Tìm kiếm "vương mẫu"
-
-
Làm chẳng nên lại trách trời cao
Làm chẳng nên lại trách trời cao
Đã vụng múa lại chê đất lệch -
Nhà em quay mặt ra sông
-
Dù ai nói đông nói tây
Dù ai nói đông nói tây
Thì ta cũng vững như cây giữa rừng
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Thì ta cũng vững như kiềng ba chânDị bản
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
-
Dù ai nói ngả nói nghiêng
-
Dầu ai nói bắc nói nam
Dầu ai nói bắc nói nam
Em đây vẫn vững như cam trên cành
Dầu ai nói tỏi nói hành
Em đây vẫn vững như thành mới xây. -
Ù à ù ập
Ù à ù ập
Nước chảy tràn ngập
Cả vũng chân trâu
Chị đỏ đi đâu?
Đi cày đi cấy
Bắt được con bấy
Đem về nấu canh
Băm tỏi băm hành
Xương sông lá lốt
Băm cho đầy thớt
Nấu cho đầy nồi
Đặt lên vừa sôi
Bắc xuống vừa chín
Chàng về chàng hỏi
Được mấy bát canh?
Tôi chiềng với anh
Được ba bốn bát
Đừng có xáo xác
Mà xóm giềng nghe
Để ra ăn de
Được ba bốn bữa. -
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Ngày ngày nghe tiếng còi tầm
Như nghe tiếng vọng từ âm phủ về
Tiếng còi não nuột tái tê
Bước vào hầm mỏ như lê vào tù -
Anh tới nơi đây nhắm hướng đắp nền
-
Có khó thì mới có sang
Có khó thì mới có sang
Chẳng ai đem võng bà hoàng đến cho -
Đất Cần Thơ nam thanh nữ tú
-
Em thương anh trầu hết lá lương
-
Anh về Bình Định chi lâu
-
Ông cha kiếp trước khéo tu
Dị bản
Khen ai kiếp trước khéo tu
Đời nay con cháu võng dù nghênh ngang
-
Hàng trăm cái lỗ
-
Dao cùn rựa cụt
-
Ngồi buồn nghĩ giận con dâu
-
Ai đem chú ủi sang sông
-
Tay buồm, tay lái hơn người
Tay buồm tay lái hơn người
Mà sao anh lại vụng lời đón đưa
Bạn thuyền sớm nắng chiều mưa
Thì ai phận đẹp duyên ưa hỡi chàng? -
Chẻ tre đan nón
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Kiềng
- Dụng cụ bằng sắt có ba chân, để đặt nồi, chảo lên khi nấu nướng.
-
- Giậu
- Tấm tre nứa đan hoặc hàng cây nhỏ và rậm để ngăn sân vườn.
-
- Đây là phiên bản mới của bài ca dao "Dù ai nói ngả nói nghiêng / Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân."
-
- Đỏ
- Con gái (phương ngữ Bắc Bộ).
-
- Bấy
- Cua mới lột xác, vỏ còn mềm (phương ngữ Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Xương sông
- Loài cây có thân thẳng đứng, cao khoảng một mét hoặc hơn. Lá thuôn dài, mép có răng cưa, có mùi hơi hăng của dầu. Lá xương sông là một loại rau gia vị phổ biến, và cũng là vị thuốc chữa bệnh đường hô hấp, cảm cúm...
-
- Lá lốt
- Một loại cây cho lá có mùi thơm đặc trưng, thường được dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Trong số các món ăn có lá lốt, đặc sắc nhất phải kể đến bò nướng lá lốt. Ở một số địa phương Nam Bộ, loại cây này cũng được gọi là lá lốp.
-
- Chiềng
- Trình, trình bày (từ cổ).
-
- Xáo xác
- Xào xạc, lao xao.
-
- Ăn de
- Ăn nhín, ăn dè.
-
- Giả đò
- Giả vờ (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cần Thơ
- Một thành phố nằm bên bờ sông Hậu, thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Năm 1739, vùng đất Cần Thơ được khai phá và chính thức có mặt trên dư đồ Việt Nam với tên gọi là Trấn Giang. Thời Nhà Nguyễn Cần Thơ là đất cũ của tỉnh An Giang. Thời Pháp thuộc, Cần Thơ được tách ra thành lập tỉnh, một thời được mệnh danh là Tây Đô, và là trung tâm của vùng Tây Nam Bộ. Hiện nay Cần Thơ là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương của nước ta.
