Tìm kiếm "con ba heo"
-
-
Râu trê, đầu cú, chân cò
-
Đàn ông đốn nhà, đàn bà đốn áo
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Lúc thì lồn ra, lúc thì ba váy
-
Em nghiêng tai được gió
-
Một yêu mặt trắng má tròn
Một yêu mặt trắng má tròn
Hai yêu môi mọng thoa son điểm hồng
Ba yêu mắt sáng mày cong
Bốn yêu mái tóc nực nồng nước hoa
Năm yêu mảnh áo ngắn tà
Sáu yêu quần trắng là đà gót sen
Bảy yêu vóc liễu dịu mềm
Tám yêu giọng nói vừa hiền vừa vui
Chín yêu học thức hơn người
Mười yêu, yêu cả đức tài hình dong! -
Vắng đàn ông quạnh nhà, vắng đàn bà quạnh bếp
-
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Thân em như cục cứt trôi sông
– Thân em như cục cứt trôi sông
Thân anh như con chó lác ngồi trông trên bờ
– Em ơi đừng nói dại khờ
Ba em ngày trước cũng chờ như anhVideo
-
Đất có thổ công, sông có hà bá
-
Gái chính chuyên lấy được chín chồng
-
Thứ nhất vợ dại trong nhà
-
Xu xoa xu xuýt
-
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Dị bản
Mồng năm, mười bốn, hai ba
Đi chơi cũng lỗ nữa là đi buônMồng năm, mười bốn, hăm ba
Cố đi buôn bán cũng là về không
-
Anh chưa có vợ như chợ chưa có đình
-
Cô kia cắt cỏ đồng màu
Cô kia cắt cỏ đồng màu
Chăn trâu cho béo làm giàu cho cha
Giàu thì chia bảy chia ba
Phận cô là gái được là bao nhiêu -
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi moong
Ơi người lỡ hội chồng con
Về đây gá nghĩa vuông tròn nước nonDị bản
Chợ Đông Ba đem ra ngoài giại
Cầu Trường Tiền đúc lại xi moong
Anh đi lên đi xuống đã mòn
Không ghé vô thăm thầy mẹ
Để thầy mẹ trách rể con chi bạc tình
-
Mưa lâm thâm, ướt dầm cây táo
-
Chùa rách mà có bụt vàng
-
Ông thầy ăn một
-
Một lo đứng cửa trông ra
Một lo đứng cửa trông ra
Hai lo đi lấy chồng xa nước người
Ba lo sợ chị em cười
Bốn lo đi ngược về xuôi sao đành
Năm lo lúc tử lúc sinh
Sáu lo con cái một mình đường xa
Bảy lo còn chút mẹ già ai nuôi
Chín lo em thiệt cả mười
Để em kiếm lối tìm nơi đi về
Chú thích
-
- Cá trê
- Tên một họ cá da trơn nước ngọt phổ biến ở nước ta. Cá trê có hai râu dài, sống trong bùn, rất phàm ăn. Nhân dân ta thường đánh bắt cá trê để làm các món kho, chiên hoặc gỏi.
-
- Cú
- Một loài chim ăn thịt, thường kiếm mồi vào ban đêm, có mắt lớn ở phía trước đầu. Người xưa xem cú là loài vật xấu xa, tượng trưng cho những người hoặc việc xấu, việc xui xẻo.
-
- Cò
- Một loài chim rất quen thuộc với đồng quê Việt Nam. Cò có bộ lông màu trắng, sống thành đàn ở vùng đất ngập nước ngọt như hồ ao, kênh mương, sông, bãi bùn ngập nước, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh như ếch, nhái, cua và côn trùng lớn. Hình ảnh con cò thường được đưa vào ca dao dân ca làm biểu tượng cho người nông dân lam lũ cực khổ.
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò Cổng Phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
(Con cò - Chế Lan Viên)
-
- Đốn
- Chỉnh đốn, sửa sang (từ Hán Việt).
