Ngủ đi cho mẹ đi mò
Tôm rang đầy chảo, cá kho đầy nồi.
Ngủ đi cho mẹ đi hôi,
Cá nấu đầy nồi, chị múc em ăn.
Tìm kiếm "đảo điên"
-
-
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng giêng ăn tết ở nhà
Tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè
Tháng tư đong đậu nấu chè
Ăn tết Đoan Ngọ trở về tháng năm
Tháng sáu buôn nhãn bán trâm
Tháng bảy ngày rằm, xá tội vong nhân
Tháng tám chơi đèn kéo quân
Trở về tháng chín chung chân buôn hồng
Tháng mười buôn thóc, bán bông
Tháng một tháng chạp nên công hoàn thành. -
Ba năm trấn thủ lưu đồn
-
Kiến leo cột sắt sao mòn
Video
-
Trắng da là bởi phấn dồi
-
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Chớ thấy hùm ngủ vuốt râu
Đến khi hùm dậy, đầu lâu chẳng còn -
Con cóc nằm góc bờ ao
-
Chợ chiều nhiều khế ế chanh
-
Lác đác mưa ngâu
-
Gánh gánh gồng gồng
Gánh gánh gồng gồng
Gánh sông gánh núi
Gánh củi gánh cành
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp
Chia ra năm phần
Một phần cho mẹ
Một phần cho cha
Một phần cho bà
Một phần cho chị
Một phần cho anh
Ta chạy cho nhanh
Về xây nhà bếp
Nấu nồi cơm nếp…Video
-
Dịch dắc dịch dắc
-
Cùm nụm cùm nịu
Cùm nụm cùm nịu
Trời đánh tay tiên
Đồng tiền chiếc đũa
Hột lúa ba bông
Con văn con võ
Ăn trộm trứng gà
Bù xa bù xít
Con rắn con rít
Phải ra tay nào
Phải ra tay nầy
Hú chuột…Dị bản
Tùm nụm, tùm nịu,
Tay tí, tay tiên
Đồng tiền, chiếc đũa
Hột lúa ba bông
Ăn cắp trứng gà
Bù xa, bù xít
Con rít trên trời,
Ai mời mày xuống?
Bỏ ruộng ai coi?
Bỏ voi ai giữ?
Bỏ chữ ai đọc?
Đánh trống nhà rông
Tay nào có?
Tay nào không?
Hổng ông thì bà,
Trái mít rụng!Cùm nụm cùm nịu
Trời đánh tay trên
Đồng tiền chiếc đũa
Hột lúa ba bông
Ăn trộm trứng gà
Bò la bò lết
Con rắn con rết
Thò ra tay nào
Thò ra tay này
Ta đánh cái bốp
-
Bồ các là bác chim ri
Bồ các là bác chim ri
Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim riDị bản
-
Em ơi chị bảo em này
Em ơi chị bảo em này
Trứng chọi với đá có ngày vỡ tan -
Chẳng thiêng ai gọi là thần
Chẳng thiêng ai gọi là thần
Lối ngang đường tắt chẳng gần ai đi -
Thuyền đua bè sậy cũng đua
-
Tin nhau buôn bán cùng nhau
-
Ai về nhắn với nậu nguồn
Dị bản
Video
-
Con chim manh manh
Con chim manh manh
Nó đậu cây chanh
Tôi vác miểng sành
Chọi chim chết giẫy
Tôi làm bảy mâm
Cho ông một mâm
Cho bà một dĩa
Bà ăn hết rồi
Hỏi con chim gì?
(Tôi nói)
Con chim manh manh…Dị bản
Con chim xanh xanh,
Nó đậu cành chanh,
Tôi chành nó chết.
Đem về làm thịt,
Được ba nongđầy.
Ông thầy ăn một,
Bà cốt ăn hai,
Cái thủ, cái tai,
Đem về biếu chú,
Chú hỏi thịt gì?
