Trời mưa ướt đất lộ làng
Uớt ai thời ướt, ướt chàng em thương
Tìm kiếm "thương em từ"
-
-
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son để cạnh mạn thuyền
Chén son chưa cạn, lời nguyền chưa phai
Em thương nhớ ai
Nhớ ai ra đứng đầu cầu?
Lược thưa biếng chải, gương tàu biếng soi
Cái sập đá huê bỏ vắng không ai ngồi
Buồng hương bỏ vắng, mướn người quay tơ
Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm khuya thức ngủ, ngày thưa tiếng cười? … -
Trai tân đang đứng đang chờ
-
Trời mưa ướt lá trầu hương
Trời mưa ướt lá trầu hương
Ướt anh anh chịu, ướt người thương anh buồn
Trời mưa ướt lá trầu vàng
Ướt em em chịu, ướt chàng em thươngDị bản
-
Một bên đèn sách văn chương
-
Thùng thùng cắc cắc
-
Một tấm thanh tre là nghĩa
Một tấm thanh tre là nghĩa,
Một chiếc chiếu là tình,
Bấy lâu nay em thương bóng nhớ hình,
Bây giờ em hỏi thiệt anh có thương mình hay không? -
Đêm năm canh dĩa đèn khô cạn
-
Nước mắm ngon dòm sâu đáy hũ
-
Con quạ bay xa, bay qua vườn hoa kêu chua chát
-
Ngọn bầu trắng sợi ngắn, sợi dài
-
Bước lên cầu cầu oằn cầu oại
Bước lên cầu, cầu oằn cầu oại
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng
Em ơi ở lại đừng phiền
Anh đi làm mướn kiếm tiền cưới emDị bản
Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại
Bước xuống thuyền, thuyền chích thuyền nghiêng
Cả tiếng kêu người nghĩa Phong Điền
Người nghĩa ơi, duyên đây không kết, còn tìm nơi đâu?Bước xuống cầu, cầu oằn cầu oại,
Bước xuống đò, đò chếch, đò nghiêng.
Cả tiếng kêu người nghĩa trên thuyền,
Duyên đây không kết còn tìm nơi đâu?Bước xuống đò, đò oằn đò oại,
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng.
Anh thương em, em bóp bụng đừng phiền,
Ðợi xong mùa lúa, anh kiếm tiền cưới em.Bước lên cầu, cầu quằn cầu quại
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng
Vịn vai cô Bảy đừng phiền
Tui về xứ biển tui kiếm tiền qua cưới emBước xuống cầu, cầu oằn, cầu oại
Bước xuống tàu, tàu chạy, tàu nghiêng,
Em thương anh bóp bụng đừng phiền,
Đợi anh về xứ kiếm tiền cưới em.
-
Coi chừng thương được thì thương
-
Anh về dỡ gỗ đa đa
-
Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác
Em nhớ thương ai mà mặt mày ngơ ngác
Nhớ tên hốt rác hay thương thằng vét đường mương? -
Em không phải người tham đào, phụ liễu
-
Thuyền còn lên ngược
Thuyền còn lên ngược
Em chẳng thương được anh đâu
Chờ cho xuôi nước đã kém màu xuân xanh
Em ơi! Lắm thác nhiều ghềnh
Một mà mẹ cha ngăn trở, hai nữa lênh đênh khôn vời! -
Mây giăng trên ngọn non Vồng
-
Trăng lặn đã có mặt trời
Trăng lặn đã có mặt trời
Em không thương anh nữa, có người khác thương -
Đèn treo dưới xáng tỏ rạng bờ kinh
Chú thích
-
- Lộ
- Đường cái, đường đi lại (từ Hán Việt).
-
- Thời
- Thì. Xưa vì kị húy vua Tự Đức (Nguyễn Phúc Thì) nên chữ này được đọc chạnh đi thành "thời."
-
- Sập
- Loại giường không có chân riêng, nhưng các mặt chung quanh đều có diềm thường được chạm trổ. Sập thường được làm bằng gỗ quý, thời xưa chỉ nhà giàu mới có.
-
- Huê
- Hoa (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Gọi như thế do kiêng húy tên của bà Hồ Thị Hoa, chính phi của hoàng tử Đảm (về sau là vua Minh Mạng).
-
- Buồng hương
- Do chữ Hán hương khuê (phòng thơm), chỉ phòng riêng của người phụ nữ.
-
- Trai tân
- Con trai chưa vợ.
-
- Cha dòng
- Linh mục trong đạo Thiên Chúa.
-
- Trầu hương
- Một loại trầu, sở dĩ có tên gọi như vậy là nhờ vào mùi thơm rất đặc trưng. Ngọn lá trầu hương dày và có vị cay hơn so với các loại trầu khác.
-
- Trợt
- Trượt (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
-
- Vì
- Nể (từ cổ).
-
- Bị
- Đồ đựng, thường đan bằng cói hay tre, có quai xách.
