Lửa thử vàng gian nan thử sức
Tìm kiếm "già"
-
-
Có hay không mùa đông mới biết
Có hay không mùa đông mới biết
Giàu hay nghèo ba mươi tết mới hay -
Anh tiếc thay hạt mưa trong rơi xuống đống bùn
-
Cá lên mặt nước cá khô
Cá lên mặt nước cá khô
Vì anh, em phải giang hồ tiếng tăm -
Sáng giăng rõ lắm mình ơi
-
Tháng tám đàn bà sinh câm
-
Khó mà xứ biển em theo
-
Giã em ở lại vuông tròn,
-
Gia Định nhất thóc nhì cau
-
Cái cò lặn lội bờ sông
-
Giận chồng xách gói ra đi
Giận chồng xách gói ra đi
Chồng theo năn nỉ, khoái tù ti trở về. -
Buổi sáng ngủ dậy
Buổi sáng ngủ dậy
Ăn bụng cơm no
Chạy ra ngoài gò
Bắt một con công
Đem về biếu ông
Ông cho trái thị
Đem về biếu chị
Chị cho bánh khô
Đem về biếu cô
Cô cho bánh ú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Nay chừ chú thím giận nhau
Đem trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả bánh khô cho chị
Trả trái thị cho ông
Bắt con công, đem về nhàDị bản
Chú bé bắt được con công
Đem về biếu ông
Ông cho con gà
Đem về biếu bà
Bà cho quả thị
Đem về biếu chị
Chị cho quả chanh
Đem về biếu anh
Anh cho tu hú
Đem về biếu chú
Chú cho buồng cau
Chú thím đánh nhau
Buồng cau trả chú
Tu hú trả anh
Quả chanh trả chị
Quả thị trả bà
Con gà trả ông
Con công phần tôiSớm mai tôi lên núi
Tôi xách cái rựa còng queo
Bắt được con công
Đem về cho ông
Ông cho trái thị
Đem về cho chị
Chị cho cá rô
Đem về cho cô
Cô cho bánh ú
Đem về cho chú
Chú cho buồng cau
Chú thím rầy lộn nhau
Thôi, tôi trả buồng cau cho chú
Trả bánh ú cho cô
Trả cá rô cho chị
Trả trái thị cho ông
Tôi xách con công về rừng
-
Tiểu kia đến ở chùa ta
-
Chồng giận thì vợ làm lành
Chồng giận thì vợ làm lành
Miệng cười chúm chím: thưa anh giận gì?
Thưa anh, anh giận em chi?
Muốn lấy vợ bé em thì lấy cho! -
Ai làm cho chuối không cành
-
Cải lên ba lá ngắt ngồng
Dị bản
Cải non ai nỡ ngắt ngồng
Ở vậy nuôi mẹ, lấy chồng sao nên?
-
Cha đời đứa bảo tao già
-
Một mình giã gạo giữa trời
Một mình giã gạo giữa trời
Cám bay phảng phất thương người phương xa -
Nhà bà có ngọn mía mưng
-
Mình về tôi cũng về theo
Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau
Dù khi đĩa muối, chén rau
Thủy chung ta giữ, sang giàu mặc aiDị bản
Mình về tôi cũng về theo
Sum vầy phu phụ, giàu nghèo có nhau
Dù khi đĩa muối sàng rau
Thủy chung ta giữ, sang giàu mặc ai
Chú thích
-
- Xằng
- Sai, bậy.
-
- Giần
- Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám (tương tự như cái sàng). Hành động dùng giần để làm sạch gạo cũng gọi là giần.
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó
(Mặt đường khát vọng - Nguyễn Khoa Điềm)
-
- Sàng
- Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông, có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. Hành động dùng cái sàng mà lắc cho vật vụn rơi xuống, vật to còn lại cũng gọi là sàng.
-
- Theo nhà nghiên cứu Hoàng Tuấn Công: Tháng tám giáp hạt hết gạo, nông dân cắt lúa non về rang lên làm cốm, làm thính ăn đỡ đói. Các bà, các chị vừa làm vừa nếm. Vì cốm, thính đều khó ăn, ai cũng phải ngậm trong miệng nhai, bất ngờ có người hỏi chuyện cứ ú ớ chẳng khác nào bị câm. Làm cốm, thính phải dùng nia, giần, sàng để sàng sảy, có chút dính vào cũng phải tận thu, "vập" cho ra bằng hết. Tháng ba, ngày tám, chủ thiếu ăn, chó cũng đói giơ xương sườn. Ngửi thấy mùi thơm ngũ cốc, lũ chó quanh quẩn lăn vào la liếm, bị người đuổi ra không được, tiện tay dùng giần, sàng vập (đánh) vào chó.
-
- Giã
- Như từ giã. Chào để rời đi xa.
-
- Gia Định
- Tên gọi một tỉnh ở miền Nam nước ta dưới thời triều Nguyễn. Tỉnh Gia Định xưa nằm giáp ở phía Nam tỉnh Đồng Nai, có thủ phủ là thành Gia Định. Dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1957, tỉnh Gia Định gồm 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh, đến năm 1970 thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ. Đến tháng 6/1975, tỉnh Gia Định (ngoại trừ 2 quận Cần Giờ và Quảng Xuyên) được sáp nhập với Đô thành Sài Gòn, cộng thêm một phần các tỉnh Long An, Bình Dương, Hậu Nghĩa để trở thành thành phố Sài Gòn - Gia Định. Đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, thành phố Sài Gòn - Gia Định được chính thức đổi tên là Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày nay, địa danh Gia Định chỉ còn dùng để chỉ khu vực trung tâm quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh.