Thịt chim xanh xanhCon chim chích choè,
Nó đậu cành chanh,
Tôi ném hòn sành,
Nó quay lông lốc.
Tôi làm một chốc,
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một,
Bà cốt ăn hai.
Cái thủ, cái tai,
Tôi đem biếu Chúa.
Chúa hỏi chim gì?
Con chim chích choèCon chim se sẻ
Nó đẻ mái tranh
Tôi vác hòn sành
Tôi lia chết giãy
Tôi đem tôi kỉnh
Cho thầy một mâm
Thầy hỏi chim gì?
Con chim se sẻ.Con chim se sẻ
Nó đẻ cành chanh
Tôi lấy hòn sành
Tôi chành nó chết
Mang về làm thịt
Được ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Mang lên biếu Chúa
Chúa hỏi thịt gì
Thịt con chim sẻ
Nó đẻ cành chanh…Cái con chim chích
Nó rích cành chanh
Tôi lấy mảnh sành
Tôi vành cho chết
Gặp ba ngày tết
Làm ba mâm đầy
Ông thầy ăn một
Bà cốt ăn hai
Cái thủ cái tai
Mang lên biếu chú
Chú hỏi thịt gì
Thịt con chim chích
Nó rích cành chanh
Video
-
Cái cò là cái cò con
Cái cò là cái cò con
Mẹ nó yêu nó, nó còn làm thơ
Cái cò bay bổng bay bơ
Lại đây anh gửi xôi khô cho nàng
Đem về nàng nấu nàng rang
Nàng ăn có dẻo, thời nàng lấy anh.
Chú thích
-
- Đoan Ngọ
- Còn gọi là tết giết sâu bọ, tết đoan dương, đoan ngũ, tổ chức ngày năm tháng năm âm lịch, là ngày tết truyền thống ở ta cũng như Trung Quốc và Triều Tiên. Truyền thuyết về ngày tết này ở mỗi nước đều khác nhau. Trong ngày này, dân ta thường uống rượu nếp hay ăn cơm rượu, bánh tro và các loại trái cây để cho sâu bọ trong người say và chết.
-
- Trâm
- Một loại cây gỗ cao, tán rộng, có quả nạc nhỏ hình bầu dục thon, xanh lúc ban đầu, khi chín chuyển sang màu hồng và cuối cùng có màu tím đen, ăn có vị ngọt chát.
-
- Xá tội vong nhân
- Xá tội: tha tội, vong nhân: người chết. Thời xưa quan niệm khi người ta chết, ai có tội sẽ bị giam dưới âm phủ, đến rằm tháng bảy (âm lịch) thì được Diêm Vương tha cho về dương thế một ngày. Do vậy cứ đến ngày này mỗi năm, người trần lại cúng cháo, gạo, muối, tiền vàng, quần áo... cho quỷ đói để chúng không quấy nhiễu.
-
- Đèn kéo quân
- Còn gọi là đèn cù, là một loại đồ chơi bằng giấy có nguồn gốc từ Trung Quốc, ngày xưa phổ biến trong nhiều dịp lễ tết, nay chỉ còn xuất hiện trong dịp Tết Trung Thu. Đèn có đặc điểm khi thắp nến thì những hình ảnh được thiết kế bên trong sẽ hiện ra trên mặt đèn và xoay vòng theo một chiều liên tục không dừng lại.
-
- Chung chân
- Góp vốn buôn bán chung với nhau.
-
- Tháng một
- Tháng thứ mười một trong âm lịch, tục gọi là tháng Một (không phải là nói tắt của "tháng Mười Một").
-
- Trấn thủ
- Đóng quân để gìn giữ bảo vệ.
