Con gà gáy cục kè ke
Thức cô mi dậy mà nghe tiếng Tàu
Chém cha con gái nhà giàu
Ham vàng ham hột, đâm đầu lấy Tây
Tìm kiếm "con gà"
-
-
Miễu thần, gà gáy có đôi
-
Chém cha tổ mẹ con gà
-
Mất con gà em la cả xóm
-
Gà nhà đá gà tây
Gà nhà đá gà tây
Lỡ đứt dây để gà nó sổng
Ba ngày chó rống, gà cũng chịu sầu
Hỏi anh ở đâu để gà chết tiệt -
Nhất to là giống gà nâu
Nhất to là giống gà nâu
Lông dầy thịt béo về sau đẻ nhiều -
Một nắm giẻ rách, không lau sạch được sơn hà
-
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn
-
Gà con háu đá, gà mạ háu ăn
-
Cựa dài thì rắn, cựa ngắn thì mềm
Dị bản
Cựa dài thịt rắn
Cựa ngắn thịt mềmGà cựa dài thì rắn gà cựa ngắn thì mềm
Gà thiến thì khác, mong em chớ lầm
-
Cầm dao cắt cổ con gà
-
Gà ba tháng vừa ăn
Gà ba tháng vừa ăn
Ngựa ba năm vừa cưỡi -
Con gà trống đứng bên bàn thờ tổ
-
Gà nâu chân thấp mình to
Gà nâu chân thấp mình to
Đẻ nhiều trứng lớn, con vừa khéo nuôi
Chẳng nên nuôi giống pha mùi
Đẻ không được mấy, con nuôi vụng về -
Tai nghe gà lạ gáy hay
-
Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
-
Trách con gà gáy vô tình
Trách con gà gáy vô tình
Chưa vui sum họp, đã đành chia phôi -
Chiều nay tôi cắt cổ gà vàng
-
Lợn nhà, gà chợ
-
Trấu trong nhà, thả gà đi đâu
Chú thích
-
- Miếu
- Trung và Nam Bộ cũng gọi là miễu, một dạng công trình có ý nghĩa tâm linh, tín ngưỡng trong văn hóa nước ta. Nhà nghiên cứu Toan Ánh trong Tín ngưỡng Việt Nam, quyển thượng, cho rằng: Miếu cũng như đền, là nơi quỷ thần an ngự. Miếu nhỏ hơn đền, thường xây theo kiểu hình chữ nhật với hai phần cách nhau bởi một bức rèm, nội điện bên trong và nhà tiền tế bên ngoài… Miếu thường được xây trên gò cao, nơi sườn núi, bờ sông hoặc đầu làng, cuối làng, những nơi yên tĩnh để quỷ thần có thể an vị, không bị mọi sự ồn ào của đời sống dân chúng làm nhộn. Trong miếu cũng có tượng thần hoặc bài vị thần linh, đặt trên ngai, ngai đặt trên bệ với thần sắc hoặc bản sao…
-
- Bậu
- Cũng nói là em bậu, tiếng gọi người tiếp chuyện với mình, khác giới tính, có ý thương mến, thân mật. Cách xưng hô "qua, bậu" thường được dùng trong quan hệ vợ chồng, người yêu (phương ngữ Nam Bộ).
-
- Đà
- Đã (từ cổ, phương ngữ).
-
- Khi hát bài chòi, bài này được dùng để báo con Ba Gà.
-
- Sơn hà
- Núi sông (từ Hán Việt). Từ cũ, nghĩa rộng dùng để chỉ đất nước.
Nam quốc sơn hà Nam Đế cư
Tiệt nhiên phận định tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư
(Lý Thường Kiệt)Dịch thơ:
Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
-
- Cựa
- Mẩu sừng mọc ở sau chân gà trống hoặc một vài loài chim khác, dùng để tự vệ và tấn công. Trong trò đá gà, người ta thường mua cựa sắt tra vào chân gà hoặc chuốt cựa gà thật bén.
-
- Bắc Đẩu
- Cũng gọi là Bắc Thần, Tinh Đẩu, hoặc Đại Hùng Tinh (sao Gấu Lớn), một mảng sao gồm bảy ngôi sao sáng có hình dạng như cái gầu múc nước, hoặc như cái bánh lái (nên lại còn có tên là sao Bánh Lái). Cạnh ngắn phía dưới của chòm sao Bắc Đẩu (xem hình dưới) nối dài sẽ gặp sao Bắc Cực nằm rất gần với hướng Bắc. Vì vậy, người xưa thường dùng chòm sao Bắc Đẩu và sao Bắc Cực để tìm hướng Bắc.
-
- Mạ
- Mẹ (phương ngữ Bắc Trung Bộ).
-
- Làm mai
- Còn gọi là làm mối, mai mối. Người làm mai gọi là ông (bà) mối hay ông (bà) mai, là người đứng trung gian, giới thiệu cho hai bên trai gái làm quen hoặc cưới nhau.
-
- Mược
- Mặc kệ (phương ngữ miền Trung).
-
- Bàn binh
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Bàn binh, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Gá duyên
- Kết thành nghĩa vợ chồng.
-
- Đặng
- Được, để, nhằm (từ cũ, phương ngữ).
-
- Nớ
- Kia, đó (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Thốt
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Thốt, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Hỏa tai
- Hỏa hoạn.
-
- Đạo tặc
- Giặc cướp (từ Hán Việt).
-
- Gà gáy canh một hoả tai, gà gáy canh hai đạo tặc
- Theo tín ngưỡng dân gian, gà gáy không đúng canh là điềm báo xui rủi.
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Lợn nhà, gà chợ
- Kinh nghiệm dân gian: mua lợn ở nhà để chọn được giống tốt, mua gà ngoài chợ để được chọn thoải mái.
-
- Trấu
- Lớp vỏ cứng đã tách ra của hạt thóc.