-
- Qua
- Từ người lớn dùng để tự xưng một cách thân mật với người nhỏ, hoặc cách tự xưng có đôi chút tính chất khách quan, nhưng thân tình (Từ điển từ ngữ Nam Bộ - Huỳnh Công Tín).
-
- Tơ mành
- Dây tơ mỏng, chỉ tình yêu vương vấn của đôi trai gái (xem thêm chú thích Ông Tơ Nguyệt). Khi dệt lụa, tơ mành là sợi ngang, mỏng manh hơn sợi dọc.
Cho hay là thói hữu tình
Đố ai dứt mối tơ mành cho xong
(Truyện Kiều)
-
- Ba đào
- Sóng gió, chỉ sự nguy hiểm, bất trắc (từ Hán Việt).
-
- Quạnh
- Quạnh quẽ, vắng vẻ.
-
- Thổ Công
- Còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ Thần, là một vị thần trong tín ngưỡng Á Đông, cai quản một vùng đất nào đó (từ Hán Việt "thổ" nghĩa là "đất"). Thổ Công thường được khắc hoạ là một ông già râu tóc bạc phơ, mặt vui vẻ, thích chơi với con nít. Nhân dân ta có tập quán cúng Thổ Công vào ngày 1, ngày 15 âm lịch và các dịp lễ Tết khác.
-
- Hà Bá
- Vị thần cai quản sông trong tín ngưỡng đạo giáo. Xưa kia ven sông thường có đền thờ Há Bá để cầu cho mọi người không gặp nạn trên sông và bắt được nhiều cá trong mùa mưa. Hà Bá thường được miêu tả là một ông lão râu tóc bạc trắng, tay cầm một cây gậy phất trần với một bầu nước uống, ngồi trên lưng một con rùa và cười vui vẻ.
-
- Chính chuyên
- Tiết hạnh, chung thủy với chồng (từ Hán Việt).
-
- Thành cổ Lạng Sơn
- Một di tích kiến trúc quân sự nằm ở phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn. Thời phong kiến, đây là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của Lạng Sơn. Đoàn thành có vị trí quan trọng trong việc trấn giữ phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ đất nước, nằm trong thung lũng thành phố Lạng Sơn, xung quanh có núi cao bao bọc.
-
- Thành cổ Cao Bằng
- Một di tích kiến trúc quân sự thuộc thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Vào thời Lê, Cao Bằng là trấn nên triều đình cho xây thành trấn giữ. Thành như hiện thấy được xây dựng vào đời Gia Long, tu sửa vào năm 1936. Thành nằm giữa hai con sông Bằng và sông Hiến, mở hai cửa, xây ba mặt, lưng tựa vào núi Ninh Lĩnh.
-
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về , hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- 3 ngày này thường bị xem là ngày xấu, nhưng có thuyết cho rằng đó là ba ngày tốt nhất trong cả tháng. Vì vậy cho nên ngày xưa vua chúa thường chọn 3 ngày này để đi du ngoạn. Nhưng vì vua chúa đi đâu cũng có binh lính dẹp đường, dân chúng thì không được phép nhìn mặt vua chúa, phải cúi rạp hai bên vệ đường, chờ cho xa giá đi qua mới được đứng dậy. Cho nên muốn được việc, đành phải tìm đường khác đi cho nhanh, đỡ mất thì giờ, nhiều khi phải bỏ việc quay trở về. Dần dần, trở thành phong tục trong dân gian là tránh 3 ngày này và gọi 3 ngày này là ngày Nguyệt kỵ, tức là ngày kiêng kỵ xuất hành của từng tháng.
-
- Đình
- Công trình kiến trúc cổ truyền ở làng quê Việt Nam, là nơi thờ Thành hoàng, và cũng là nơi hội họp của người dân trong làng.
