh đi chơi nhởn đâu đây?
Phải cơn mưa này ướt áo lấm chân
Chậu nước em để ngoài sân,
Em chờ anh rửa xong chân, anh vào nhà.
Vào nhà em hỏi tình ta,
Trăm năm duyên ngãi mặn mà hay không?
Chử đậu nhiên đậu cơ
Đậu tại phủ trung khấp
Bản tự đồng căn sinh
Tương tiễn hà thái cấp?
Phan Kế Bính dịch:
Cẳng đậu đun hạt đậu
Hạt đậu khóc hu hu
Cùng sinh từ một gốc
Thui nhau nỡ thế ru?
Nguyên văn hai câu đầu là:
Một mai ai đứng minh tinh
Ai phò giá triệu, ai nghinh quan tài?
Minh tinh, trong Nam còn gọi là tấm triệu, là dải lụa dài ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần, v.v… của người chết, treo trên một cái giàn nhỏ có đòn khiêng, thường gọi là cái giá triệu, để khiêng đi trước quan tài khi đưa đám tang. Vậy đứng minh tinh là có tên trên tấm minh tinh, nghĩa là đã chết. Nghinh (nghênh) là đón rước. Nghinh quan tài là bưng cái bát hương đi thụt lùi phía trước quan tài để dẫn đường. Còn phò giá triệu là chống gậy tang đi bên cái giá triệu để hộ tống. Nghinh quan tài và phò giá triệu thường là bổn phận của con trai trưởng (hoặc con trai) và của cháu đích tôn (hoặc cháu nội trai). Vậy "đứng bên kinh" và "rinh quan tài" chỉ là do tam sao thất bản mà ra. Theo chúng tôi, bài này vốn chỉ có hai câu đầu và đây là lời của người vợ không sanh nở nói với chồng [...]