Anh ra dìa em nắm chéo la làng,
Duyên đây không kết kiếm đàng đi đâu?
Anh ra dìa em nắm chéo la làng
Dị bản
Anh ra về, em nắm vạt áo em la làng
Duyên đây không kết kiếm đàng đi đâu?
Anh ra về, em nắm vạt áo em la làng
Duyên đây không kết kiếm đàng đi đâu?
Ăn lường ăn quịt, vỗ đít chạy làng
Đêm khuya, nước lặng gió yên,
Sao sào không nhổ, sang thuyền mà chơi?
Đất vua, chùa làng
Anh em khinh trước, làng nước khinh sau
Anh em kính trước, làng nước kính sau
Anh em lo trước, làng nước lo sau
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.
Lồn không lành, mắng quanh làng xóm
Tay đánh trống
Mồm hò làng
Một người nói ngang, ba làng không nói lại
Nói ngang làng hay ghét
Em chết rồi, anh lên làng xin quàn nửa tháng
Nghĩ tình lang, để nán lại ba hôm
Doanh nhân Đoàn Đức Ban cũng chính là thân phụ của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, tác giả của nhiều những ca khúc tiền chiến bất hủ: Tình nghệ sĩ, Lá thư, Đường về Việt Bắc, Tà áo xanh, Gửi gió cho mây ngàn bay...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
Địa danh Cái Răng có nguồn gốc từ chữ cà ràng (karan, kran), một loại bếp bằng đất sét của người Miên trước kia được bán rất nhiều ở khu vực sông này.
Chầu rày đã có trăng non
Để anh lên xuống có con em bồng
(Hát bài chòi)
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.