Ăn dừa đằng đít, ăn mít đằng đầu
Dị bản
Ăn dứa đằng đít,
Ăn mít đằng cuống
Ăn dứa đằng đít,
Ăn mít đằng cuống
Ăn cơm đúng bữa
Bệnh chữa kịp thời
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ như điên như khùng
Ăn được ngủ được là tiên
Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo
Ăn bát cơm dẻo, nhớ nẻo đường đi.
Ăn bận anh dài vắn cho xong
Kiệm cần dư dả để phòng cưới em
Ăn với chồng một bữa
Ngủ với chồng nửa đêm
Ăn rồi dắt vợ lên rừng
Bẻ roi đánh vợ bảo đừng theo trai
Ăn thì ăn trước ngồi trên
Đến chừng đánh giặc thì rên hừ hừ
Ăn ớt rủi cay, hít hà chịu vậy
Chớ nhăn mặt nhăn mày, họ thấy cười chê
Ăn lắm hay no
Cho lắm hay phiền
Ăn cơm mới nói chuyện cũ
Ăn cho đều kêu cho khắp
Ăn cho đều, kêu cho sòng
Ăn Bắc, mặc Nam
Ăn miếng chả, trả miếng bùi
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
Quê hương Kinh Bắc có dân ca quan họ và lễ hội Gióng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Ai về xứ Bắc ta đi với
Thăm lại non sông giống Lạc Hồng
Từ độ mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
(Huỳnh Văn Nghệ)
Trong thơ văn cổ, Thăng Long cũng được gọi là Long Thành (kinh thành Thăng Long), ví dụ tác phẩm Long Thành cầm giả ca (Bài ca về người gảy đàn ở Thăng Long) của Nguyễn Du.