Tay em cầm nắm nhang, cây tắt, cây đỏ
Tay em bứt ngọn cỏ, lá héo, lá khô
Tay em bồng đứa con thơ, vun nấm xoa mồ
Khổ cam phận khổ, biết khi mô cho chộ chàng
Tìm kiếm "bể Bắc bể đông"
-
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thương chồng nấu cháo cu cu
Dị bản
-
Áo dài năm nút hở bâu
-
Bênh con, lon xon mắng người
Dị bản
Nghe con, lon xon mắng láng giềng
-
Đặt mâm so đũa hai hàng
Đặt mâm so đũa hai hàng
Không ăn mà thấy mặt chàng cũng no -
Con ơi con ở với bà
-
Cha sinh mẹ dưỡng
Cha sinh mẹ dưỡng
-
Con có mẹ như măng ấp bẹ
-
Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà
Con hư tại mẹ,
Cháu hư tại bà -
Một mẹ nuôi chín mười con
Một mẹ nuôi chín mười con
Chín mười con không nuôi tròn một mẹDị bản
Một mẹ nuôi được mười con
Mười con không nuôi được một mẹ
-
Vợ thì anh lấy một muôn
-
Lỡ rồi cơm khét cơm khê
-
Con voi, voi dấu, con châu chấu, châu chấu yêu
-
Một mai bóng xế cội tùng
-
Tay mang khăn chế áo thùng,
-
Vợ chồng đầu gối má kề
-
Lâm râm khấn Phật khấn trời
Lâm râm khấn Phật khấn Trời
Xin cho cha mẹ sống đời nuôi conDị bản
Lầm rầm khấn vái Phật Trời
Xin cho cha mẹ đời đời nuôi con
-
Trên non tốc một tiếng còi
Trên non tốc một tiếng còi
Thương con nhớ vợ, quan đòi phải đi
Không đi thì sợ quan đòi
Ra đi thì nhớ cá mòi nấu măngDị bản
-
Cánh buồm bao quản gió xiêu
-
Cậu nghe ba tiếng đờn cò
Chú thích
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chộ
- Thấy (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Cu cu
- Chim bồ câu (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tru
- Trâu (phương ngữ một số vùng Bắc Trung Bộ).
-
- Ràn
- Chuồng trâu, chuồng bò (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Lươn
- Loài cá nước ngọt, thân hình trụ, dài khoảng 24-40 cm, đuôi vót nhọn, thoạt nhìn có hình dạng như rắn. Lươn không có vảy, da trơn có nhớt, màu nâu vàng, sống chui rúc trong bùn ở đáy ao, đầm lầy, kênh mương, hay ruộng lúa. Lươn kiếm ăn ban đêm, thức ăn của chúng là các loài cá, giun và giáp xác nhỏ.
Ở nước ta, lươn là một loại thủy sản phổ biến, món ăn từ lươn thường được coi là đặc sản. Lươn được chế biến thành nhiều món ngon như: cháo lươn, miến lươn, lươn xào...
-
- Áo dài
- Trang phục truyền thống của nước ta, gần như trở thành một biểu tượng của phụ nữ Việt Nam, tuy nam giới cũng mặc được. Áo dài có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi, từ đi chơi, đi học cho đến dịp lễ lạc, tiếp khách trang trọng. Hiện chưa rõ nguồn gốc xuất xứ của áo dài, theo thời gian nó đã được cách tân cách điệu nhiều lần, nhưng hình dạng cơ bản vẫn giữ nguyên. Kiểu dáng hiện nay do họa sĩ Lê Phổ sửa lại từ những cải cách quan trọng của họa sĩ Cát Tường vào thập niên 30 của thế kỉ trước.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Lon xon
- Vội vàng, hấp tấp.
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...
-
- Măng
- Thân tre, trúc khi vừa nhú lên khỏi mặt đất, còn non, ăn được.
-
- Hồ dễ
- Không dễ dàng.
Chưa chắc cây cao hồ dễ im
Sông sâu hồ dễ muốn êm đềm
(Buồn êm ấm - Quang Dũng)
-
- Cơm khê
- Cơm nấu quá lửa, có mùi khét.
-
- Hổng
- Không (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Châu chấu
- Loại côn trùng nhỏ, chuyên ăn lá, có cánh màng, hai chân sau rất khỏe dùng để búng.
-
- Bóng xế cội tùng
- Hình ảnh ẩn dụ, chỉ việc cha mẹ qua đời.
-
- Mũ rơm
- Mũ làm bằng rơm, dùng để quấn đầu khi để tang cho cha mẹ. Ngày nay ít còn thấy tục lệ này.
-
- Áo thùng
- Áo rộng mặc ngoài áo trảm thôi (áo bằng vải xô, không viền gấu, không cài khuy, chỉ buộc dải, mặc khi để tang cha mẹ).
-
- Khăn tang
- Cũng gọi là khăn chế, loại khăn trắng quấn đầu khi để tang.
-
- Sao đang
- Sao nỡ đành.
-
- Hồ
- Gần. Cũng nói là hầu.
Ở chỗ nhân gian không thể hiểu
đôi mắt người hồ như biển đông
có mưa-tôi-cũ về ngang đó
tự buổi thiên đàng chưa lập xong
(Bài nhân gian thứ nhất - Du Tử Lê)
-
- Cá mòi
- Một loại cá thuộc họ cá trích, có tập tục bơi thành đàn từ biển ngược lên nguồn vào tháng giêng để đẻ trứng, vì vậy nhân dân ta thường giăng lưới bắt cá mòi ở sông vào dịp này. Cá mòi ngon nhất là trứng cá, và thường được chế biến thành các món nướng, món kho. Cá mòi có hai loại: cá mòi lửa và cá mòi he.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Chín chiều
- Xem chú thích Chín chữ cù lao.
-
- Chín chữ cù lao
- Tức cửu tự cù lao, chỉ công lao khó nhọc của bố mẹ. (Cù 劬: nhọc nhằn; lao: khó nhọc). Theo Kinh Thi, chín chữ cù lao gồm: Sinh - đẻ, cúc - nâng đỡ, phủ - vuốt ve, súc - cho bú mớm lúc nhỏ, trưởng - nuôi cho lớn, dục - dạy dỗ, cố - trông nom săn sóc, phục - xem tính nết mà dạy bảo cho thành người tốt, và phúc - giữ gìn.
-
- Tam niên nhũ bộ
- Ba năm đầu đời của đứa trẻ được mẹ cho bú sữa (nhũ), mớm cơm (bộ).
-
- Ngũ cung
- Năm âm giai trong âm nhạc dân tộc: Hò, Xự, Xang, Xê, Cống (tương đương với Sol, La, Do, Re, Mi ngày nay). Ở miền Nam có thêm hai âm là Liếu (Líu) và Ú, thật ra là hai nấc trên của Hò và Xự.