Chừng nào thằng ngốc làm vua
Thiên hạ mất mùa người khó làm ăn
Tìm kiếm "An Phú"
-
-
Một năm là mấy tháng xuân
-
Chả ai nuôi chồng bằng tôi
-
Thân em như bộ lư đồng đỏ bên Tàu
-
Kĩ sư đôi lúc làm cư sĩ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Anh đi về cẳng thấp cẳng cao,
-
Hàm Ninh là Hàm Ninh ke
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Chà Và lép
-
Mụ gia là mụ gia còng
-
Cô kia cứ hát ghẹo trai
Cô kia cứ hát ghẹo trai
Cái mồm méo xệch như quai chèo đò
Lại đây anh nắn lại cho
Ngày mai chèo đò ăn bát cơm thiuDị bản
Cô kia cười cợt ghẹo trai
Cái miệng méo xẹo như quai chèo đò
-
Gặp ba trò xin hỏi ba trò
-
Chồng em vốn kẻ đa tình
Chồng em vốn kẻ đa tình
Già không bỏ nhỏ không tha
Xấu như ma hắn cũng hú hí
Xấu như quỷ hắn cũng ăn nằm -
Ớ con kia mày đừng chót mỏ nói rân
-
Khi nào trâu đực sinh con
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Gái Mỹ Tho lồn kho ba trách
-
Vè ở tù
Chiều chiều vào khám
Như công chúa vào lầu
Bận áo không bâu
Như mình mang thiết giáp
Thầy chú đánh đạp
Như thí võ Tràng An
Quần áo lang thang
Như mình mang giáp trụ
Tuông bờ lướt bụi
Như Khương Thượng tán binh … -
Vè chồng chung
Chồng chung khó lắm ai ơi!
Ai bước chân vô đó,
Không ăn ngồi được mô!
Quyền bán với quyền mua
Thời là em không có,
Đâm gạo với xay ló,
Thời là em đã có phần,
Đập đất với khiêng phân,
Đâm xay, rồi nấu nướng.
…
Gẫm như bọn người ở,
Chỉ sáu tháng thời thôi,
Cái thân em ở đời,
Hỏi làm sao chịu được?
Chồng sai đi múc nước,
Vợ bảo lấy que tăm.
Trải chiếu toan đi nằm,
Đọi dì hai chưa rửa … -
Anh gánh lợn gạo tới nhà
-
Vô duyên lấy phải vợ già
Vô duyên lấy phải vợ già
Ăn cơm phải đút, xin bà nuốt nhanh
Vô phúc lấy phải trẻ ranh
Vừa chơi, vừa phá tung hoành tứ tung -
Già thì bế cháu ẵm con
Chú thích
-
- Câu này nói về vua Bảo Đại. Tên chữ Hán của Bảo Đại là 保大, trong đó chữ 保 có thể chiết thành 人 (nhân - người) và 呆 (ngốc). 保大 vì thế trở thành 人保大, có thể diễn dịch nôm na là "người rất ngu ngốc."
-
- Tái hồi
- Quay lại (từ Hán Việt).
-
- Cám
- Chất bột màu vàng nâu, do lớp vỏ mềm bao ngoài hạt gạo nát vụn ra khi giã, xát, thường dùng làm thức ăn cho lợn.
-
- Đồng điếu
- Còn gọi là đồng đỏ, đồng mắt cua hoặc đồng thanh, là hợp kim của đồng (thường là với thiếc), trong đó tỉ lệ đồng nguyên chất rất cao (97%).
-
- Đánh ngạch
- Đào ngạch ăn trộm. Xem Thợ ngạch.
-
- Tê
- Kia (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Ke
- Từ dùng kèm với từ khác, hàm ý chê bai, coi thường, như xạo ke, dóc ke, nói lẽ ke... (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chà Và
- Việt hóa từ âm chữ Java, chỉ đảo Java ở Indonesia. Nhưng do từ xưa, người Việt chưa phân biệt rõ về địa lý và nhân chủng của khu vực biển đảo phía nam nên dùng từ "người Chà Và" để gọi chung những người có nguồn gốc từ Ấn Độ, Malaysia, Indonesia di cư đến Việt Nam.
-
- Thạch đen
- Còn gọi là sương sáo hay xưng xáo, một loại cây thân thảo, lá mọc đối, nguyên, dày, mép có răng cưa. Thân cây và lá cây được chế biến thành thạch sương sa, một món ăn rất phổ biến và được ưa chuộng trong mùa hè. Cái tên sương sáo là đọc trại từ chữ xiên xáo, cách phát âm chữ tiên thảo (cỏ tiên) của người Triều Châu.
-
- Sương sa
- Tên một loại thạch trắng được chế biến từ một số loại rong biển, tảo biển không độc. Sương sa hay được dùng chung với nước đường và nước cốt dừa để làm món giải khát, rất được ưa chuộng trong mùa hè.
