– Liệu bề đát được thì đan
Đừng gầy ra bỏ đó thế gian họ cười
– Các cô ơi, tôi không phải trai hư
Tôi đát được, tôi đan được, tôi lận bây giờ cho cô coi
Lận rồi tôi cột chặt hẳn hoi
Ở trên tôi rấn xuống ở ngoài tôi đè vô
Nói ra sợ mất lòng mấy cô
Ngó trong cái mủng chỗ mô tôi cũng dùi
Tìm kiếm "đứng bóng"
-
-
Liệu bề duyên nợ rã rời
-
Trồng hường bẻ lá che hường
-
Ai ơi phải nghĩ trước sau
Ai ơi phải nghĩ trước sau
Đừng tham lắm của nhà giàu làm chi
Làm thì xem chẳng ra gì
Làm tất làm tả, nói thì điếc tai
Đi ngủ thì hết canh hai
Thức khuya dậy sớm, mình ai dãi dầu
Sớm ngày đi cắt cỏ trâu
Trưa về lại bảo: ngồi đâu, không đầy
Hết mẹ rồi lại đến thầy
Gánh cỏ có đầy cũng nói rằng vơi
Nói thì nói thật là dai
Lắm câu chua cạnh, đắng cay trăm chiều
Phận em là gái nhà nghèo
Lấy phải chồng giàu, ai thấu cho chăng
Nói ra đau đớn trong lòng
Chịu khổ chịu nhục suốt trong một đời -
Anh ơi anh ở lại nhà
Anh ơi anh ở lại nhà
Đừng đi ăn chực, người ta chê cười -
Miễu linh chẳng dám lại gần
-
Lui lui ớ bạn lui lui
-
Anh về mai sớm anh lên
Anh về mai sớm anh lên
Đừng vui nơi nọ mà quên nơi này -
Con cò trắng bệch như vôi
Con cò trắng bệch như vôi
Đừng nông nổi nữa, đừng lời nguyệt hoa
Ví dù muốn đẹp đôi ta
Đừng như cánh bướm quanh hoa đầu mùa
Đừng vê thuốc, đừng bỏ bùa
Đừng như chú tiểu ở chùa Thiều Quang
Đừng thắm nhạt, đừng đa đoan
Nên duyên thì phượng với loan một lời
Giăng kia vằng vặc giữa giời
Giăng ai soi tỏ lòng người nầy cho -
Đói lòng ăn trái khế chua
-
Hỡi anh đi đường cái quan
Hỡi anh đi đường cái quan
Dừng chân đứng lại em than vài lời
Đi đâu vội thế anh ơi
Công việc đã có chị tôi ở nhàDị bản
Hỡi anh đi đường cái quan
Xin anh đứng lại em than vài lời
Đi đâu vội mấy anh ơi
Cái quần, cái áo như người nhà ta
Cái ô em để trong nhà
Khen ai mở khóa đưa ra cho chàng
-
Trước sau cũng vậy bớ chàng
-
Ai đi qua phố Khoa Trường
-
Thường thường phải đạo thì thôi
Thường thường phải đạo thì thôi
Đừng căng mà đứt, đừng lơi mà chùng -
Bạn về giữ trọn niềm hoa
Bạn về giữ trọn niềm hoa
Đừng cho ong bướm vô ra nhộn nhàng -
Cất tiếng kêu cô mĩ nữ
-
Ai về Bình Định ban trưa
-
Thừa tiền thì đem mà cho
Thừa tiền thì đem mà cho
Đừng dại xem bói rước lo vào mình -
Ra về cho chóng mai lên
Ra về cho chóng mai lên
Đừng vui dưới đó mà quên trên này -
Nỏ thà ấp mạ giường không
Chú thích
-
- Đát được thì đươn
- Đươn (đan) và đát là hai công đoạn bắt buộc người làm nghề đan phải biết. Nghĩa rộng của câu này nhằm nói: Cần phải nắm chắc các công đoạn cần thiết của một việc gì rồi mới bắt tay vào làm, nếu không thì việc sẽ thành dang dở.
-
- Mủng
- Cái thúng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Sông Cái Lớn
- Tên một con sông lớn ở tỉnh Kiên Giang. Sông bắt nguồn rạch Cái Lớn, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, dòng chảy rộng dần vào Kiên Giang tại địa phận xã Vĩnh Thắng, huyện Gò Quao. Từ đây sông chảy theo hướng tây-bắc đổ ra vịnh Rạch Giá tại thành phố Rạch Giá.
