Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày, còn được nửa gang
Tìm kiếm "da gà"
-
-
Lỗ mũi mười tám gánh lông
-
Tham vàng bỏ đống gạch đầy
Tham vàng bỏ đống gạch đầy
Vàng thì ăn hết gạch xây nên thành -
Khi xưa ăn những gạo vay
Khi xưa ăn những gạo vay
Bây giờ cầm đến cái chày rã hơi -
Đời người được mấy gang tay
Đời người được mấy gang tay,
Ai hay ngủ ngày chỉ được nửa gang -
Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn
Trai nuôi vợ đẻ gầy mòn
Gái nuôi chồng ốm béo tròn cối xay -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Trai tơ mà đụ gái tơ
Trai tơ mà đụ gái tơ
Hắn sướng trong bụng hơn mơ được vàng -
Giàu ba họ cũng gần
Dị bản
-
Trai tơ thì lấy gái tơ
-
Bây giờ tiền hết gạo không
-
Anh thương em phận gái, đàn bà
-
Bà già bưng thúng gạo xay
-
Làm trai phải có gan lì
Làm trai phải có gan lì
Nấp trong xó bếp làm gì nên thân
Trai mà chẳng hiếu với dân
Chẳng trung với nước ai cần có trai? -
Em cậy em là gái có chồng
Em cậy em là gái có chồng
Đây chúng anh chưa vợ, nhưng cũng chẳng nằm không tối nào -
Ấm oái như hai gái lấy một chồng
-
Nàng dâu đánh rắm gẫy răng bố chồng
Nàng dâu đánh rắm gẫy răng bố chồng
-
Trai tơ lại lấy gái tơ
Trai tơ lại lấy gái tơ
Đi đâu mà vội mà vơ ông già
Ông già tóc bạc phơ phơ
Lắm tiền nhiều của gái tơ liều mình -
Trai làm than lấy gái làm than
-
Đời người được mấy gang tay
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Ngộ tình cờ mà gặp ba o
Chú thích
-
- Bần
- Nghèo (từ Hán Việt).
-
- Phú quý đa nhân hội
- Giàu sang thì nhiều người lân la đến làm quen.
-
- Nạ dòng
- Người phụ nữ đã có con, đứng tuổi. Từ này thường dùng với nghĩa chê bai. Có nơi phát âm thành lại dòng.
Theo học giả An Chi, nạ là một từ Việt gốc Hán bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 女 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "nữ" còn âm xưa chính là "nạ," có nghĩa là "đàn bà," "mẹ"... còn dòng là một từ Việt gốc Hán, bắt nguồn ở một từ ghi bằng chữ 庸 mà âm Hán Việt chính thống hiện đại là "dung" còn âm xưa chính là "dòng," có nghĩa gốc là hèn mọn, tầm thường, yếu kém, mệt mỏi... rồi mới có nghĩa phái sinh là không còn nhanh nhẹn, gọn gàng vì đã luống tuổi, nhất là đối với những người đã có nhiều con.
-
- Bánh tráng
- Miền Trung và miền Nam gọi là bánh tráng, miền Bắc gọi là bánh đa. Đây một dạng loại bánh làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc ngâm sơ với nước cho mềm để cuốn các thức ăn khác. Ngoài ra, bánh tráng còn có thể được làm với các thành phần khác để tạo thành bánh tráng mè, bánh tráng đường, bánh tráng dừa... mỗi loại có hương vị khác nhau.
-
- Cối
- Đồ dùng để đâm, giã, xay, nghiền (ví dụ: cối giã gạo, cối đâm trầu, cối đâm bèo).
-
- Ấm oái
- (Từ mô phỏng) tiếng kêu khi chòng ghẹo nhau.
-
- Xà lan
- Cũng viết là sà lan, từ tiếng Pháp chaland, phương tiện vận tải đường thủy có đáy bằng, thường được dùng ở sông, kênh đào và bến cảng.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mấn
- Váy (phương ngữ Nghệ Tĩnh).
-
- O
- Cô, cô gái, thím (phương ngữ miền Trung). Trong gia đình, o cũng dùng để chỉ em gái của chồng.
-
- Đọt
- Ngọn thân hay cành cây còn non (đọt ổi, đọt chuối), hoặc phần trên cùng của cây cao (đọt dừa, đọt cau, đọt tre...).
-
- Rẹng
- Rễ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).