-
- Lưu đồn
- Đồn trại ở miền ngược, phải để lính lại phòng giữ. Có ý kiến cho rằng Lưu Đồn là địa danh. Đạo Lưu Đồn là một đơn vị hành chính quân sự thời các chúa Nguyễn, nay là thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình. Vào thời kì Trịnh - Nguyễn phân tranh, Lưu Đồn là nơi giáp giới giữa Trịnh và Nguyễn, thường xuyên xảy ra giao chiến. Có ý kiến khác cho rằng Lưu Đồn là thôn Lưu Đồn, thuộc xã Thụy Hồng, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, nhưng ý kiến này không có cơ sở.
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Điếm canh
- Nhà nhỏ thường dựng ở đầu làng hay trên đê, dùng làm nơi canh gác.
-
- Dồn
- Dồn dập, không ngơi.
-
- Việc quan
- Việc hành chính nhà nước.
-
- Đẵn
- Đốn, chặt.
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Hữu thân hữu khổ
- Có thân có khổ - làm người ai cũng có nỗi khổ của mình.
-
- Phàn nàn
- Kể lể nỗi buồn bực.
-
- Mai
- Cây cùng loại với tre, gióng dài, thành dày, đốt lặn, lá rất to, dùng làm nhà, làm ống đựng nước...
-
- Giang
- Một loại tre thân nhỏ vách dày, thân khá cao, mọc thành cụm, lá xanh đậm. Cũng ghi là dang ở một số văn bản.
-
- Nứa
- Loài cây cùng họ với tre, mình mỏng, gióng dài, mọc từng bụi ở rừng, thường dùng để đan phên và làm các đồ thủ công mĩ nghệ. Ống nứa ngày xưa cũng thường được dùng làm vật đựng (cơm, gạo, muối...).
-
- Tò vò
- Loài côn trùng có cánh màng, nhìn giống con ong, lưng nhỏ, hay làm tổ bằng đất trộn với nước bọt của mình. Tổ tò vò rất cứng, trong chứa ấu trùng tò vò.
-
- Phấn
- Loại mỹ phẩm có từ xưa, làm bằng cao lanh và thảo dược, phụ nữ nhà giàu và cung tần mĩ nữ thường sử dụng, có tác dụng dưỡng da, làm trắng da. Thời Nguyễn có phấn nụ, tương truyền bà hoàng hậu Từ Cung đến tận gần 100 tuổi da dẻ vẫn mịn màng, không có đốm tàn nhang nào trên khuôn mặt là nhờ dùng phấn này.
-
- Dồi
- Đánh phấn cho dính vào da.
-
- Câu này chỉ sự tích Đỗ Thích, một vị quan thời nhà Đinh. Các chính sử đều ghi ông là thủ phạm giết vua Đinh Tiên Hoàng và Nam Việt vương Đinh Liễn với ý định tự lập mình làm vua. Theo đó, tháng 10 năm Kỉ Mão (979) vì mơ thấy có sao rơi vào miệng mình, cho đó là điềm báo nên Đỗ Thích nảy ra ý định giết vua. Thừa dịp vua Đinh Tiên Hoàng say sau một bữa tiệc, ông vào giết nhà vua và cả Đinh Liễn. Sau đó Đỗ Thích bị Đinh Quốc Công là Nguyễn Bặc bắt được, sai đem chém rồi sai đập tan xương và cắt thịt chia cho nhân dân bắt họ phải ăn. Cái chết của vua Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự kết thúc của nhà Đinh, mở đầu nhà tiền Lê.
-
- Chàng ràng
- Quanh quẩn, vướng bận, chậm chạp (để kéo dài thời gian hoặc gây chú ý).
-
- Mưa ngâu
- Tên gọi cho những cơn mưa xuất hiện vào đầu tháng 7 âm lịch hằng năm. Trong dân gian có câu thành ngữ Vào mùng 3, ra mùng 7, nghĩa là mưa sẽ có vào các ngày mùng 3 đến mùng 7, 13 đến 17 và 23 đến 27 âm lịch. Các cơn mưa thường không liên tục, rả rích. Tên mưa gắn với truyền thuyết Ngưu Lang - Chức Nữ.