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Thầy
- Cha, bố (phương ngữ một số địa phương Bắc và Bắc Trung Bộ).
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Chứng tri
- Chứng kiến và biết cho (từ Hán Việt).
-
- Chun
- Chui (phương ngữ).
-
- Nguyệt hoa
- Cũng viết là hoa nguyệt (trăng hoa), chỉ chuyện trai gái yêu đương. Từ này có gốc từ nguyệt hạ hoa tiền (dưới trăng, trước hoa, những cảnh nên thơ mà trai gái hẹn hò để tình tự với nhau), nay thường dùng với nghĩa chê bai.
Cởi tình ra đếm, ra đong
Đâu lời chân thật, đâu vòng trăng hoa?
(Tơ xuân - Huy Trụ)
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Vê
- Động tác dùng ngón trỏ và ngón cái mà vo viên cho tròn.
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Thiền Quang
- Còn gọi là Thiều Quang, một ngôi chùa cổ, nay thuộc xã Thái Hòa, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
-
- Đa đoan
- Lắm mối, lắm chuyện lôi thôi, rắc rối.
Cơ trời dâu bể đa đoan,
Một nhà để chị riêng oan một mình
(Truyện Kiều)
-
- Phụng loan
- Đôi vợ chồng hoặc tình cảm vợ chồng. Xem thêm chú thích phượng và loan.
-
- Bảo Đại
- (1913-1997) Hoàng đế thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng ở nước ta, đồng thời cũng là quốc trưởng đầu tiên của Đế quốc Việt Nam (3/1945) và Quốc gia Việt Nam (7/1949). Ông sinh tại Huế, là con vua Khải Định, có tên huý là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy. Ông có một câu nói nổi tiếng khi chính thức thoái vị và trao ấn tín, quốc bảo của hoàng triều cho cách mạng vào ngày 23 tháng 8 năm 1945: Trẫm muốn được làm Dân một nước tự do, hơn làm Vua một nước bị trị. Cuối đời ông sống lưu vong tại Pháp và qua đời trong lặng lẽ vào ngày 31 tháng 7 năm 1997, thọ 85 tuổi.
-
- Đường cái quan
- Cũng gọi là đường thiên lí, quan báo, quan lộ, tuyến đường bộ quan trọng bậc nhất nước ta, bắt đầu từ địa đầu biên giới phía bắc ở Lạng Sơn cho tới cực nam Tổ quốc ở Cà Mau. Đường cái quan được cho là xây dựng từ thời nhà Lý, theo dòng Nam tiến của dân tộc mà kéo dài dần xuống phương nam. Đường được tu bổ và hoàn thiện dưới triều Nguyễn rồi mở rộng thêm trong thời Pháp thuộc.
Nghe bản trường ca Con đường cái quan của nhạc sĩ Phạm Duy.
-
- Vải bô
- Loại vải xấu, thường chỉ những người lao động, người nhà nghèo mới mặc.
-
- Cơ hàn
- Đói (cơ 飢) và lạnh (hàn 寒). Chỉ chung sự nghèo khổ cơ cực.
Bạn ngồi bạn uống rượu khan
Tôi ngồi uống nỗi cơ hàn bạn tôi!
(Gặp bạn ở chợ Bến Thành - Hoàng Đình Quang)
-
- Khoa Trường
- Tên một thôn thuộc xã Tùng Lâm, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
-
- Ông thôn
- Trưởng thôn.
-
- Thị thiềng
- Thị thành (cách phát âm ở một số vùng Nam Bộ).
-
- Bình Định
- Tên một tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là cố đô của vương quốc Chămpa, đồng thời là quê hương của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ. Bình Định cũng là nơi có nghệ thuật tuồng rất phát triển, gắn liền với tên tuổi của Đào Duy Từ. Những món đặc sản của vùng đất này gồm có rượu Bàu Đá, bánh tráng nước dừa, bánh ít lá gai...
-
- Tam Quan
- Thị trấn phía bắc tỉnh Bình Định, thuộc huyện Hoài Nhơn. Đây nổi tiếng là "xứ dừa" của Bình Định.
-
- Nỏ thà
- Chẳng thà (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Ấp mạ giường không
- Chỉ sự cô đơn lạnh lẽo. Thường nói đến cảnh nam nữ đã quá thì mà chưa lập gia đình.