-
- Đông Ba
- Một địa danh ở Huế, vốn là tên dân gian của cửa Chính Đông, kinh thành Huế. Địa danh này gắn liền với chợ Đông Ba, ngôi chợ nổi tiếng nhất của Huế, trước đây tên là Quy Giả thị ("chợ của những người trở về," đánh dấu sự kiện trở lại Phú Xuân của quan quân nhà Nguyễn). Đến năm 1887 vua Đồng Khánh cho xây lại gồm có “đình chợ” và “quán chợ” lấy tên là Đông Ba. Đến năm 1899, trong công cuộc chỉnh trang đô thị theo phong cách phương Tây, vua Thành Thái chuyển chợ Đông Ba về vị trí bây giờ, đình chợ cũ sửa lại làm thành trường Pháp Việt Đông Ba.
Địa danh Đông Ba thật ra tên cũ là Đông Hoa, nhưng do kị húy với tên vương phi Hồ Thị Hoa dưới thời Nguyễn mà đổi tên.
-
- Giại có nghĩa là bãi đất trống. Trong bài Đi dọc sông Hương, tác giả Võ Quang Yến cho rằng: Năm 1885, chợ hoàn toàn bị đốt sau ngày Kinh đô thất thủ, vua Đồng Khánh cho xây lại với tên chợ Đông Ba, và năm 1899 vua Thành Thái cho dời qua địa điểm bây giờ là một chỗ đất trống lúc trước có trại sửa chữa thuyền ngự, đọc trạnh ra thành giại [...]
-
- Cầu Tràng Tiền
- Còn có tên gọi là cầu Trường Tiền, một chiếc cầu gồm sáu nhịp dầm thép thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic, bắc qua sông Hương, ngay trung tâm thành phố Huế. Đây là một trong những chiếc cầu thép đầu tiên được xây tại Đông Dương. Tràng Tiền hay Trường Tiền đều có nghĩa là "công trường đúc tiền" vì chiếc cầu này được xây gần công trường đúc tiền của nhà Nguyễn. Sau 30 tháng 4 năm 1975, tên gọi dân gian này trở thành tên chính thức. Trước đó, cầu còn có các tên gọi khác: cầu Đông Ba (do ở gần chợ Đông Ba), cầu Mây, cầu Mống, Thành Thái, Clémenceau, và Nguyễn Hoàng.
-
- Xi măng
- Từ mượn của tiếng Pháp ciment, trước đây cũng gọi là xi-mon.
-
- Gá nghĩa
- Kết nghĩa (gá nghĩa vợ chồng, gá nghĩa anh em), tiếng miền Nam còn đọc trại thành gá ngãi.
-
- Câu ca dao này được cho là tả tình cảnh của Huế sau trận bão lụt năm Thìn (1904). Xem thêm chú thích bão lụt năm Thìn.
-
- Ông ầm
- Một tên gọi dân gian của hổ.
-
- Bụt
- Cách gọi dân gian của Phật, bắt nguồn từ cách phiên âm từ Buddha (bậc giác ngộ - Phật) trong tiếng Ấn Độ.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trạng nguyên
- Danh hiệu của người đỗ cao nhất khoa thi Đình dưới thời phong kiến. Đỗ nhì là Bảng nhãn, đỗ ba là Thám hoa. Các trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta có thể kể đến: Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh (Trạng Lường), Mạc Đĩnh Chi (Lưỡng quốc Trạng nguyên), Nguyễn Bỉnh Khiêm (Trạng Trình)... Ngoài ra, một số nhân vật trong lịch sử tuy không đạt danh hiệu này nhưng nhờ có tài năng lớn mà cũng được nhân dân tôn làm Trạng (Trạng Ăn Lê Như Hổ, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Trạng Quỳnh...)
-
- Đồng cốt
- Người được cho là có khả năng đặc biệt, có thể cho thần linh, ma quỷ, hồn người đã chết mượn thể xác (xương cốt) của mình trong chốc lát, qua đó các linh hồn này có thể giao tiếp với người đang sống.
-
- Thủ
- Đầu (từ Hán Việt).