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Nếp
- Loại lúa cho hạt gạo hạt to và trắng, nấu chín thì trong và dẻo, thường dùng thổi xôi, làm bánh.
-
- Cùm nụm
- Tên một trò chơi dân gian gồm nhiều trẻ, mỗi đứa hai tay nắm đũa, chồng lên nhiều lớp, sau đó đọc bài vè trên và được nào đọc trúng câu cuối thì được ra trước và chạy đi tìm chỗ trốn, lần lượt như thế cho đến đứa cuối cùng thì phải chạy đi lục lọi, tìm bắt cho ra mấy đứa kia.
-
- Ác là
- Còn có tên là bồ các, một loại chim lớn (có thể dài từ 40-50 cm) có đầu, cổ và ngực màu đen bóng, bụng và vai màu trắng. Ác là loài ăn tạp, chúng có thể ăn từ chim non tới trứng, thú, sâu bọ nhỏ, hạt ngũ cốc và nhiều thứ khác. Có lẽ vì vậy trong ca dao dân ca, ác là thường tượng trưng cho điều xấu hoặc những kẻ độc ác. Tuy nhiên trong văn hóa Trung Quốc, ác là lại có tên là hỉ thước, tượng trưng cho điềm lành.
-
- Chim ri
- Một loài chim như chim sẻ, ăn thóc gạo và các loại hạt. Văn học thường dùng các thành ngữ "khóc như ri," "nổi như ri..."
-
- Sáo sậu
- Còn được gọi là cà cưỡng, một chi chim thuộc họ Sáo, vì vậy mang các đặc tính họ này như: thích sống vùng nông thôn rộng thoáng, chủ yếu ăn sâu bọ và quả, hay làm tổ trong các hốc, lỗ và đẻ các trứng màu xanh lam hay trắng. Họ Sáo, đặc biệt là sáo sậu, có khả năng bắt chước âm thanh từ môi trường xung quanh, kể cả tiếng còi ô tô hay giọng nói con người. Các loài trong chi này có thân nhỏ, lông thường màu đen hoặc đen xám, tím biếc hoặc xanh biếc, mỏ và chân màu vàng. Ở nước ta, loại chim này được nuôi phổ biến để dạy cho nói tiếng người.
-
- Sáo đen
- Một giống chim thuộc họ Sáo. Sáo đen có loại có chân vàng mỏ vàng, mắt đen kịt, không có tròng trắng. Loại khác chân ngà mỏ ngà, tròng mắt có màu vàng, con ngươi nhỏ. Lại có loại mỏ ngà chân vàng tròng mắt màu vàng và con ngươi co giãn.
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Sáo
- Tên chung của một số loài chim nhỏ, có bộ lông sẫm màu, thường sống trong các hốc, lỗ, và đẻ trứng có vỏ màu xanh lam hoặc trắng. Vài loài sáo có khả năng bắt chước tiếng người, nên thường được nuôi làm chim cảnh.
-
- Bồ nông
- Một loài chim săn cá, có chiếc mỏ dài và túi cổ họng lớn đặc trưng để bắt con mồi.
-
- Chim xanh
- Tên một họ chim dạng sẻ, có hình dáng giống chào mào, sinh sống thành đàn trong rừng, kiếm ăn tại các rừng nghèo nhiều dây leo, bụi rậm. Chim ăn côn trùng, nên là loài có ích cho lâm nghiệp và nông nghiệp.
Trong văn học cổ, chim xanh là sứ giả của Tây Vương Mẫu, nên thường được xem là người đưa tin, làm mối, hoặc chỉ tin tức qua lại, tuy hiện không rõ có đúng là loài chim xanh này không.
-
- Cò bợ
- Một giống cò có mỏ vàng với đầu mỏ đen, chân và mắt màu vàng. Bình thường cò bợ có bộ lông màu xám, đến mùa sinh sản thì chuyển sang màu đỏ, xanh và trắng.