-
- Trám
- Người Nam Bộ gọi là cà na từ cách phát âm của người Triều Châu, âm Hán Việt là cảm lãm, một loại cây thân gỗ thường đươc trồng để lấy gỗ và nhựa. Quả trám căng tròn màu xanh nhạt, dài hơn một lóng tay, vị chua chua hơi chát, dùng kho cá hoặc muối dưa.
-
- Cánh chỉ
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cánh chỉ, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thèo lèo
- Một loại kẹo được ăn kèm khi uống trà. Người Trung Quốc gọi các thứ kẹo dùng kèm khi uống trà là 茶料, âm Hán Việt là trà liệu. Người Việt Nam nghe Hoa kiều Triều Châu phát âm nghe như tề liếu/tề léo nên phiên thành thèo lèo.
-
- Bà gia
- Mẹ chồng hoặc mẹ vợ (cách gọi của một số địa phương miền Trung).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Bất thông
- Không thông suốt.
-
- Nói rân
- Nói nhiều, nói liên hồi.
-
- Rươi
- Một loại giun đất nhiều chân, thân nhiều lông tơ, thường sinh ra ở những gốc rạ mục ở những chân ruộng nước lợ. Tới mùa rươi (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch), rươi sinh sản rất nhiều, bà con nông dân thường bắt về làm mắm ăn.
-
- Mỹ Tho
- Thành phố tỉnh lị thuộc tỉnh Tiền Giang. Tên gọi này bắt nguồn từ tiếng Khmer srock mé sa, mi so, nghĩa là "xứ có người con gái nước da trắng." Lịch sử hình thành của vùng đất này bắt nguồn từ khoảng thế kỷ 17, một nhóm người Minh Hương di cư từ Trung Quốc đã được chúa Nguyễn cho về định cư tại đây và lập nên Mỹ Tho đại phố. Đô thị này cùng với Cù Lao Phố (thuộc Biên Hòa, Đồng Nai ngày nay) là hai trung tâm thương mại lớn nhất tại Nam Bộ lúc bấy giờ. Trải qua nhiều lần bị chiến tranh tàn phá, Mỹ Tho đại phố mất dần vai trò trung tâm thương mại về tay của vùng Sài Gòn - Bến Nghé.
Thành phố Mỹ Tho hiện nay là một đầu mối giao thông quan trọng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long và có thế mạnh về thương mại - dịch vụ và du lịch. Một trong những đặc sản nổi tiếng nhất của Mỹ Tho là hủ tiếu.
-
- Trách
- Một loại nồi đất, hơi túm miệng, đáy bầu, hông phình.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Trường An
- Kinh đô Trung Quốc thời nhà Hán và nhà Đường, ngày nay là thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.
Hán và Đường là hai triều đại có thời gian cai trị lâu dài, có ảnh hưởng văn hóa sâu rộng đối với các nước lân cận, vì thế "Trường An" hay "Tràng An" cũng được dùng để phiếm chỉ nơi kinh đô. Ở Việt Nam, kinh đô Hoa Lư thời Đinh, Tiền Lê, và kinh đô Thăng Long thời Lí, Trần, Hậu Lê đều được gọi là Tràng An.
-
- Giáp trụ
- Từ chữ giáp 甲 áo dày, áo giáp, và trụ 冑 mũ đội ra trận để phòng tên đạn.
-
- Khương Thượng
- Công thần mở nước của nhà Chu bên Trung Hoa vào thế kỉ 11 trước Công Nguyên. Ông họ Khương tên Thượng, tự Tử Nha nên còn gọi là Khương Tử Nha. Tổ tiên ông được phong ở đất Lữ, về sau ông lại được tôn làm Thái Công Vọng, nên còn được gọi là Lữ Thượng hay Lữ Vọng (Lã Vọng). Hình ảnh của ông thường được thần thoại hóa thành một người phép thuật cao siêu, được thần tiên trợ giúp, có tài hô mưa gọi gió, vãi đậu thành binh.
Tương truyền Khương Thượng tuổi già thường đi câu cá bằng dây không mắc móc câu ở bờ sông Vị, sau thủ lĩnh bộ tộc Chu là Tây Bá Cơ Xương đi săn gặp ông, rất ngưỡng mộ và tôn làm thầy. Hình tượng Khương Thượng câu cá trở thành một điển tích nổi tiếng trong văn hóa Trung Hoa.
-
- Ló
- Lúa (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Đọi
- Cái chén, cái bát (phương ngữ một số vùng ở Bắc Trung Bộ).
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Rá
- Đồ đan bằng tre có vành (gọi là cạp), dùng để đựng gạo hoặc nông sản.