Kính cha tấm lụa tấm là
Trọng cha tấm quà tấm bánh
Tìm kiếm "tám chín mười"
-
-
Khôn ngoan tâm tính tại lòng
-
Anh như tấm vóc đại hồng
Anh như tấm vóc đại hồng
Em như chỉ thắm thêu rồng nên chăng?
Nhất chờ, nhì đợi, tam mong
Tứ thương, ngũ nhớ, lục, thất, bát mong, cửu thập tìm
Em thương ai con mắt lim dim
Chân đi thất thểu như chim tha mồi
Tối hôm qua vật đổi, sao dời
Tiếc công gắn bó, tiếc lời giao đoan
Thề xưa đã lỗi muôn vàn
Mảnh gương còn đó, phím đàn còn đây
Trót vì đàn đã bén dây
Chẳng trăm năm cũng một ngày duyên ta
Chén son nguyện với trăng già
Càn khôn đưa lại một nhà vui chung. -
Hỡi cô tắm mát ao anh
-
Lòng như tấm bánh bóc trần
Lòng như tấm bánh bóc trần
-
Hai gươm tám giáo
-
Không mực tạm dùng cục than
-
Mua quan tám, bán quan tư
-
Nước gáo tắm cho voi
-
Thiếp nhớ chàng tấm phên hư, nuộc lạt đứt
-
Cái quạt mười tám cái nan
Cái quạt mười tám cái nan,
Ở giữa phết giấy, hai nan hai đầu.
Quạt này anh để che đầu,
Đêm đêm đi ngủ chung nhau quạt này.
Ước gì chung mẹ chung thầy,
Để em giữ cái quạt này làm thân!
Rồi ta chung gối, chung chăn,
Chung quần chung áo, chung khăn đội đầu.
Nằm thời chung cái giường Tàu,
Dậy thời chung cả hộp trầu ống vôi.
Ăn cơm chung cả một nồi,
Gội đầu chung cả dầu hồi nước hoa.
Chải đầu chung cả lược ngà,
Soi gương chung cả nhành hoa giắt đầu. -
Lỗ mũi mười tám gánh lông
-
Cậu Ðường mười tám tuổi đầu
-
Bà già tuổi tám mươi tư
Bà già đã tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ đưa thư kén chồngDị bản
Bà già tuổi tám mươi tư
Ngồi bên cửa sổ viết thư tìm chồng
-
Gió đưa mười tám lá xoài
Gió đưa mười tám lá xoài
Ai đưa duyên bạn lạc loài đến đây -
Tuổi em mười tám đang tròn
-
Bà già tuổi tám mươi hai
Dị bản
-
Bữa rày mồng tám tháng ba
Bữa rày mồng tám tháng ba
Chính thức húy nhật, thật là giỗ anh
Bát cơm, đĩa cá, lưng canh
Nắm rau, hạt muối, xin anh hãy về
Vợ này là vợ chính thê
Phải đời chồng trước thì về ngửi hương
Giỗ này hết khó, hết thương
Hết trông, hết đợi, đoạn trường khúc nôi
Hết buồn rồi lại sang vui
Tiết phu tiết phụ như tôi mấy người?
Nhất tuần mời, nhị tuần mời
Ba năm nay tôi không chửa, sướng đời anh chưa?
Bây giờ tôi được, anh thua
Cho tôi sinh năm đẻ bảy, tôi mua cho ngàn vàng
Vợ chồng đồng tịch, đồng sàng
Đồng sinh đồng tử, giỗ chàng hôm nay
Tại nam quy nam! Tại tây quy tây!
Anh đừng về nữa, nỏ có chi đây mà về! -
Gió đưa mười tám lá me
Dị bản
Gió đưa mười tám lá me
Mặt rỗ hoa mè xấu lắm ai ơiGió đưa mười tám lá me
Mặt rỗ hoa mè xấu lắm bạn ơi
– Bạn ơi đừng thấy mặt rỗ mà phiền
Mỗi nút một tiền mười nút một quan
-
Ngửa tay lấy tấm vàng mười
Chú thích
-
- Lọ là
- Chẳng lọ, chẳng cứ gì, chẳng cần, hà tất (từ cũ).
Bấy lâu đáy bể mò kim,
Là nhiều vàng đá phải tìm trăng hoa?
Ai ngờ lại họp một nhà,
Lọ là chăn gối mới ra sắt cầm!
(Truyện Kiều)
-
- Vóc đại hồng
- Một loại vóc quý.
