Mùa hè mùa hặc
Mày bắt con tao
Mày què tao quặt
Mày đi phương nào
Mày chết phương ấy
Tìm kiếm "mùa thu"
-
-
Mua trâu xem vó, lấy vợ xem nòi
Mua trâu xem vó
Lấy vợ xem nòi -
Mua vui dưới ánh trăng trong
Mua vui dưới ánh trăng trong
Có con cũng hát, có chồng cũng vui
Con thời em mướn vú nuôi
Chồng thời em để hát nơi xóm nhà -
Mưa từ miếu Mủi mưa ra
-
Mưa từ Hùng Nhĩ mưa ra
-
Mưa từ trong núi mưa ra
-
Mưa từ Ba Dội mưa ra
-
Mưa lâm thâm, ướt dầm cây táo
-
Mua bán chợ đen, thân quen nhiều ngách
Mua bán chợ đen, thân quen nhiều ngách
-
Mưa sa trên núi mưa về
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta đều ướt dầm dề cả haiDị bản
Mưa sa trên núi mưa về
Hai ta ướt áo dầm dề cả hai
-
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa khô mùa khổ em ơi
Mùa ướt mùa ráo tơi bời lao đao -
Mùa về lại nhớ cót Giàng
-
Múa như cuông
-
Mua cá thì phải xem mang
-
Mua quan tám, bán quan tư
-
Mưa trôi trên núi mưa về
-
Múa búa trước cửa Lỗ Ban
Dị bản
Múa rìu trước cửa Lỗ Ban
Múa bùa trước cửa Lỗ Ban
-
Mưa đồng Bay vừa trông vừa chạy
-
Mùa hạ cá sông, mùa đông cá ao
Mùa hạ cá sông,
Mùa đông cá ao -
Mưa Cẩm Nang kiếm đàng mà chạy
Chú thích
-
- Miếu Mủi
- Miếu ở rừng Mủi thuộc thôn Phú Cường, xã Tam Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ. Nơi đây xưa kia thường có các cuộc hát ghẹo trong những ngày lễ.
-
- Bến Tuần Giáo
- Gọi tắt là bến Tuần, một bến đò thuộc xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Hùng Nhĩ
- Địa danh nay là một xã thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Làng Hùng Nhĩ và làng Bảo Vệ là cái nôi của hát ghẹo Phú Thọ. Các cụ kể: Ngày xưa, làng Hùng Nhĩ có nhiều rừng, nhiều gỗ quý nhưng ruộng đất xấu, trồng trọt thu hoạch kém. Làng Bảo Vệ nằm dọc theo sông Thao đất phì nhiêu lại không bị thú rừng phá nên luôn được mùa, nhưng không có rừng, thiếu gỗ làm nhà. Do vậy hai bên kết nghĩa giúp nhau. Hùng Nhĩ mất mùa, Bảo Vệ giúp tiền, giúp lúa. Bảo Vệ cần gỗ làm nhà, Hùng Nhĩ chọn gỗ quý gửi ra. Mối quan hệ giữa hai làng ngày càng gắn bó chặt chẽ. Nhân dân đi lại vui chơi, ca hát thành Hát Ghẹo (theo Người Phú Thọ).
-
- Sông Rân
- Tên một con sông chảy qua địa phận xã Hùng Nhĩ, tỉnh Phú Thọ.
-
- Đồn Vàng
- Tên một cái đồn do Pháp lập ra ở huyện lị Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nay là phố Vàng, thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
-
- Tam Điệp
- Tên một dãy núi nằm giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, chạy ra biển theo hướng Tây Bắc–Đông Nam, gồm có 3 ngọn. Trên dãy núi này cũng có đèo Tam Điệp, con đường thiên lý cổ thời phong kiến từ Thăng Long vào Nam, đi qua 3 đoạn đèo: Đèo phía Bắc, đèo phía Nam, và đèo Giữa. Đèo Tam Điệp cũng có tên dân gian là Ba Dội (dội tiếng Việt cổ nghĩa là đợt, lớp).
Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
(Đèo Ba Dội - Hồ Xuân Hương)
-
- Ông ầm
- Một tên gọi dân gian của hổ.
-
- Cót
- Đồ đựng được làm bằng tấm cót đan từ những nan tre nứa mỏng đan chéo và khít vào nhau, quây kín, đặt trên một cái nong.
-
- Dương Xá
- Tên Nôm là làng Giàng, nay thuộc xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Làng nằm bên dòng sông Mã, cạnh ngã ba Đầu. Đây là quê hương của Dương Đình Nghệ, người anh hùng đã khởi binh đánh đuổi quân Nam Hán giải phóng thành Đại La, giành quyền tự chủ cho đất nước Việt được 6 năm, và là bố vợ của Ngô Quyền.
-
- Cuông
- Công (phương ngữ Nghệ An-Hà Tĩnh).
-
- Bầu
- Loại cây dây leo cho quả, thường được nhân dân ta trồng cho bò trên giàn. Quả bầu, hoa bầu và đọt bầu non thường được dùng làm thức ăn, ruột và vỏ bầu khô có thể dùng làm các vật dụng gia đình hoặc làm mĩ nghệ. Có nhiều loại bầu: bầu dài, bầu tròn, bầu hồ lô (bầu nậm)...
-
- Lỗ Ban
- Được xem là ông tổ của nghề mộc và nghề xây dựng. Có nguồn dẫn rằng ông là một thợ mộc rất giỏi của nước Lỗ (nay là tỉnh Sơn Đông) thời Xuân Thu (770-476 TCN), tên là Ban, nên gọi là Lỗ Ban (ông Ban người nước Lỗ). Theo dân gian, trong nghề mộc có “bùa Lỗ Ban” do những người thợ mộc dùng ếm cho chủ nhà phải gặp tai ương.
-
- Đồng Bay
- Một cánh đồng ở xã Đồng Ích (huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc).
-
- Tam Đảo
- Tên một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc nước ta nằm trên địa bàn ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang. Gọi là Tam Đảo vì ở đây có ba ngọn núi cao là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Đầu thế kỉ XX, đây là nơi thực dân Pháp chọn làm nơi nghỉ mát. Ngày nay Tam Đảo là địa điểm du lịch nổi tiếng ở miền Bắc.
-
- Cẩm Nang
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Cẩm Nang, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Cử Nại
- Tên Nôm là kẻ Nại, một làng nay thuộc xã Diễn Hùng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.