Trời mưa làm ướt sân đình
Anh đi cho khéo trợt ình xuống đây
Tìm kiếm "mùa khô"
-
-
Trời mưa cá sặc lên gò
– Trời mưa cá sặc lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương
– Trời mưa ướt cọng rau mương
Bò em em giữ anh thương giống gì?Dị bản
– Trời mưa cá sặc lên gò
Thấy em chăn bò anh để ý anh thương
– Thò tay bứt cọng rau mương
Bò em em giữ anh thương giống gì?
-
Trời mưa thì chẳng có sao
Trời mưa thì chẳng có sao
Xưa nay vẫn thế ai nào dám kêu
Chỉ kêu vì nỗi trớ trêu
Trêu nhau cho đến hiểm nghèo chưa thôi -
Cả mưa cả nắng
-
Bốn mùa em chẳng phải lo
-
Trời mưa trong Quảng mưa ra
-
Được mùa thì chê cơm hẩm, mất mùa thì đẩn cơm thiu
Dị bản
-
Vừa mưa vừa nắng
-
Bán mua phải giá bằng lòng
-
Mãn mùa, vịt lội về Gieo
-
Gió mùa thu mẹ ru con ngủ
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Mãn mùa nước hết vịt dồn
-
Trời mưa năm bảy đám sụt sùi
Dị bản
Trời chuyển mưa, ba bốn đám sụt sùi
Nhái bầu kêu, trống chùa đánh, dạ em ngùi ngùi nhớ anh
-
Trời mưa nhà thiếc kêu boong
Trời mưa nhà thiếc kêu boong
Cha mẹ đâu dứt nghĩa con cho đành -
Được mùa chê gạo vô hơi
Được mùa chê gạo vô hơi
Mất mùa ăn cám trời ơi hỡi trời -
Trời mưa nhỏ giọt ướt bìm bìm
-
Trời mưa lộp bộp mái chòi
Trời mưa lộp bộp mái chòi
Anh đen như mọi mà đòi vợ xinh -
Đã mưa thì mưa cho khắp
Đã mưa thì mưa cho khắp
-
Được mùa buôn vải buôn vóc
Được mùa buôn vải buôn vóc
Mất mùa buôn thóc buôn gạo -
Rẻ mua chơi, đắt nghỉ ngơi đồng tiền
Rẻ mua chơi, đắt nghỉ ngơi đồng tiền
Chú thích
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ngũ Trợt.
-
- Cá sặc
- Một loại cá đồng, có rất nhiều ở vùng Tây Nam Bộ vào mùa nước nổi. Người dân Nam Bộ thường đánh bắt cá sặc để làm khô cá, mắm sặc, hoặc nấu thành nhiều món ăn ngon như gỏi, cháo, canh chua bông súng...
-
- Rau mương
- Một loại cây rau, mọc ở những chỗ ẩm ven các ngòi nước, hồ nước, các bờ đê, gò ruộng, có rất nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nhân dân ta thường hái ngọn (đọt) rau non để nấu canh. Theo y học cổ truyền, rau mương có vị ngọt nhạt, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thũng, cầm máu, tiêu sưng.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.
-
- Đồng Nai
- Tên gọi chung của toàn thể miền đồng bằng Nam Bộ, phổ biến vào thế kỉ 19 trở về trước, nay được giới hạn để chỉ một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ. Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ, khi có làn sóng di dân từ Bắc vào Nam trong cuộc Trịnh-Nguyễn phân tranh vào thế kỉ 16. Hiện nay Đồng Nai là cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ, đồng thời là một trong ba mũi nhọn kinh tế miền Nam cùng với thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bình Dương.
-
- Quảng Ngãi
- Địa danh nay là một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, nằm hai bên bờ sông Trà Khúc, được mệnh danh là vùng đất Núi Ấn Sông Trà. Quảng Ngãi là mảnh đất có bề dày lịch sử về văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Chăm Pa, đặc biệt là hệ thống thành lũy Chàm. Tại đây cũng nổi tiếng cả nước với đặc sản đường mía (đường phèn, đường phổi, mạch nha...) và tỏi ở Lý Sơn.
-
- Cù lao Bờ Bãi
- Tên dân gian là hòn Bé (đảo Bé), một hòn đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
-
- Hẩm
- Chỉ thức ăn (thường là cơm, gạo) đã biến chất, hỏng.
-
- Đẩn
- Đẩy vào, tống vào với số lượng lớn, hoặc ăn một cách ngấu nghiến, thèm khát (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Lẩm
- Ăn. Cũng nói và viết là lủm ở một số địa phương Trung Bộ.
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Chạc
- Dây bện bằng lạt tre, lạt nứa, ngắn và nhỏ hơn dây thừng.
-
- Mãn
- Trọn, đầy đủ, hết (từ Hán Việt).
-
- Đững
- Đừng có... (cách nói của Trung và Nam Bộ).
-
- Nẫu
- Người ta, họ (phương ngữ Bình Định-Phú Yên).
-
- Huyên đường
- Mẹ (từ cũ, văn chương).
Huyên là một giống cỏ, tục gọi là cây hiên hay kim châm. Trong Kinh thi có câu: "Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối", nghĩa là: ước gì được cây hoa hiên trồng ở chái phía bắc. Theo phương hướng kiến trúc Trung Hoa, chái nhà phía Bắc gọi là "bắc đường", là nơi phụ nữ ở. Từ đó, huyên đường - tức chái nhà có trồng cỏ huyên - còn có ý chỉ người mẹ.
Tiên rằng: Thương cội thung huyên
Tuổi cao tác lớn chịu phiền lao đao
Trông con như hạn trông dào
Mình này trôi nổi phương nào biết đâu
(Lục Vân Tiên - Nguyễn Đình Chiểu)
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Vông nem
- Còn gọi là cây vông, một loại cây thân có thể cao đến mười mét, có nhiều gai ngắn. Lá vông thường được dùng để gói nem hoặc để làm thuốc chữa bệnh trĩ, mất ngủ…
-
- Nhái bầu
- Tên chung của một số loài nhái có bụng to, lưng thường có màu nâu tối, đôi khi có hoa văn.
-
- Bìm bìm
- Một loại cây leo, hoa hình phễu, trắng hoặc tím xanh, thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh ở các bờ rào.