Nỉ non đêm ngắn tình dài
Chung quanh gà đã gáy hoài tàn canh
Trách gà vội gáy tàn canh
Không lâu tí nữa cho tình thở than
Tìm kiếm "sự tích"
-
-
Gương đời sáng tợ sử kinh
-
Nàng thời tơ lụa vải bông
Nàng thời tơ lụa vải bông
Anh thời kinh sử làu thông chớ phiền -
Lỡ lầm vào đất cao su
-
Ông Nguyễn thần thông
-
Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
-
Hôm nay mười bốn, mai rằm
Dị bản
Hôm nay mười bốn mai rằm
Ai muốn ăn oản thì chăm lên chùa
-
Dân được mùa, sãi chùa có ăn
Dân được mùa, sãi chùa có ăn
-
Đi tu Phật bắt ăn chay
Đi tu Phật bắt ăn chay
Thịt chó ăn được, thịt cầy thì không -
Tre già măng mọc
Tre già măng mọc
-
Ra về anh đứng cửa chùa
Ra về anh đứng cửa chùa
Như chuốc lấy nhớ như mua lấy sầu
Trông em chẳng thấy em đâu
Thấy cô sư bác thêm sầu tương tư -
Nghĩ đời mà chán cho đời
-
Dưới gốc cây, ông Tây đề chữ
-
Không ưa Cống gả cho Nghè
-
Không tham cống nỏ tham nghè
-
Đàn bà chơi với đàn bà
-
Sự thật che sự bóng
Sự thật che sự bóng
-
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
Chuột chạy cùng sào mới vào sư phạm
-
Ai về nhắn nhủ ông sư
Ai về nhắn nhủ ông sư
Đừng nhang khói nữa mà hư mất đời -
Cao su đi dễ khó về
Dị bản
Cao su đi dễ khó về,
Khi đi mất vợ, khi về mất con
Chú thích
-
- Canh
- Đơn vị tính thời gian ban đêm ngày xưa. Người xưa chia một đêm ra thành năm canh (đêm năm canh, ngày sáu khắc). Theo đó, canh một là giờ Tuất (19-21h), canh hai là giờ Hợi (21-23h), canh ba là giờ Tí (23h-1h sáng), canh tư là giờ Sửu (1h-3h), canh năm là giờ Dần (3h-5h). Mỗi lúc sang canh thường có trống điểm, gọi là trống canh.
-
- Tợ
- Tựa như, giống như (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Chúa
- Chủ, vua.
-
- Cao su
- Một loại cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, cho nhựa mủ dùng để sản xuất cao su tự nhiên. Cao su tự nhiên là một chất liệu rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp, dùng để sản xuất ra rất nhiều thành phẩm dùng trong đời sống. Trong thời gian đô hộ nước ta, thực dân Pháp đã cho thành lập nhiều đồn điền cao su, bắt dân đi phu dài hạn, đối xử gần như nô lệ. Tên gọi cao su bắt nguồn từ tiếng Pháp caoutchouc.
-
- Lý Quốc Sư
- (1065-1141) Tên thật là Nguyễn Chí Thành, tên hiệu Nguyễn Minh Không, đạo hiệu Không Lộ, được nhân dân tôn là Đức thánh Nguyễn. Ông sinh tại xã Đàm Xá, phủ Tràng An (nay thuộc Gia Viễn, Ninh Bình), là một vị cao tăng đứng đầu tổ chức phật giáo thời nhà Lý. Ông đã dựng tới 500 ngôi chùa trên đất Đại Việt, đồng thời là người sưu tầm và phục hưng nghề đúc đồng, được suy tôn là ông tổ nghề đúc đồng. Lý Quốc Sư là người đúc tượng Phật chùa Quỳnh Lâm ở Quảng Ninh và đỉnh đồng trên tháp Báo Thiên ở Thăng Long, hai trong số bốn báu vật nổi tiếng gọi là "An Nam Tứ đại khí” của nước Đại Việt thời Lý - Trần (hai báu vật còn lại là chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh).