-
- Nam thanh nữ tú
- Đảo ngữ của "nam tú nữ thanh," có nghĩa là nam thì khôi ngô tuấn tú, nữ thì dịu dàng, thanh cao.
-
- Rạch Giá
- Địa danh nay là thành phố thuộc tỉnh Kiên Giang. Có ý kiến cho rằng tên "Rạch Giá" có nguồn gốc từ việc vùng đất này có rất nhiều cây giá mọc hai bên bờ rạch. Vào thời vua Gia Long, Rạch Giá là một vùng đất chưa khai khẩn, còn hoang vu, dân cư thưa thớt, chủ yếu là người Khmer. Dưới thời kháng chiến chống Pháp, Rạch Giá là căn cứ địa của người anh hùng Nguyễn Trung Trực. Thành phố Rạch Giá ngày nay có nhiều lợi thế về giao thông đường thủy, đường biển, đường bộ và đường hàng không nhằm kết nối với các trung tâm lớn trong nước và khu vực Đông Nam Á.
-
- Quản
- E ngại (từ cổ).
-
- Doi
- Phần bãi ở biển hoặc sông hồ nhô ra mặt nước, được tạo thành từ cát và bùn đất do sóng bồi vào.
-
- Lá trầu lương
- Lá trầu nằm ở sát gốc, mọc ra từ thân chính của dây trầu. Lá trầu lương dày, xanh thẫm, chỉ dùng để làm thuốc, không dùng để ăn.
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Sanh
- Sinh.
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Đẵn
- Đốn, chặt.
-
- Chuối hột
- Một loại chuối dại bản địa của vùng Đông Nam Á, quả có nhiều hạt, là một trong những tổ tiên của các loại chuối hiện đại. Ở ta, chuối hột non (chuối chát) được chế biến thành nhiều món ăn phong phú, ngoài ra chuối hột còn được dùng làm vị thuốc.
-
- Quỳnh
- Tên gọi chung cho loài cây cảnh có hoa thường nở về đêm, được mệnh danh là nữ hoàng bóng đêm. Dân ta có có thói quen trồng quỳnh chung với cây cành giao. Hoa quỳnh từ lâu đã đi vào thơ văn và nhạc.
Hài văn lần bước dặm xanh
Một vùng như thể cây quỳnh cành giao
(Truyện Kiều)Nghe bài Chuyện đóa quỳnh hương của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Trã
- Cái nồi đất.
-
- Chú ủi
- Con heo, gọi một cách thân mật.
-
- Khoai lang
- Một loại cây nông nghiệp với rễ củ lớn, chứa nhiều tinh bột, có vị ngọt, gọi là củ khoai lang. Nhân dân ta trồng và sử dụng khoai lang làm lương thực, tận dụng cả phần củ (rễ), thân, và lá.
-
- Lý
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian Việt Nam. Lý đặc biệt phát triển từ Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, vô Nam Trung Bộ rồi đến Nam Bộ. Thể tài rất đa đa dạng và hết sức bình dị, từ các loại cây trái, thức ăn bình dân cho tới những phong tục, lễ nghi, hội hè, sinh hoạt hàng ngày...
-
- Thanh Hóa
- Một tỉnh nằm ở Bắc Trung Bộ, là một trong những cái nôi của người Việt. Cư dân Việt từ xa xưa đã sinh sống trên đồng bằng các sông lớn như sông Mã hay sông Chu. Nền văn minh Đông Sơn được coi là sớm nhất của người Việt cũng thuộc tỉnh này.
Trong lịch sử, đã có giai đoạn Thanh Hóa được gọi là Thanh Hoa. Nhưng đến thời nhà Nguyễn, do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa mà tên tỉnh được đổi thành Thanh Hóa cho đến nay.
Thanh Hóa có nhiều danh lam thắng cảnh và lịch sử nổi tiếng như Vườn quốc gia Bến En, suối cá thần Cẩm Lương, bãi biển Sầm Sơn, khu di tích Lam Kinh, cầu Hàm Rồng... Đây cũng là nơi địa linh nhân kiệt, là quê hương của các nhân vật lịch sử nổi tiếng như Dương Đình Nghệ, Lê Hoàn, Lê Lợi, các chúa Trịnh, Nguyễn...