Anh này rõ khéo làm ăn
Đi cày chẳng biết chít khăn mượn người.
Tìm kiếm "về dầu"
-
-
Khéo miệng mà chẳng khéo tay
-
Đàn bà năm bảy đàn bà
-
Ra về đường rẽ chia đôi
Ra về đường rẽ chia đôi
Ai về đường rẽ theo tôi thì vềDị bản
Đến đây đường rẽ san đôi
Có về đường rẽ với tôi thì về
-
Cười hở mười cái răng
Cười hở mười cái răng
-
Chơi với quan viên Kẻ Vẽ, không còn cái bát mẻ mà ăn
-
Con gái mà được chồng yêu
-
Con ve kêu trên cành mít mục
-
Đã đi đến quán thì nằm
Đã đi đến quán thì nằm
Con ve kêu không sợ, con hùm gầm không lo -
Cầm chài mà vãi bụi tre,
-
Đất kẻ Giàn, quan Kẻ Vẽ
-
Được ăn được nói, được gói mang về
-
Người về em vẫn khóc thầm
-
Chưa đi anh đã vội về
Chưa đi anh đã vội về
Đã đi đừng vội, vội về đừng đi.Dị bản
Chưa đi anh đã vội về
Hay là xuân giục, vội về với xuân?
-
Nhác trông con mắt đáng trăm
Nhác trông con mắt đáng trăm
Miệng cười đáng chục, hàm răng đáng nghìn
Nhác trông con mắt ưa nhìn
Đáng trăm cũng chuộng, đáng nghìn cũng mua -
Ăn trầu thì bỏ quên vôi
-
Con chi rọt rẹt sau hè
-
Cam sành lột vỏ còn chua
Dị bản
Cam sành lột vỏ còn chua
Thấy em còn nhỏ, anh cua đem vềCam đường bóc vỏ còn the
Thấy em còn bé anh ve để dành
-
Em là con gái nhu mì
Em là con gái nhu mì
Làng trên xã dưới ai bì được nao
Liếc mắt trông lên thấy cặp má đào
Mắt rồng mắt phượng ai trông vào chả say
Say em một bộ lông mày
Ngón tay tháp bút tóc mây xanh rờn
Say em say cả bàn chân
Gót hồng da trắng mười phân vẹn mười
Say em câu nói tiếng cười
Say em nét đứng say nơi em nằm
Khen ai sinh trúc sinh trầm
Mà xinh lúc đứng lúc nằm cũng xinh -
Hồi nào mặt mũi tèm lem
Chú thích
-
- Cày
- Nông cụ dùng sức kéo của trâu, bò hay của máy cày, để xúc và lật đất. Cày gồm hai bộ phận chính: Lưỡi cày (ban đầu làm bằng gỗ, sau bằng sắt hoặc thép) và bắp cày bằng gỗ. Nếu cày bằng trâu bò, lại có thêm gọng cày nối từ bắp cày chạy dài đến ách để gác lên vai trâu, bò.
-
- Cuốc
- Nông cụ gồm một bản sắt bén (gọi là lưỡi cuốc) gắn vào ống tre cật để cầm (gọi là cán cuốc), dùng để đào xới đất. Động tác đào xới đất bằng cuốc cũng gọi là cuốc đất.
-
- Nỏ mồm
- Lắm lời và lớn tiếng, thường hay cãi lại người khác.
-
- Quan viên
- Chỉ chung những người có địa vị hoặc chức vụ trong làng xã.
-
- Đông Ngạc
- Tên nôm là làng Vẽ hay kẻ Vẽ, một làng cổ ở nằm sát chân cầu Thăng Long, thuộc huyện Từ Liêm, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km. Đông Ngạc được coi là một trong những làng cổ nhất của Hà Nội. Làng còn được gọi là "làng tiến sĩ" do có rất nhiều vị tiến sĩ Hán học và Tây học, đồng thời nổi tiếng với nghề truyền thống là làm nem.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Sùng
- Bị sâu, bị thối. Sùng cũng có nghĩa là sâu.
-
- Nghĩa giao hòa
- Nghĩa vợ chồng (dùng trong ca dao dân ca).
-
- Ve
- Ve vãn, tán tỉnh.
-
- Trung Kính Hà
- Tên Nôm là kẻ Giàn, một làng nay thuộc địa phận quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là một làng thuần nông, nhiều ruộng đất, giỏi thâm canh.
-
- Được ăn được nói, được gói mang về
- Chỉ hạng người hoặc hành động, thái độ trơ trẽn, đắc ý.
-
- Tái hồi
- Quay lại (từ Hán Việt).
-
- Trầu
- Còn gọi là trầu không, một loại dây leo dùng làm gia vị hoặc làm thuốc. Lá trầu được nhai cùng với vôi tôi hay vôi sống và quả cau, tạo nên một miếng trầu. Ở nước ta có hai loại trầu chính là trầu mỡ và trầu quế. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, lá nhỏ được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
Người xưa có phong tục mời ăn trầu khi gặp nhau. Trầu cau tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, vợ chồng, nên là một lễ vật không thể thiếu trong các dịp cưới hỏi.
Nghe nghệ sĩ nhân dân Thu Hiền hát bài Hoa cau vườn trầu.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Rắn mối
- Tên một loài bò sát có hình dáng giống thằn lằn nhưng to hơn nhiều. Theo kinh nghiện dân gian, thịt rắn mối có thể trị bệnh hen suyễn, chữa suy dinh dưỡng, ngoài ra còn có tác dụng tốt với bệnh đau nhức xương khớp, giật kinh phong... Ở một số vùng, người dân còn bắt rắn mối làm thức ăn.
-
- Chuột chù
- Một giống chuột ăn thịt, thức ăn chủ yếu là côn trùng, chim non, ếch, chuột nhắt... Chuột chù có mùi rất hôi.
-
- Cam sành
- Một loại cam có vỏ dày, sần sùi, thịt có màu cam hoặc vàng đậm, nhiều nước, được xem là một giống cam rất ngon.
-
- Cua
- Tán tỉnh. Từ này có gốc từ tiếng Pháp courir.
-
- Mắt phượng
- Đôi mắt đẹp, to, dài, và hơi xếch lên như mắt phượng hoàng.
-
- Trúc
- Một loại cây giống tre, mọc thành bụi, lá nhỏ và thưa hơn lá tre. Do trúc có dáng đẹp nên được trồng làm cây cảnh. Trong văn chương ngày xưa, trúc thường được dùng tượng trưng cho hình ảnh người quân tử, hoặc người con gái.
-
- Trầm hương
- Phần gỗ chứa nhiều nhựa thơm sinh ra từ thân cây dó mọc nhiều trong những cánh rừng già của nước ta.
-
- Ghe
- Thuyền nhỏ, thường đan bằng tre (gọi là ghe nan) hoặc bằng gỗ. Từ này đôi khi được dùng để chỉ tàu thuyền nói chung, nhất là ở vùng Trung và Nam Bộ.