Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy
Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa
Em thương anh không dám nói ra
Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời
Anh với em cũng muốn kết đôi
Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan.
Tìm kiếm "thương em từ"
-
-
Đứng bên ni thấy chiếc thuyền năm ván
Đứng bên ni thấy chiếc thuyền năm ván
Ngó sang bên kia, thấy chiếc quán năm gian
Thuyền năm ván đang đợi người thương nhớ
Quán năm gian đang đợi người nhớ thương
Một em nói rằng thương,
Hai em nói rằng nhớ
Trách ông trời làm lỡ duyên anh
Anh ngồi gốc cây chanh
Anh đứng cội cây dừa
Nước mắt anh nhỏ như mưa
Ướt cái quần cái áo
Cái quần anh vắt chưa ráo
Cái áo anh vắt chưa khô
Thầy mẹ gả bán khi mô
Tiếc công anh lặn suốt giang hồ
Trời cao anh kêu không thấu
Đất rộng anh kêu nọ thông
Những người bòn của bòn công
Nam mô A Di Đà Phật, anh phủi tay không anh về. -
Dừa Bến Tre ba đồng một trái
-
Em thương anh trầu hết lá lương
-
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Em thương ai nấp bụi nấp bờ
Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi
Thuyền anh đậu bến lâu rồi
Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh? -
Em thương anh như chỉ buộc trọn vòng
Em thương anh như chỉ buộc trọn vòng
Anh đừng bạc dạ đem lòng quên em -
Em thương anh, phụ mẫu đánh mấy em cũng không lo
-
Em thương anh, bỏ nón dìa dầu
-
Em thương anh công khai, không còn sợ lộ
-
Thương ai em nói khi đầu
-
Chồng em áo rách em thương
-
Ngày nào em nói em thương
-
Ai vô Châu Đốc em thương
Dị bản
-
Chồng người xe ngựa người thương
-
Làm một bức thư thương ai không biết
Làm một bức thư thương ai không biết
Lòng em thương tiếc dạ nhớ mênh mông -
Tìm cho em bún có xương
-
Chồng em với em là tình
Chồng em với em là tình
Anh đây là nghĩa, hỏi mình thương ai?
Một mình em đứng giữa hai
Bên tình, bên nghĩa, em thương hết chứ bỏ ai, bớ mình -
Áo vắt vai đi đâu hăm hở
– Áo vắt vai đi đâu hăm hở
Em có chồng rồi mắc cỡ lêu lêu
– Áo vắt vai anh đi dạo ruộng
Anh có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâuDị bản
Áo vắt vai đi đâu hớn hở
Em có chồng rồi chẳng chuộng anh đâuÁo vắt vai đi đâu hớn hở
Anh có vợ rồi, em thương lỡ thì thôi
-
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo
Anh về ở với em, em may cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, ăn ở thật thà em thương!
– Anh ở với em, em sắm cho anh một năm ba quần ba áo,
Em sắm cho anh một nón dấu một mẩu tơi mo,
Ngày anh ra đồng cuốc ruộng, tối em cho ngủ nhờ mới vâng! -
Em gặp anh đây, cho em hỏi thử đôi lời
– Em gặp anh đây, cho em hỏi thử đôi lời
Chữ chi anh chôn xuống đất,
Chữ chi anh cất lên trang,
Chữ chi anh mang không nổi,
Chữ chi gió thổi không bay,
Trai nam nhi anh mà đối đặng,
Em thưởng cái nón bài thơ đội liền.
– Chữ Triệu anh chôn xuống đất,
Chữ Tiên sư anh cất lên trang,
Chữ Trung chữ Hiếu anh mang không nổi,
Bia tạc đá vàng, gió thổi không bay,
Trai nam nhi anh đà đối đặng, em thưởng cái nón bài thơ đâu rồi?
Chú thích
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Kết tóc xe tơ
- Kết tóc: Thuở xưa, con trai và con gái đều để tóc dài bới lên đầu. Trong đêm tân hôn, tóc của dâu rể được các nữ tì buộc vào nhau. Xe tơ: Xem chú thích Nguyệt Lão.
Kết tóc xe tơ có nghĩa là cưới nhau, thành vợ thành chồng.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Giang hồ
- Từ hai chữ Tam giang (ba dòng sông: Kinh Giang thuộc Hồ Bắc, Tùng Giang thuộc Giang Tô, Chiết Giang thuộc tỉnh Chiết Giang) và Ngũ hồ (năm cái hồ: Bà Dương Hồ thuộc Giang Tây, Thanh Thảo Hồ và Động Đình Hồ thuộc Hồ Nam, Đan Dương Hồ và Thái Hồ thuộc Giang Tô) đều là các địa danh được nhiều người đến ngao du, ngoạn cảnh ở Trung Hoa ngày xưa. Từ giang hồ vì thế chỉ những người sống phóng khoáng, hay đi đây đi đó, không nhà cửa. Nếu dùng cho phụ nữ, từ này lại mang nghĩa là trăng hoa, không đứng đắn.
Giang hồ tay nải cầm chưa chắc
Hình như ta mới khóc hôm qua
Giang hồ ta chỉ giang hồ vặt
Nghe tiếng cơm sôi cũng nhớ nhà.
