Ngỡ là ông thử ông thương
Ai ngờ ông thử trăm đường ông thôi
Ngỡ là ông thử ông thương
Dị bản
Biết rằng người thử người thương
Hay là người thử trăm đường rồi chêPhải rằng người thử người thương
Hay là người thử trăm đường rồi chê
Ngỡ là ông thử ông thương
Ai ngờ ông thử trăm đường ông thôi
Biết rằng người thử người thương
Hay là người thử trăm đường rồi chê
Phải rằng người thử người thương
Hay là người thử trăm đường rồi chê
Một trăm ông chú không lo
Lo vì một nỗi mụ o bên chồng
Chiều chiều trước bến Văn Lâu,
Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm
Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông
Thuyền ai thấp thoáng bên sông,
Nghe câu mái đẩy, chạnh lòng nước non
Trăm lạy ông trời chớ điếc, đừng đui
Để hai con mắt coi người thế gian
Vợ là ông thì chồng là tớ
Gái hư ông sư cũng ghẹo
Không cầu ông Phật trong nhà
Lại đi cầu khẩn quỷ ma ngoài đường
Cha con ông chủ đi đâu
Để cho đầy tớ nhà lầu xe hơi
Bấy lâu nghe tiếng má đào,
Mắt xanh chẳng để ai vào có không?
(Truyện Kiều)
Một tay gây dựng cơ đồ
Bấy lâu bể Sở sông Ngô tung hoành
(Truyện Kiều)
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
Địa danh A Sào gắn liền với vương triều Trần và chiến tích ba lần đại phá quân Nguyên - Mông vào các năm 1258, 1285, và 1288. Hàng năm, dân làng mở hội tế lễ vào ngày 10 tháng 2 âm lịch, tương truyền là ngày sinh của Trần Hưng Đạo.
Tục gọi là vàm Ông Chưởng; cửa sông nầy rộng 8 tầm, sâu 8 thước ta. Trước cửa sông có cù lao nhỏ và nhân tên sông mà gọi tên cù lao ấy, ở cách phía tây đạo Đông Khẩu 90 dặm rưỡi. Sông chảy vào nam 60 dặm rưỡi đến hạ khẩu rồi hợp lưu với Hậu Giang. Bờ phía tây có sở thủ ngự Hùng Sai, bờ phía tây thượng khẩu có miếu thờ Khâm sai Chưởng cơ Lễ Thành hầu Nguyễn (Nguyễn Hữu Cảnh) vì dân ở đấy cho rằng ông có công dẹp yên Cao Miên, khai thác đất này, nên nhân dân nhớ công đức mà lập miếu thờ...