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Quang
- Vật dụng gồm có một khung đáy và các sợi dây quai thắt bằng sợi dây mây (hoặc vật liệu khác) tết lại với nhau, có 4 (hoặc 6) quai để mắc vào đầu đòn gánh khi gánh, và có thể treo trên xà nhà để đựng đồ đạc (thường là thức ăn). Người ta đặt đồ vật (thùng, chum, rổ, rá) vào trong quang, tra đòn gánh vào rồi gánh đi. Quang thường có một đôi để gánh cho cân bằng.
-
- Tương truyền khi Lý Quốc Sư vào chữa bệnh cho vua đã thổi một niêu đồng gạo mà nở ra nhiều cơm người ăn không hết.
-
- Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
- Vận trời, việc người, cả hai cùng thôi thúc. Câu này có lẽ trích từ một bài thơ của Lương Khải Siêu:
Thiên thời nhơn sự lưỡng tương thôi
Đề quých niên hoa mỗi tự nghi
Đa thiểu tráng hoài thù vị liễu
Hưu thiêm di hận đáo nga miTùng Vân Nguyễn Đôn Phục dịch :
Việc người ngày tạo giục nhau đi,
Tiếng quých kêu xuân đã chắc gì.
Nợ nước nợ non vay chửa trả,
Nợ tình thêm vướng bạn nga mi
-
- Oản
- Bánh làm bằng xôi nếp hoặc bột bánh khảo nén vào khuôn hình nón cụt để cúng.
-
- Dãi
- Phơi ra, trải ra.
-
- Sứ
- Một chức quan cai trị người Pháp đứng đầu trong một tỉnh dưới thời Pháp thuộc.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mõ
- Một loại nhạc khí thường làm bằng gỗ, khi gõ có tiếng vang. Trong đạo Phật, Phật tử gõ mõ khi tụng kinh. Ở làng quê Việt Nam xưa, khi muốn thông báo gì thì người ta gõ mõ. Người chuyên làm công việc đánh mõ rao việc làng cũng gọi là mõ.
-
- Tiền gián
- Cũng gọi là sử tiền, một hạng tiền xuất hiện từ thời nhà Mạc, lưu hành từ thế kỉ 16 đến đầu thế kỉ 20. Tiền gián còn được gọi là sử tiền, có giá trị kém hơn tiền quý (cổ tiền) (một tiền bằng tiền gián chỉ có 36 đồng thay vì 60 đồng) và cũng nhỏ hơn về kích thước (đồng tiền có đường kính khoảng 23 mm thay vì 24 mm).
-
- Chuông kình
- Cũng đọc trại thành chuông kềnh. Lời chú trong bài phú của Ban Cố ở Hậu Hán thư chép: "Trong biển có cá lớn là cá kình, bên biển có con thú là con bồ lao, con bồ lao rất sợ cá kình, hễ cá kình đánh bồ lao thì bồ lao kêu vang lên”. Người xưa tin như vậy cho nên muốn chuông kêu to thì khắc hình con bồ lao lên trên, và làm cái dùi hình con cá kình để đánh. Do đó, tiếng chuông gọi là tiếng kình, dùi đánh chuông gọi là chày kình.
-
- Bủng beo
- Chỉ thể trạng người ốm yếu, có nước da nhợt nhạt như mọng nước.
-
- Đầu thế kỉ 20, thực dân Pháp lập rất nhiều đồn điền cao su ở Việt Nam và liên tục chiêu mộ phu đồn điền. Để đi phu, người dân chỉ việc đưa ngón tay lăn mực, điểm chỉ vào giấy giao kèo. Điều kiện làm việc và ăn uống cực khổ, lại thường xuyên bị quản thúc, đòn roi, nên rất nhiều người đã bỏ mạng tại các đồn điền cao su.