Một năm là mấy tháng xuân
Một ngày được mấy giờ Dần sớm mai?
Tìm kiếm "Giờ Ngọ"
-
-
Thương em chẳng dám trao trầu
-
Bắt con còng gió, anh bỏ vào hang
-
Bốc mả kiêng ngày trùng tang
-
Ra công trồng một vườn cà
Ra công trồng một vườn cà
Cà đem muối mặn cả nhà ăn chung
Vịt gà nuôi béo nhốt lồng
Chờ khi giỗ chạp, vặt lông cúng thờ -
Giặc Tây đánh tới Cần Giờ
-
Anh chèo thuyền ra biển
-
Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Mưa sa lác đác gió tạt vô thành
Đôi ta chồng vợ, ai dỗ dành đừng xiêu -
Đôi ta ăn một quả cau
Đôi ta ăn một quả cau
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anhDị bản
Đôi ta ăn một quả cau
Giấu thầy giấu mẹ đưa sau bóng đèn
Chưa quen đi lại cho quen
Chưa gần đi lại vài phen cho gầnĐôi ta cùng bạn chăn trâu
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hàng
Bao giờ cho gạo bén sàng
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh
-
Nhà nghèo như giỏ thủng trôn
-
Đêm âm u trăng sao không tỏ
Đêm âm u trăng sao không tỏ
Ấy là điềm mưa gió tới nơi
Đêm nào sao sáng rực trời
Ấy là nắng ráo yên vui suốt ngày
Những ai chăm lo cấy cày
Điềm trời coi đó, liệu xoay việc làmDị bản
-
Mạ non mà cấy đất biền
-
Quà đói bánh giò
-
Sống tết chết giỗ
-
Lợn giò, bò bắp
-
Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
-
Gió bấc hiu hiu, sếu kêu thì rét
-
Ông ăn chả, bà ăn nem
-
Vắng cơm ba bữa còn no
-
Gió nam non thổi lòn hang dế
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Hỏi anh học trò mưu kế để đâu?
– Mưu kế anh để lại nhà
Ai dè em hỏi anh mà mang theoDị bản
– Gió nam non thổi lòn hang dế
Mấy anh học trò mưu kế để đâu?
– Gió năm non thổi lòn hang cóc
Mấy anh học trò mưu kế để trong óc, trong timNước trong xanh chảy quanh hang dế
Sách vở anh dùi mài mưu kế anh đâu?
Chú thích
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Mạ
- Cây lúa non. Sau khi ngâm ủ thóc giống, người ta có thể gieo thẳng các hạt thóc đã nảy mầm vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ hoặc qua giai đoạn gieo mạ trên ruộng riêng để cây lúa non có sức phát triển tốt, sau một khoảng thời gian thì nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
-
- Gió Nam lầu
- Gió từ lầu cao ở phía Nam thổi tới, có cùng ý nghĩa như gió non Nam.
-
- Gió mùa Đông Bắc
- Tên gọi dân gian là gió bấc, một loại gió lạnh thổi vào mùa đông, thường kèm theo mưa phùn.
-
- Cần Giờ
- Một địa danh nằm ở vùng Đông Nam Bộ, nay là một huyện ven biển thuộc thành phố Hồ Chí Minh (thường được xem là một huyện đảo vì địa thế gần như tách biệt với đất liền, bao quanh bởi sông và biển). Cần Giờ nổi tiếng với khu rừng ngập mặn (rừng Sác), một địa điểm du lịch sinh thái, và biển Cần Giờ, nguồn cung cấp hải sản phong phú.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cá diễn
- Còn gọi là cá viễn, một loại cá biển có thân mình dẹp, da dày, thịt ăn ngon.
-
- Nghĩa nhân
- Cũng viết nhân nghĩa, nghĩa là "lòng yêu thương người (nhân) và biết làm điều phải (nghĩa)." Hiểu rộng là đạo nghĩa sống ở đời.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Nâu
- Cũng gọi là bồ nâu, một loại cây mọc hoang ở vùng núi, có củ hình tròn, vỏ sần sùi, màu xám nâu, thịt đỏ hay hơi trắng, rất chát. Củ nâu có thể dùng để nhuộm (gọi là nhuộm nâu), luộc ăn, hoặc làm vị thuốc.
-
- Bén
- Chạm vào, quen với, gắn bó với.
Lá thư tình xưa nhớ lúc trao tay
Còn e ấp thuở duyên vừa mới bén
(Lá thư ngày trước - Vũ Hoàng Chương)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Trôn
- Mông, đít, đáy (thô tục).
-
- Trời tang
- Trời u ám.
-
- Đất biền
- Vùng đất ven sông, ngập nước khi thủy triều lên.
-
- Bánh đúc
- Bánh nấu bằng bột gạo tẻ hoặc bột ngô quấy với nước vôi trong, khi chín đổ ra cho đông thành tảng, thường được ăn kèm với mắm tôm. Bánh đúc là món quà quen thuộc của làng quê.
-
- Sống tết, chết giỗ
- Đây là phong tục của người mình đối với thân nhân, họ hàng: khi còn sống thì lễ tết thăm hỏi chu đáo; mất rồi thì mỗi năm lại làm giỗ tưởng nhớ, không dám đơn sai.
-
- Lợn giò, bò bắp
- Thịt chân giò lợn và thịt bò bắp là những loại thịt ngon.
-
- Một giỏ cá mua không bằng cái cua ao Láng
- Theo Tân biên Nam Định tỉnh địa dư chí lược của Khiếu Năng Tĩnh: Tại xứ Hậu Đồng xã Trí An có cái ao Láng có giống cá cua ăn rất thơm ngon.
-
- Sếu
- Loài chim lớn, có cổ và chân dài. Sếu sống theo đàn, và cứ mỗi mùa đông thì cả đàn bay về phương Nam tránh rét.
-
- Chả
- Món ăn làm từ thịt, cá hay tôm băm hoặc giã nhỏ, ướp gia vị, rồi rán hoặc nướng, dùng để ăn kèm cơm hay bún, bánh cuốn, bánh phở. Ở miền Bắc, món này được gọi là chả.
-
- Nem
- Một món ăn làm từ thịt lợn, lợi dụng men của các loại lá (lá ổi, lá sung...) và thính gạo để ủ chín, có vị chua ngậy. Nem được chia làm nhiều loại như nem chua, nem thính... Nem phổ biến ở nhiều vùng, mỗi vùng đều có hương vị riêng: Vĩnh Yên, làng Ước Lễ (Hà Đông), làng Vẽ (Hà Nội), Quảng Yên (Quảng Ninh), Thanh Hóa, Đông Ba (Huế), Ninh Hòa (Khánh Hòa), Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh), Lai Vung (Đồng Tháp)...
-
- Giở
- Nhấc (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Giò
- Chân (khẩu ngữ).