Lồn không lành, mắng quanh làng xóm
Tìm kiếm "Khương Đình"
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem. -
Quang không lành, mắng giành không trơn
-
Đồng không mông quạnh
-
Ăn không ngồi rồi
Ăn không ngồi rồi
-
Cơm không rau như đau không thuốc
Cơm không rau như đau không thuốc
-
Mèo không rách sao kêu mèo vá
-
Mèo không chê chủ khó, chó không chê chủ nghèo
Mèo không chê chủ khó,
Chó không chê chủ nghèo -
Nói không nhắm vàm
-
Nói không ra vàm
-
Anh không thương em, đừng nói chuyện sập sò
-
Ma không thương người ốm, trộm không thương người nghèo
Ma không thương người ốm,
Trộm không thương người nghèo -
Duyên không thành ắt là duyên lỡ
-
Bậu không, sao thế gian đồn
-
Cao không tới, thấp không xong
Cao không tới,
Thấp không xong -
Thuyền không lái như gái không chồng
Thuyền không lái như gái không chồng
-
Rượu không ngon uống lắm cũng say
Rượu không ngon uống lắm cũng say
Áo rách có chỉ vá may lại lành -
Ăn không nói có
Ăn không nói có
-
Ăn không ngon, ngủ không yên
Ăn không ngon, ngủ không yên
-
May không chút nữa thì lầm
May không chút nữa thì lầm
Cau nhà không bẻ, bẻ nhầm cau ranh -
Nhà không chủ như tủ không khóa
Nhà không chủ như tủ không khóa
Chú thích
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Giành
- Còn gọi là trác, đồ đan bằng tre nứa hoặc mây, đáy phẳng, thành cao, thường dùng để chứa nông sản, gặp ở miền Bắc và một số tỉnh Bắc Trung Bộ.
-
- Mông
- Bãi trắng giữa những cánh đồng.
-
- Mèo vá
- Mèo có những mảng lông trắng xen xen kẽ trông như miếng vá.
-
- Cá linh
- Một loại cá cùng họ với cá chép, thân nhỏ và dẹp, thường sống ở cửa sông, xuất hiện nhiều ở các sông rạch miền Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân miền Tây thường đánh bắt cá linh để làm các món ăn gia đình (kho tiêu, lẩu, gỏi...) và làm mắm.
-
- Vàm
- Cửa sông. Đây là từ mượn từ tiếng Khmer péam. Nước ta có nhiều địa danh có tiền tố Vàm: Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây, Vàm Nao, Vàm Sát, Vàm Cống...
-
- Ông Trượng - Tiên Bửu
- Tên một truyện thơ có nội dung xoay quanh hai nhân vật là ông Trượng - một lão già đã bảy mươi tuổi, và Tiên Bửu - một cô gái chèo đò tuổi vừa đôi tám. Bị lão già ve vãn, Tiên Bửu bực mình lắm, bèn chỉ chảo nước sôi, bảo lão chui vào đó để lột da thành trai trẻ đẹp, cốt ý muốn giết chết lão. Không ngờ lão không chết mà lại hóa thành chàng trai trẻ đẹp thật, làm điên đảo tâm hồn Tiên Bửu. Cô nàng trở lại theo ve vãn ông Trượng, nhưng ông Trượng -thật ra là một vị Tiên đội lốt xuống trần để thử lòng Tiên Bửu - đã bỏ cô lại mà bay về trời.
Truyện thơ Ông Trượng - Tiên Bửu rất nổi tiếng ở miền Nam ngày trước, đã được nhân dân chuyển thể thành hò, cải lương...
Xem một trích đoạn vọng cổ hài Ông Trượng - Tiên Bửu tại đây.
-
- Giang tân
- Bến sông (từ Hán Việt).
-
- Điệu
- Đạo (đạo anh em, đạo vợ chồng...).
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Bảng treo giữa chợ
- Ngày xưa các thông báo thường được viết giấy dán lên tấm bảng gỗ treo giữa chợ cho mọi người dễ nhìn thấy.