Trai chê vợ, mất của tay không,
Gái chê chồng, một đồng thành bốn
Tìm kiếm "mặt mỏng"
-
-
Sói vào nhà, không mất gà cũng mất vịt
Sói vào nhà, không mất gà cũng mất vịt
-
Chào anh, anh ngoảnh mặt đi
-
Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
Đẹp vàng son, ngon mật mỡ
-
Nhiều no lòng, ít mát ruột
Nhiều no lòng, ít mát ruột.
-
Được lòng bà vãi, mất lòng ông sư
-
Cơm lam Kẻ Quạ, cá mát sông Giăng
Dị bản
Cơm Kẻ Quạ, cá sông Giăng
-
Ai ơi! Đừng rơi nước mắt ớt
Dị bản
Anh đừng rơi nước mắt ớt
Anh đừng rớt nước mắt gừng
Đôi ta chẳng đặng thì đừng
Nhân duyên ông trời định nửa chừng thôi nhau
-
Tráo trưng lưng bát, ngồi mát ăn đầy
-
Tay nắm tay cho chắc, mặt giáp mặt cho tường
-
Căng da bụng, chùng da mắt
Căng da bụng,
Chùng da mắt -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Sướng con cu, mù con mắt
Dị bản
-
Xà lắc, xà lắc có mắt không tai
-
Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
Thuốc đắng dã tật,
Sự thật mất lòng -
Núi Truồi đội mũ, âm phủ mặt áo tơi
-
Lấy chồng về Bàu Gõ, nước mắt nhỏ hai hàng
-
Được mùa thì chê cơm hẩm, mất mùa thì đẩn cơm thiu
Dị bản
-
Giàu đặng trung đặng hiếu, khó mất thảo mất ngay
Giàu đặng trung, đặng hiếu
Khó mất thảo, mất ngay -
Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
Ăn cắp quen tay, ngủ ngày quen mắt
-
Lội nước ướt chân, uống rượu xỉn mặt
Lội nước ướt chân,
Uống rượu xỉn mặt
Chú thích
-
- Xây lưng
- Quay lưng (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Vãi
- Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
-
- Cơm lam
- Loại cơm được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre (hoặc ống giang, ống nứa...) và nướng chín trên lửa. Đây là loại cơm đặc trưng của các dân tộc vùng Tây Bắc và Tây Nguyên.
-
- Cá mát
- Một loại cá nước ngọt, mình có từ ba đến sáu chấm đen, vây màu hồng. Cá mát nhỏ con chỉ bằng hai ba ngón tay người lớn. Con to nhất cũng chỉ nặng từ 0,5kg đến 0,8kg. Cá sống từng đàn ở các khe đá và nơi nước chảy xiết, thường bơi kiếm ăn vào ban đêm. Bắt đầu từ tháng 8 âm lịch là mùa cá mát.
Cá mát vừa lành vừa bổ, thịt thơm ngon, mỡ béo, ít xương, tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, cá mát có nhiều ở sông Giăng, Nghệ An, và được xem là đặc sản Nghệ An.
-
- Sông Giăng
- Tên một con sông thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An. Sông bắt nguồn từ chân núi Pu-loong (núi Rồng) cao gần 1.300m, chảy qua các vùng đồi Hạnh Lâm, Cao Điền, La Mạc... trước khi nhập vào sông Lam. Thượng nguồn sông Giăng là nơi tộc người Đan Lai sinh sống như một “bộ lạc” biệt lập với thế giới bên ngoài. Sông Giăng có đặc sản là cá mát, cũng là đặc sản của cả tỉnh Nghệ An.
-
- Tráo trưng
- (Mắt) giương to và nhìn chăm chăm. Nghĩa bóng chỉ việc lao động cực nhọc, hoặc cũng có thể chỉ sự hỗn láo, vô lễ.
-
- Tường
- Rõ ràng, hiểu rõ, nói đủ mọi sự không thiếu tí gì. Như tường thuật 詳述 kể rõ sự việc, tường tận 詳盡 rõ hết sự việc (Thiều Chửu).
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Su
- Sâu (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- Cối xay bột
- Loại cối dùng để xay nông sản như gạo, ngô... thành bột. Cối được làm bằng đá (nên cũng gọi là cối đá), gồm hai thớt: thớt trên được khoét lõm hình bán nguyệt, thớt dưới được khoét máng vòng quanh. Hai thớt được lắp cố định với nhau bằng một trục (gọi là ngõng). Để xay bột, người ta đổ nông sản vào thớt trên và xoay thớt quanh trục; nông sản chảy xuống theo lỗ được sức nặng của thớt trên nghiền nát và hòa với nước chảy xuống máng của thớt dưới.
-
- Truồi
- Tên một vùng đất ở phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, gồm nhiều làng mạc trải rộng hai bên bờ sông Truồi. Lịch sử xứ Truồi bắt đầu hình thành sau khi Chúa Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa và đẩy nhanh việc mở mang xứ Đàng Trong về phía Nam. Tại đây có núi Truồi - một đỉnh núi thuộc dãy Bạch Mã, còn gọi là Động Truồi - và sông Truồi - con sông bắt nguồn từ dãy Bạch Mã và đổ ra biển ở cửa Tư Hiền. "Xứ Truồi" là một địa danh rất thân thuộc với người dân Thừa Thiên-Huế.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Bàu Gõ
- Địa danh nay thuộc xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Đẩn
- Đẩy vào, tống vào với số lượng lớn, hoặc ăn một cách ngấu nghiến, thèm khát (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lẩm
- Ăn. Cũng nói và viết là lủm ở một số địa phương Trung Bộ.