-
- Giao đoan
- Giao ước, thề hẹn cùng nhau.
-
- Nguyệt Lão
- Đời nhà Đường, có một người tên là Vi Cố đi kén vợ, gặp một ông cụ ngồi dựa túi xem sách dưới bóng trăng. Anh ta hỏi, thì ông cụ bảo sách ấy chép tên những người lấy nhau và túi ấy đựng những sợi chỉ hồng (xích thằng) để buộc chân hai người phải lấy nhau, không sao gỡ ra được nữa. Anh ta hỏi phải lấy ai, thì ông cụ chỉ một đứa bé lên ba tuổi ở trong tay một người đàn bà chột mắt đem rau ra bán ở chợ mà bảo đó là vợ Vi Cố. Vi Cố giận, sai người đâm con bé ấy, nhưng nó chỉ bị thương. Mười bốn năm sau, quả nhiên Vi Cố lấy người con gái ấy. Chữ "nguyệt lão" chúng ta thường dịch nôm na là "trăng già." Hai chữ "Ông Tơ" và "Bà Nguyệt" cũng bởi tích ấy mà ra, dùng chỉ vị thần lo chuyện kết nhân duyên. Mối nhân duyên cũng do thế mà thường được gọi là "mối tơ." Xem thêm: Hình tượng Ông Tơ Bà Nguyệt trong văn hóa dân gian.
-
- Càn khôn
- Cũng nói là kiền khôn, từ hai quẻ bát quái kiền 乾 chỉ trời và khôn 坤 chỉ đất. Chỉ trời đất.
Cán cân tạo hóa rơi đâu mất
Miệng túi càn khôn thắt lại rồi
(Khóc ông Phủ Vĩnh Tường - Hồ Xuân Hương)
-
- Cá mè
- Tên chung của một số loài cá nước ngọt cùng họ với cá chép, có thân dẹp, đầu to, vẩy nhỏ, trắng. Có nhiều loài cá mè, nhưng cá mè trắng và mè hoa là phổ biến hơn cả. Nhân dân ta đánh bắt cá mè để lấy thịt, mỡ và mật cá, vừa để chế biến thức ăn vừa làm thuốc.
-
- Cá chép
- Tên Hán Việt là lí ngư, một loại cá nước ngọt rất phổ biến ở nước ta. Ngoài giá trị thực phẩm, cá chép còn được nhắc đến trong sự tích "cá chép vượt vũ môn hóa rồng" của văn hóa dân gian, đồng thời tượng trưng cho sức khỏe, tài lộc, công danh.
Ở một số địa phương miền Trung, cá chép còn gọi là cá gáy.
-
- Cá trôi
- Một loại cá nước ngọt thuộc họ cá chép, có thể nặng đến vài kí. Thị cá trôi ăn mát và ngọt, thường dùng nấu canh chua hoặc kho. Phần đầu là phần ngon nhất của cá trôi.
-
- Cá chày
- Một loại cá nước ngọt thường gặp ở nước ta, dân gian còn gọi là cá rói. Cá thường sống thành đàn lớn, thân cá gần tròn, đầu to vừa, mõm tù, ngắn, có hai đôi râu bé, mắt nhỏ và đỏ, lưng và đầu hơi đen, bụng vàng hay trắng nhợt. Nhân dân ta thường đánh bắt (câu, lưới) cá chày để chế biến thành các món canh, kho, chiên giòn...
-
- Mo
- Phần vỏ ngoài của hoa dừa hay hoa cau. Khi hoa còn non chưa nở, mo màu xanh, hai cánh dạng thuyền úp lại che chở cho hoa bên trong. Mo tự tách ra khi hoa nở và khô dần đi khi cây đậu quả. Mo cau, mo dừa già sẽ tự rụng xuống hoặc được người trồng giật xuống khi thu hái quả. Mo cau mềm mại, dẻo dai, được dân ta sử dụng để gói giò (chả) và nhất là gói cơm nắm mang theo khi làm đồng làm rẫy. Cơm nắm mo cau là một hình ảnh quen thuộc và thân thương với người nông dân nước ta.
-
- Gáo
- Đồ có cán dùng để múc nước, thường làm bằng sọ dừa hoặc vỏ trái mù u, cũng có nơi làm bằng vỏ bầu sấy khô.
-
- Phên
- Đồ đan bằng tre, nứa, cứng và dày, dùng để che chắn. Một số vùng ở Bắc Trung Bộ gọi là phên thưng, bức thưng.
-
- Lạt
- Tre hoặc nứa chẻ mỏng, dẻo, dùng làm dây buộc.
