Tìm kiếm "an bần"
-
-
Ngày ăn ba bữa chưa no
Dị bản
Ngày ba bữa ăn chưa no
Đến khi đói bụng thì dò đến niêu
-
Đêm khuya phảng phất gió tây
-
Tướng thầy là tướng khoai lang
-
Ra về vẫn nhớ Hội An
Ra về vẫn nhớ Hội An
Phố vui, người đẹp, chứa chan nghĩa tình -
Cùng nhau biển hẹn non thề
-
Ai về có nhớ Cẩm Thanh
-
Sông Lam Giang càng ngày càng rộng
-
Khoai khô mà nấu với đường
Khoai khô mà nấu với đường
Đau nằm liệt giường cũng dậy mà ăn -
Hội An đất hẹp người đông
-
Khăn lưng năm bảy mối lòng thòng
Khăn lưng năm bảy mối lòng thòng
Cho em một mối, kết vòng ái ân -
Tham ăn lấy răng đào huyệt
Tham ăn lấy răng đào huyệt
-
Su ót lẹm cằm, ham ăn như chó
-
Nam mô A Di Đà Phật
-
Ăn đầu Dần chí Dậu
-
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
Chưa ăn cỗ đã lo mất phần
-
Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Miếng ăn quá khẩu thành tàn
Tham ăn chết tắc, tiếng mang muôn đời -
Phủ Quỳ đi có về không
-
Vác mồm đi ăn giỗ
-
Đạn ăn lên tên ăn xuống
Chú thích
-
- Phi ân
- Không kể gì đến chuyện ơn nghĩa (chữ Hán).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.
-
- Bến Phó Thừa
- Tên một bến đò trên sông Thu Bồn, thuộc tỉnh Quảng Nam.
-
- Hội An
- Một địa danh thuộc tỉnh Quảng Nam, nay là thành phố trực thuộc tỉnh này. Trong lịch sử, nhất là giai đoạn từ thế kỉ 15 đến thế kỉ 19, Hội An từng là một hải cảng rất phồn thỉnh. Hiện nay địa danh này nổi tiếng về du lịch với phố cổ cùng các ngành truyền thống: mộc, gốm, trồng rau, đúc đồng... Hội An còn được gọi là phố Hội hoặc Hoài Phố, hay chỉ ngắn gọi là Phố theo cách gọi của người địa phương.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Ẻ
- Ỉa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Ái ân
- Nguyên nghĩa là tình ái và ân huệ khắng khít với nhau. Về sau được hiểu là sự âu yếm, giao hợp của vợ chồng hay cặp tình nhân.
-
- Cẩm Thanh
- Địa danh nay là một xã thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm từ tre, dừa.
-
- Nguyệt
- Mặt trăng (từ Hán Việt).
-
- Đào
- Loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, cũng được trồng để lấy quả hay hoa. Hoa đào nở vào mùa xuân, là biểu tượng của mùa xuân và ngày Tết ở miền Bắc. Quả đào vị ngọt hoặc chua, mùi thơm, vỏ quả phủ một lớp lông mịn. Đào xuất hiện rất nhiều trong văn học cổ Trung Quốc và các nước đồng văn. Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Âm Bổn
- Hội Quán Triều Châu ở Hội An, còn gọi là chùa Âm Bổn hoặc chùa Ông Bổn, là nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng của người Triều Châu.
-
- Chùa Cầu
- Tên một cây cầu đồng thời cũng là một ngôi chùa cổ ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17 (nên còn được gọi là cầu Nhật Bản), bắc ngang qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một biểu tượng văn hóa - du lịch của Hội An.
-
- Su
- Sâu (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Chí
- Đến, kéo dài cho đến (từ Hán Việt).
-
- Ăn đầu Dần chí Dậu
- Ăn tham, ăn nhiều và liên tục, ăn từ sáng sớm (giờ Dần) đến chiều tối (giờ Dậu). Xem thêm các chú thích về đêm năm canh, ngày sáu khắc.
-
- Phủ Quỳ
- Một địa danh cũ ở phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An, chủ yếu gồm hai huyện Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp. Đây là vùng đất đỏ bazan rất thích hợp trồng các loại cây cao su, tiêu, điều, đặc biệt cà phê đã được thực dân Pháp trồng ở đây từ đầu thế kỉ 20. Nơi đây còn nổi tiếng với giống cam Vinh Phủ Quỳ quả tròn đều, mọng nước.
-
- Vác mồm đi ăn giỗ
- Chê những kẻ tham ăn, vô lễ, tay không đi ăn giỗ, trong khi lệ thường phải mang theo ít đồ cúng như trái cây, bó hoa, nhang... để tỏ lòng với gia chủ và người quá cố.
-
- Đạn ăn lên, tên ăn xuống
- Quy luật khi bắn súng, bắn tên.