Bảo vâng, gọi dạ, con ơi
Vâng lời sau trước, con thời chớ quên
Công cha nghĩa mẹ khôn đền,
Vào thưa, ra gửi mới nên con người.
Tìm kiếm "Bể Bắc"
-
-
Bao giờ cho lúa trổ bông
Bao giờ cho lúa trổ bông,
Cho chị có chồng, em gặm giò heo
– Giò heo chị để chị treo
Em lấy giò mèo em gặm em chơi -
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về
Ai bưng bầu rượu tới đó thì chịu khó bưng về,
Kẻo em đây đang còn theo chân thầy mẹ cho trọn bề hiếu trungDị bản
-
Con mống, sống mang
-
Có chồng đi lính nghĩa binh
-
Rủi tay xáng bể ô đồng
-
Lọng rách giơ xương, còn sườn cũng lọng
-
Lúc em bước chân ra, ở nhà má có dặn
-
Chữ rằng “quân tử tạo đoan”
-
Em buôn bán nuôi ai dầm sương phán mại?
-
Cậu lính là cậu lính ơi
Cậu lính là cậu lính ơi
Tôi thương cậu lắm, nắng nôi thương hàn
Lính này có vua, có quan
Nào ai cắt lính cho chàng phải đi
Trời ơi sinh giặc mà chi
Nay trẩy kim thì, mai trẩy kim ngân
Lấy nhau chửa được ái ân
Chưa được kim chỉ, Tấn Tần như xưa
Trầu lộc em phong lá dừa
Chàng trẩy mười bốn, em đưa hôm rằm
Rủ nhau ra chợ Quỳnh Lâm
Vai đỗ gánh xuống, hỏi thăm tin chồng
Xót xa như muối bóp lòng
Nửa muốn theo chồng, nửa bận con thơ -
Ơn Phật ơn trời
Ơn Phật, nhờ trời
Cha mẹ sinh hạ được mười anh em
Anh Cả nhàn thật là nhàn
Cởi trần đóng khố, đốt than trong rừng
Anh Hai vặn chão đánh thừng
Anh Ba làm mướn kiếm lưng cơm người
Anh Tư bắt ếch, mình ơi
Anh Tư bắt rắn, bắt dơi ngoài đồng
Anh Sáu đánh giậm dưới sông
Anh Bảy kéo lưới ở đồng làng ta
Anh Tám vác gạo trên ga
Anh Chín gánh mướn chợ xa chợ gần
Còn anh là út thanh tân
Có nghe anh kể, lại gần mà nghe -
Cha còn là trăng giữa mùa
Cha còn là trăng giữa mùa
Mẹ còn là những trận mưa giữa hè -
Theo chồng về chốn bưng biền
Theo chồng về chốn bưng biền
Thấy bông điên điển nghiêng mình nhớ quê
Lấy chồng xa rất khó về
Hết mùa điên điển, đường quê còn dàiVideo
-
Có võng mà chẳng có đòn
Có võng mà chẳng có đòn
Có chồng mà chẳng có con để bồng -
Cảm thương tình nghĩa vợ chồng
Cảm thương tình nghĩa vợ chồng
Thấy bông điên điển khiến lòng nhớ thương -
Xa xa quê tía bốn phía mây giăng
-
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Mình ơi tôi thương mình quá đi mình
Chẳng gần nhau một phút lửa tình thiêu gan -
Trắng da là đĩ anh ôi
Trắng da là đĩ anh ôi
Đen da thật vợ ở đời với anh -
Anh ơi cũng sợi tơ hồng
Chú thích
-
- Thầy mẹ
- Cha mẹ (phương ngữ miền Bắc).
Con đi mười mấy năm trời,
Một thân, một bóng, nửa đời gió sương.
Thầy đừng nhớ, mẹ đừng thương,
Cầm như đồng kẽm ngang đường bỏ rơi!
Thầy mẹ ơi, thầy mẹ ơi,
Tiếc công thầy mẹ đẻ người con hư!
(Thư gửi thầy mẹ - Nguyễn Bính)
-
- Từ mẫu
- Mẹ hiền (từ Hán Việt).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Mống
- Nổi lên, sinh ra, làm một việc dại dột, càn quấy (từ cổ).
-
- Sống
- Đực (từ cổ).
-
- Nghĩa binh
- Binh lính tình nguyện sung vào quân ngũ để chiến đấu cho nghĩa lớn (đánh kẻ tàn bạo, chống quân xâm lược...)
-
- Xáng
- Đánh, đập mạnh một cái gì (xáng chén, xáng bạt tai...).
-
- Ô
- Vật đúc bằng đồng thau, có hình giống cái chuông, đáy bằng, có nắp đậy, dùng đựng trầu cau. Từ này có gốc từ từ Hán Việt âu.
-
- Lọng
- Đồ dùng để che phía trên đầu, gần giống cái dù nhưng kích thước lớn hơn, hình tròn, phẳng, có cán dài để cầm, thường được sử dụng trong nghi lễ hoặc đám rước, để thể hiện địa vị xã hội. Ngày xưa, lọng được sử dụng cho vua, quan, chức sắc; ngày nay, lọng chủ yếu được sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo.