(Giang hồ - Phạm Hữu Quang)
-
- Nam mô A Di Đà Phật
- Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
-
- Bến Tre
- Một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cũng được gọi là đất Trúc (thị xã Bến Tre trước đây còn có tên là Trúc Giang). Đây là vùng đất gắn liền với cuộc đời của nhiều danh nhân: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trường Toản, Trương Vĩnh Ký... Bến Tre cũng rất nổi tiếng vì trồng rất nhiều dừa, nên còn được gọi là Xứ Dừa.
-
- Vắn
- Ngắn (từ cổ).
Tự biệt nhiều lời so vắn giấy
Tương tư nặng gánh chứa đầy thuyền
(Bỏ vợ lẽ cảm tác - Nguyễn Công Trứ)
-
- Lá trầu lương
- Lá trầu nằm ở sát gốc, mọc ra từ thân chính của dây trầu. Lá trầu lương dày, xanh thẫm, chỉ dùng để làm thuốc, không dùng để ăn.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Nằm co
- Tư thế nằm co rút chân tay lại khi thấy lạnh hoặc buồn.
-
- Vìa
- Về (phương ngữ Trung và Nam Bộ), thường được phát âm thành dìa.
-
- Dầu
- Để đầu trần (phương ngữ).
-
- Dao phay
- Dao có lưỡi mỏng, bằng và to bản, dùng để băm, thái.
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Áo xông huơng
- Áo gấm và áo thêu của hoăc người quyền quí và giàu có thời xưa ở nước ta thường không được giặt mà được cất trong hòm gỗ bằng trầm hương hoặc xông bằng cách đốt trầm cho thơm.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Rương
- Hòm để đựng đồ (sách vở, quần áo...) hoặc tiền vàng, thường làm bằng gỗ, có móc khóa.
-
- Châu Đốc
- Địa danh nay là thị xã của tỉnh An Giang, nằm sát biên giới Việt Nam - Campuchia và cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 250 km về phía Tây. Châu Đốc nổi tiếng vì có nhiều món ăn ngon và nhiều di tích lịch sử. Dưới thời Pháp thuộc, Châu Đốc là điểm khởi đầu thủy trình đến Nam Vang.
Theo học giả Vương Hồng Sển, địa danh Châu Đốc có nguồn gốc từ tiếng Khmer moat-chrut, nghĩa là "miệng heo."
-
- Phèn
- Dân gian ta gọi chung những tạp chất nhiễm vào nước giếng, nước ruộng... gây mùi hôi tanh, vị chua, hoặc làm cho quần áo bị ố vàng khi giặt... là phèn.
-
- Kinh
- Kênh, sông đào dùng để dẫn nước hoặc để đi lại bằng đường thủy (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Khố
- Một trong những loại trang phục cổ xưa nhất của nhân loại, gồm một tấm vải dài, khổ hẹp dùng để để bọc và che vùng hạ bộ bằng cách quấn tựa vào vòng thắt lưng. Trước đây nhiều vùng sử dụng, hiện tại khố vẫn còn được sử dụng hạn chế như ở vùng cao, vùng xa nơi còn lạc hậu, ngoài ra một số nước giữ gìn nó như bản sắc văn hóa khi có hội hè. Đóng khố đuôi lươn là kiểu mặc khố có thừa một đoạn buôn thõng ở phía sau cho tới khoeo chân, như cái đuôi con lươn, còn không có thì gọi là khố cộc.
-
- Đũi
- Một loại vải dệt bằng sợi kéo từ kén cắn tổ của tằm tơ. Ở những kén tằm già được nhà nuôi tằm để lại để gây giống, hoặc không ươm tơ kịp, nhộng tằm cắn kén để chui ra thành con ngài, làm cho tơ kén bị đứt, không thể ươm thành tơ được nữa, mà chỉ có thể dùng để kéo thành sợi đũi. Vải đũi thô hơn lụa, nên xưa kia được cho là loại vải thường, chỉ nhà nghèo mới mặc.
-
- Tơ hồng
- Một loại cây dây leo, thân có màu vàng, đôi khi màu da cam hoặc đỏ. Tơ hồng là thực vật sống kí sinh, một khi tìm được cây chủ thích hợp sẽ bám vào và phát triển rất mạnh, đồng thời rễ trong đất cũng bắt đầu tiêu hủy đi. Dây và hạt tơ hồng có thể dùng làm vị thuốc Đông y.
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Nón dấu
- Cũng gọi là nón sơn hoặc nón dầu sơn, loại nón của lính thời Lê - Nguyễn, gần giống như nón lá nhưng nhỏ hơn, thường đan bằng mây, có chóp bằng đồng.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Trang
- Đồ bằng gỗ, được đóng hoặc treo trên tường, chỗ cao ráo, trang trọng để thắp nhang, đặt bình hoa và các vật phẩm khác để thờ cúng ông bà tổ tiên.
-
- Nón bài thơ
- Loại nón nổi tiếng của xứ Huế, giữa hai lớp lá nón có lồng ép thơ, ca dao hoặc/ và hình hoa văn trang trí, chỉ thấy được khi soi ngược sáng.
-
- Tấm triệu
- Còn gọi là minh tinh, dải lụa dài trên có chữ ghi tên họ, tuổi tác, chức tước, ngày từ trần… của người chết, treo trên một chiếc đòn nhỏ có người khiêng (gọi là giá triệu), được khiêng đi trước quan tài trong đám tang.
-
- Tiên sư
- Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).