-
- Cái
- Mẹ (từ cổ).
-
- Trẩy
- Đi đến nơi xa (thường nói về một số đông người). Trẩy hội nghĩa là đi dự ngày hội hằng năm.
-
- Cao Bằng
- Một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc nước ta, có núi, rừng, sông, suối trải dài hùng vĩ, bao la, thiên nhiên còn nhiều nét hoang sơ. Cao Bằng nổi tiếng với thắng cảnh thác Bản Giốc. Ngoài ra, nơi đây còn có các khu du lịch nổi tiếng khác như Động Ngườm Ngao hay hồ núi Thang Hen. Vì là vùng đất biên giới nên xưa kia các triều đại phong kiến nước ta luôn cho quân lính đồn trú tại Cao Bằng (gọi là trấn thủ lưu đồn).
-
- Công
- Một loài chim thuộc họ Trĩ, có tên Hán Việt là khổng tước. Chim trống bộ lông có màu lục óng ánh, đuôi rất dài, có màu lục ánh đồng, mỗi lông ở mút có sao màu lục xanh, đỏ đồng, vàng, nâu. Mào dài, hẹp thẳng đứng, phần mặt của nó có màu vàng và xanh, khi nó múa đuôi xòe ra hình nan quạt để thu hút chim mái. Công mái không có đuôi dài và đẹp như công trống.
-
- Thị
- Loài cây thân gỗ, sống lâu năm, cho quả màu vàng, rất thơm, ăn được.
Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
(Mắt biếc - Nguyễn Nhật Ánh)
-
- Bánh khô
- Còn gọi là bánh khô mè, hoặc bánh khô khổ, là một loại bánh miền Trung, làm từ bột gạo nếp, đường và mè.
-
- Cau
- Loại cây nhiều đốt, thân nhỏ và cao vút, có quả dùng để ăn với trầu.
-
- Chừ
- Giờ. Bây chừ nghĩa là "bây giờ" (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Tu hú
- Một loài chim có kích cỡ khá lớn, ăn quả và côn trùng, có tiếng kêu to dễ phân biệt. Chúng là chim đẻ nhờ, đẻ trứng của mình vào tổ của các loài chim khác, đặc biệt vào tổ của các loài chim dạng sẻ.
-
- Rựa
- Một loại công cụ có lưỡi dài, cong, cán dài, dùng để chặt cây, phát quang. Lưu ý, cái rựa khác với dao rựa, một loại dao lớn, bản to, sống dày, mũi bằng, dùng để chặt, chẻ.
-
- Cá rô
- Loại cá rất thường gặp trên các đồng ruộng ở nước ta. Nhân dân ta thường tát đồng để bắt cá rô. Cá rô đồng có thịt béo, thơm, dai, ngon, dù hơi nhiều xương, và được chế biến thành nhiều món ngon như kho, nấu canh, làm bún...
Lưu ý: Có một giống cá khác gọi là cá rô phi, thường được nuôi ở ao, nhưng khi nhắc đến cá rô thì người ta nghĩ ngay đến cá rô đồng.
-
- Bánh ú
- Một loại bánh làm từ gạo nếp, rất thường gặp ở nước ta. Có hai loại: bánh ú tro, với lớp nếp vỏ bên ngoài được ngâm bằng nước tro, thường dùng để cúng nhân dịp tết Đoan Ngọ, và bánh nhân thịt có nhân làm từ thịt heo mỡ, đậu xanh hoặc đậu đỏ.
Xem phóng sự Về quê thưởng thức bánh ú Nam Bộ
-
- Rầy lộn
- Cãi nhau (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Tiểu
- Người mới tập sự tu hành trong đạo Phật, thường tuổi còn nhỏ.
-
- Thân
- Bản thân.
-
- Dưa cần
- Một loại dưa muối (rau củ trộn muối để lên men) làm từ rau cần.
-
- Cơ cầu
- Chắt chiu, tiết kiệm một cách khắt khe, hà khắc.
-
- Ngồng
- Thân non của một số cây như cải, thuốc lá... mọc cao lên và ra hoa. "Ngồng" cũng có nghĩa là trổ hoa ở các loại cây này.
-
- Lờ
- Dụng cụ đánh bắt cá đồng làm bằng nan tre. Hình dạng của lờ giống như một cái lồng, ở một đầu có chế tạo một miệng tròn gọi là miệng hom sao cho cá chỉ có thể từ ngoài chui vào lờ thông qua miệng hom mà không thể chui ra. Khi đặt lờ thường người đặt thả mồi vào trong để dụ cá bơi vào.
Lờ có nhiều loại: Loại đại dài từ 0,5 đến 1 m, gọi là “lờ bầu”, thả chỗ nước sâu như sông, hồ để bắt cá diếc, sảnh, dầy. Loại tiểu gọi là “lờ đồng”, thả nơi nước cạn như ao, đìa, ruộng bắt cá trê, rô, sặc, mương, nhét…
-
- Mía mưng
- Một giống mía ngọt, nhiều nước, dễ trồng, chịu được úng ngập.
-
- Phu phụ
- Vợ chồng (từ Hán Việt: phu là chồng, phụ là vợ).