-
- Bị gậy
- Cái bị và cái gậy, hành trang của người ăn mày (ăn xin). "Bị gậy" cũng dùng để chỉ hoàn cảnh ăn mày.
-
- Dĩa đèn dầu
- Loại đèn thắp ngày xưa, trước khi đèn Hoa Kỳ xuất hiện. Dĩa đèn dầu là một cái dĩa (thường bằng sứ), trong chứa dầu lạc và có một sợi bấc.
-
- Mù u
- Một loại cây gỗ lớn khá quen thuộc ở Trung và Nam Bộ. Cây mù u cùng họ với cây măng cụt, lớn chậm, gỗ cứng, thường mọc dọc bờ sông rạch, quả tròn, vỏ mỏng, hạt rất cứng có thể dùng để ép lấy dầu. Dầu mù u có nhiều dược tính và được dùng làm nhiều loại thuốc, ví dụ như thuốc trị bòng và chăm sóc da. Xưa kia, người dân Nam Bộ thường dùng dầu mù u như một nhiên liệu tự nhiên sẵn có và rẻ tiền để thắp đèn. Cây mù u còn cho gỗ tốt, thường được dùng để đóng ghe thuyền.
-
- Quạ
- Còn gọi là ác, loài chim có bộ lông màu đen đặc trưng, ăn tạp. Theo mê tín dân gian, quạ có thể đem lại điềm xui xẻo.
-
- Nhạn
- Vốn nghĩa là con ngỗng trời. Theo Thiều Chửu: Chim nhạn, mùa thu lại, mùa xuân đi, cho nên gọi là hậu điểu 候鳥 chim mùa. Chim nhạn bay có thứ tự, nên anh em gọi là nhạn tự 雁序. Có khi viết là nhạn 鴈. Ta gọi là con chim mòng. Đại Nam quấc âm tự vị của Huình Tịnh Paulus Của cũng chép “Nhạn: Thứ chim giống con ngỗng.” Trong văn học cổ ta thường bắt gặp những cụm từ "nhạn kêu sương," "tin nhạn." Hiện nay từ này thường được dùng để chỉ chim én.
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Dưa gang
- Một loại dưa quả dài, vỏ xanh pha vàng cam (càng chín sắc vàng càng đậm), kích thước tương đối lớn.
-
- Rau đắng
- Cũng gọi là cây càng tôm, cây biển súc, một loại rau hình mũi mác, có vị đắng, thường được dùng làm rau sống hay chế biến nhiều món khác nhau, hoặc làm thuốc.
Nghe bài hát Còn thương rau đắng mọc sau hè.
-
- Chích
- Chếch, nghiêng sang một bên (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Cả tiếng
- Lớn tiếng, nói lớn.
-
- Người nghĩa
- Người thương, người tình.
-
- Phong Điền
- Địa danh nay là một huyện của thành phố Cần Thơ.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Đa
- Một loại cây thân thuộc, được coi như biểu tượng của làng quê Việt Nam, cùng với giếng nước và sân đình. Cây đa cổ thụ có tán rất rộng, có nhiều gốc và rễ phụ. Ở một số địa phương, cây đa còn được gọi là cây đa đa, hoặc cây da. Theo học giả An Chi, tên cây bắt nguồn từ đa căn thụ 多根樹 (cây nhiều rễ), “một hình thức dân dã mà văn chương Phật giáo dùng để mô tả và gọi tên cây một cách súc tích nhất có thể có.”
-
- Nhà lẫm thượng
- Nhà có lẫm (đồ quây kín có mái che, dùng để chứa thóc hoặc ngũ cốc) ghép bằng ván, kê cao.
-
- Nhiễu
- Hàng dệt bằng tơ, sợi ngang xe rất săn, làm cho mặt nổi cát.
-
- Lương
- Hàng dệt mỏng bằng tơ, ngày trước thường dùng để may áo dài đàn ông.
-
- Núi Vồng
- Tên một ngọn núi cao nằm ở phía Bắc xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam hiện nay.
-
- Sông Châu Giang
- Một con sông thuộc hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình của miền Bắc, nằm trọn trong địa phận tỉnh Hà Nam. Đây là một con sông có vị trí quan trọng nằm trong lưu vực sông Nhuệ- Đáy. Một đầu của sông được nối với sông Đáy tại Phủ Lý nên sông còn gọi là sông Phủ Lý. Đoạn sông chảy qua xã Yên Lệnh, huyện Duy Tiên gọi là sông Lệnh.
Châu Giang là phân lưu cũ của sông Hồng, nối với sông Hồng bằng hai cửa: cửa Yên Lệnh-Mạc (Duy Tiên- Lý Nhân) và cửa Hữu Bị, xã Nhân Hậu (Lý Nhân).
-
- Xáng
- Tàu, thuyền lớn (phương ngữ Nam Bộ). Từ này cũng như từ xà lan có gốc từ tiếng Pháp chaland, một loại tàu có khoang chứa rộng thường dùng để chở hàng hóa nặng như vật liệu xây dựng, máy móc...
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).