Kết cấu của lọng thường bao gồm một khung bằng tre nứa, có thể giương lên, xếp lại dễ dàng. Mặt trên lọng lợp bằng giấy phết sơn ta để chống thấm nước. Lọng còn thường được trang trí nhiều màu sắc và họa tiết tùy theo địa vị của người sử dụng.
-
- Sữa hươu
- Ý nhắc một chuyện trong Nhị Thập Tứ Hiếu: Diễm Tử sinh vào đời nhà Chu, thờ cha mẹ hết lòng. Cha mẹ già, đôi mắt lòa không trông rõ, thèm uống sữa hươu. Diễm Tử liền lấy da hươu khô làm áo mặc vào giả hươu con vào rừng đến gần các hươu mẹ có sữa, vắt lấy đem về dâng cho cha mẹ. Một hôm, Diễm Tử gặp bọn săn tưởng lầm là hươu, dùng cung tên toan bắn, Diễm Tử vội vàng bỏ lớp hươu ra trình bày mọi lẽ, bọn thợ săn thôi không bắn nữa.
Việt Nam ta cũng có bài vọng cổ Vắt sữa nai nuôi mẹ nhưng có nội dung hoàn toàn khác.
-
- Nhạc mẫu
- Mẹ vợ (từ Hán Việt).
-
- Khinh
- Nhẹ, coi nhẹ (từ Hán Việt).
-
- Mựa
- Chớ, đừng (từ cổ).
Chăn dân mựa nữa mất lòng dân
(Nguyễn Trãi)
-
- Tửu điếm
- Quán rượu (từ Hán Việt).
-
- Trà đình
- Quán trà (từ Hán Việt).
-
- Quân tử tạo đoan
- Lấy từ Trung Dung, một trong Tứ Thư: Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ; cập kỳ chí dã sát hồ thiên địa (Đạo của người quân tử khởi đầu mối từ đạo vợ chồng, đến chỗ cùng cực của đạo ấy thì thấu triệt trời đất).
-
- Đá vàng
- Cũng nói là vàng đá, lấy ý từ từ Hán Việt kim thạch. Kim là kim khí để đúc chuông, đỉnh. Thạch là đá. Ngày trước, những lời vua chúa hoặc công đức của nhân vật quan trọng được khắc ghi trên bia đá hay chuông, đỉnh đồng để lưu truyền mãi mãi. Đá vàng vì thế chỉ sự chung thủy son sắt, hoặc sự lưu truyền tên tuổi mãi mãi về sau.
-
- Phán mại
- Mua bán (phán: bán, mại: mua).
-
- Nại
- Nề hà, lấy làm điều (từ cổ, nay ít dùng).
-
- Thương hàn
- Bệnh cảm lạnh theo Đông y (lưu ý phân biệt với bệnh thương hàn của Tây y, một bệnh về đường tiêu hóa).
-
- Kim thì
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Kim thì, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Kim ngân
- Vàng bạc (từ Hán Việt).
-
- Chửa
- Chưa (từ cổ, phương ngữ).
-
- Tấn Tần
- Việc hôn nhân. Thời Xuân Thu bên Trung Quốc, nước Tần và nước Tấn nhiều đời gả con cho nhau. Tấn Hiến Công gả con gái là Bá Cơ cho Tần Mục Công. Tần Mục Công lại gả con gái là Hoài Doanh cho Tấn Văn Công. Việc hôn nhân vì vậy gọi là việc Tấn Tần.
Trộm toan kén lứa chọn đôi,
Tấn Tần có lẽ với người phồn hoa.
(Truyện Hoa Tiên)
-
- Quỳnh Lâm
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Dây chão
- Dây thừng loại to, rất bền chắc.
-
- Giậm
- Đồ đan bằng tre, miệng rộng hình bán cầu, có cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Việc đánh bắt tôm cá bằng giậm gọi là đánh giậm.
-
- Thanh tân
- Tươi trẻ, trong sáng (thường dùng để nói về người phụ nữ).
-
- Bưng
- Vùng đồng lầy ngập nước, mọc nhiều cỏ lác. Từ này có gốc từ tiếng Khmer trapéang (vũng, ao), ban đầu đọc là trà bang, trà vang, sau rút lại còn bang rồi biến âm thành bưng. Bưng cũng thường được kết hợp với biền (biến âm của biên) thành bưng biền.
-
- Điên điển
- Một loại cây ở miền đồng bằng Nam Bộ, có bông được sử dụng làm nhiều món ăn như dưa chua, canh, gỏi trộn thịt gà...
-
- Tía
- Cha, bố (phương ngữ Nam Bộ). Từ này có gốc từ cách phát âm của người Triều Châu khi đọc chữ gia (cha).
-
- Rạch
- Sông nhỏ chảy ra sông lớn.
-
- Tơ hồng
- Xem chú thích Nguyệt Lão.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).