-
- Ba trăng
- Người xưa gọi mỗi tháng là một con trăng. Ba trăng tức là ba tháng.
-
- Gió Lào
- Loại gió khô và nóng xuất hiện ở nước ta từ đầu tháng tư đến giữa tháng chín. Vì hình thành từ vịnh Thái Lan, di chuyển theo hướng Tây Nam - Đông Bắc qua Campuchia và Lào, vượt Trường Sơn vào nước ta nên gió có tên là gió Lào, còn có các tên là gió nam hoặc gió phơn Tây Nam (foehn có nguồn gốc từ tiếng Đức föhn chỉ loại gió ấm ở vùng núi Alps). Gió thổi đập vào người nóng như cào da thịt nên cũng gọi là gió nam cào.
-
- Gió nồm
- Loại gió mát và ẩm ướt thổi từ phía đông nam tới, thường vào mùa hạ.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Thân
- Thân thiết, gần gũi.
-
- Giường Tàu
- Một loại giường theo kiểu Trung Hoa, có thành cao xung quanh.
-
- Hộp trầu
- Hộp đựng trầu cau.
-
- Bình vôi
- Ngày xưa nhân dân ta thường hay ăn trầu với cau và vôi. Bình vôi là dụng cụ bằng gốm hay kim loại để đựng vôi ăn trầu, đôi khi được chế tác rất tinh xảo, và tùy theo hình dạng mà cũng gọi là ống vôi.
-
- Dầu hồi
- Dầu ép từ quả hồi, dùng bôi tóc để dưỡng tóc.
-
- Nước hoa
- Nước nấu với hoa để gội đầu cho thơm.
-
- Ông Ích Đường
- Một chí sĩ yêu nước quê ở làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, Quảng Nam. Năm Mậu Thân (1908), hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, ông chỉ huy nhân dân Hòa Vang đi chống sưu thuế, đồng thời đi vây bắt viên quan “sâu dân mọt nước” tên là Lãnh Điềm. Song việc không thành, vì chính quyền thực dân Pháp kịp đưa quân tới đàn áp. Ông bị giặc Pháp bắt và xử chém tại chợ Túy Loan vào ngày 12 tháng 4 năm 1908. Trước lúc hy sinh ông dõng dạc tuyên bố: ”Giết Đường này còn trăm nghìn Đường khác sẽ nổi lên, bao giờ hết mía mới hết đường.”
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Têm trầu
- Quệt vôi vào lá trầu không, cuộn lại rồi cài chặt lại bằng cuống lá để thành một miếng trầu vừa miệng ăn.
-
- Hát ghẹo
- Kiểu hát đối đáp, giao duyên nam nữ, giữa trai gái dân tộc Việt và Mường. Đây là một trong những loại hình dân ca ra đời sớm nhất ở nước ta và được coi là “đặc sản” của nơi quê hương đất Tổ Phú Thọ.
-
- Hát ví
- Lối hát giao duyên nam nữ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh, xưa kia thường dùng để trao đổi tình cảm giữa đôi trai gái.
-
- Húy nhật
- Ngày kị, ngày giỗ. Từ Hán Việt húy nghĩa là tên của người chết.
-
- Chính thê
- Vợ chính, vợ cả.
-
- Đoạn trường
- Đau đớn như đứt từng khúc ruột (đoạn: chặt đứt, trường: ruột). Theo Sưu thần kí, có người bắt được hai con vượn con, thường đem ra hiên đùa giỡn. Vượn mẹ ngày nào cũng đến ở trên cây gần đầu nhà, kêu thảm thiết. Ít lâu sau thì vượn mẹ chết, xác rơi xuống gốc cây. Người ta đem mổ thì thấy ruột đứt thành từng đoạn.
-
- Khúc nôi
- Nỗi lòng tâm sự thầm kín khó nói ra (từ cũ). Cũng nói là khúc nhôi.
-
- Tiết phu tiết phụ
- Giữ trọn tình nghĩa vợ chồng.
-
- Tuần
- Một lần rót (rượu, trà...)
-
- Đồng tịch đồng sàng
- Cùng chiếu cùng giường (từ Hán Việt đồng: cùng, tịch: chiếu; sàng: giường), dùng để chỉ quan hệ vợ chồng.
-
- Đồng sinh đồng tử
- Sống chết có nhau.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mặt rỗ hoa mè
- Có những vết sẹo nhỏ như hoa mè trên mặt, thường là hậu quả của bệnh đậu mùa.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.