-
- Ngô
- Trung Quốc. Thời Lê - Mạc, dân ta gọi nước Trung Quốc là Ngô, gọi người Trung Quốc là người Ngô.
-
- Sậy
- Loại cây thuộc họ lúa, thân rỗng, thường mọc dày đặc thành các bãi sậy.
-
- Rau dừa
- Cũng gọi là cây hoa giếng, một loại cây thân thảo mọc bò, nổi trên mặt nước nhờ có phao xốp màu trắng, kết thành bè như rau muống, thường gặp ở các ao hồ. Trước đây những năm mất mùa, nhân dân ta thường vớt rau dừa về ăn độn.
-
- Nhời
- Lời nói (phương ngữ miền Bắc).
-
- Pha phôi
- Lẫn lộn, điên đảo.
-
- Phi nghĩa
- Trái đạo đức, không hợp với lẽ công bằng.
-
- Nậu
- Nghĩa gốc là một nhóm nhỏ cùng làm một nghề (nên có từ "đầu nậu" nghĩa là người đứng đầu). Ví dụ: “Nậu nguồn” chỉ nhóm người khai thác rừng, “Nậu nại” chỉ nhóm người làm muối, “Nậu rổi” chỉ nhóm người bán cá, “Nậu rớ” chỉ nhóm người đánh cá bằng rớ vùng nước lợ, “Nậu cấy” chỉ nhóm người đi cấy mướn, “Nậu vựa” chỉ nhóm người làm mắm... Từ chữ “Nậu” ban đầu, phương ngữ Phú Yên-Bình Định tỉnh lược đại từ danh xưng ngôi thứ ba (cả số ít và số nhiều) bằng cách thay từ gốc thanh hỏi. Ví dụ: Ông ấy, bà ấy được thay bằng: “ổng,” “bả.” Anh ấy, chị ấy được thay bằng: “ảnh,” “chỉ.” Và thế là “Nậu” được thay bằng “Nẩu” hoặc "Nẫu" do đặc điểm không phân biệt dấu hỏi/ngã khi phát âm của người miền Trung. Người dân ở những vùng này cũng gọi quê mình là "Xứ Nẫu."
-
- Cá chuồn
- Tên một họ cá biển có chung một đặc điểm là có hai vây ngực rất lớn so với cơ thể. Hai vây này như hai cánh lượn, giúp cá chuồn có thể "bay" bằng cách nhảy lên khỏi mặt nước và xòe vây lượn đi, có thể xa đến khoảng 50 mét. Cá chuồn sống ở những vùng biển ấm, thức ăn chủ yếu của chúng là các phiêu sinh vật biển.
Ở nước ta, cá chuồn có nhiều ở những vùng biển miền Trung. Cá chuồn có thể chế biến thành nhiều món ăn như nướng, kho, nấu bún...
-
- Manh manh
- Loại chim nhỏ, đẹp, hiện nay thường được nuôi làm cảnh. Có nhiều loại manh manh khác nhau. Manh manh trắng toàn thân lông màu trắng toát, trừ hai bên má có đốm lông vàng, mỏ đỏ, chân vàng, chim trống mỏ đỏ sậm, con mái mỏ đỏ lợt. Manh manh bông có mỏ đỏ, má vàng, hai bên mỏ có sọc trắng dọc theo mép tai, cổ vằn màu xám, ức đen, bụng trắng, lông dọc theo hai bên hông màu gạch có nổi bông trắng. Đuôi tuy nhỏ, ngắn nhưng lại cầu kỳ, khúc trắng khúc đen như chim trĩ. Manh manh nâu (sô-cô-la) ở má và cánh có đốm màu vàng anh.
-
- Chành
- Mở rộng về bề ngang, như banh.
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Thủ
- Đầu (từ Hán Việt).
-
- Lia
- Ném, vứt.
-
- Kỉnh
- Kính (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Cũng hiểu là kính biếu, kính tặng.