Tìm kiếm "đi đâu"

Chú thích

  1. Vận
    Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Vận, hãy đóng góp cho chúng tôi.
  2. Đùa
    Lùa mạnh qua (gió đùa, nước đùa, lấy tay đùa...)
  3. Gắn bó không chặt chẽ, thường dùng trong những trường hợp quan hệ tình nghĩa không như ý.
  4. Đặng
    Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
  5. Đăng
    Dụng cụ đánh bắt cá, bao gồm hệ thống cọc và lưới hoặc bện bằng dây bao quanh kín một vùng nước để chặn cá bơi theo dòng.

    Cái đăng

    Cái đăng

  6. Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
  7. Đầu mọc hai sừng, chỉ trâu bò, hàm ý ngu dại.
  8. Chun
    Chui (phương ngữ).
  9. Mần chi
    Làm gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  10. Đi lang xạo
    Đi lang bạt, chơi bời (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
  11. Dĩ thực vi tiên
    Lấy miếng ăn làm đầu (thành ngữ Hán Việt).
  12. Ông thôn
    Trưởng thôn.
  13. Thị thiềng
    Thị thành (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
  14. Vãi
    Người phụ nữ chuyên giúp việc và quét dọn trong chùa nhưng không tu hành.
  15. Ngãi
    Nghĩa, tình nghĩa (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
  16. Đi nhắc
    Đi nhúc nhắc, cà nhắc, đi chân thấp chân cao, không đều chân.
  17. Đì
    Cái mông (tục).
  18. Tiên sư
    Người dựng nên một thuyết hay một nghề nghiệp (từ Hán Việt).
  19. Đách
    Từ thông tục, vốn nghĩa chỉ bộ phận sinh dục của phụ nữ, thường được dùng để phủ định (cũng như đếch).
  20. Vía lành, vía dữ
    Một quan niệm dân gian, theo đó những người vía dữ (nặng vía) dễ mang lại tai ương, xui xẻo cho người khác, ngược lại là vía lành (nhẹ vía). Xem thêm Ba hồn chín vía.
  21. Răng đi trước, môi lả lướt theo sau
    Chỉ những người răng hô (vẩu).
  22. Nam mô A Di Đà Phật
    Câu niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, một phép tu hành được sử dụng trong Phật giáo Đại Thừa, đặc biệt là Tịnh Độ Tông.
  23. Nhập sơn cầm hổ dị, khai khẩu khốc nhơn nan
    Vào núi bắt hổ thì dễ, mở miệng nhờ đỡ người khác thì khó.
  24. Nhẹ bằng lông quăng không đi, nặng bằng chì quăng xa lắc
    Khéo thu xếp thì việc khó cũng thành dễ, và ngược lại.
  25. Tái hồi
    Quay lại (từ Hán Việt).
  26. Mang ý dặn đi dặn lại