Rủ nhau ra tới cửa Hàn
Thấy đang tập lính dư ngàn, dư trăm
Thương chàng thiếp cũng phải ra thăm
Chàng qua bên Tây địa biết mấy năm mới về?
Tìm kiếm "cà đắng"
-
-
Bắp chuối mà gói sầu đâu
-
Ngọc còn ẩn bóng cây ngâu
-
Anh ơi đợi em đi cùng
-
Trời ơi có thấu tình chăng
Trời ơi có thấu tình chăng
Một ngày đằng đẵng xem bằng ba thu
Ruột tằm bối rối vò tơ
Gan vàng sao khéo thờ ơ dạ vàng.. -
Có răng nói thật đi nha
-
Khăn đào vắt ngọn cành mơ
-
Chàng về nỏ có chi đưa
Dị bản
Bạn về chẳng có chi đưa
Môn khoai còn dại, mít dừa còn non
-
Thương ta thì nói với ta
Thương ta thì nói với ta
Khi trăng đang tỏ, khi hoa đang thì -
Ai làm nên nỗi nước này
Ai làm nên nỗi nước này
Vợ ở đàng này, chồng lại đàng kia -
Vô duyên dầu bận áo sa
-
Có tiền em muốn mua chồng
Có tiền em muốn mua chồng
Biết rằng đáng mấy trăm đồng mà mua
Mua chồng chồng chẳng bán cho
Lạy giời phù hộ em mua được chồng -
Bài này có từ ngữ và/hoặc nội dung nhạy cảm.
Hãy cân nhắc trước khi bấm xem.Nước chảy láng linh nước ra Vàm Cú
Dị bản
-
Bé nhưng mà bé hạt tiêu
Bé nhưng mà bé hạt tiêu
Bé cay bé đắng bé xiêu lòng người -
Học đòi ăn ớt với gừng
Học đòi ăn ớt với gừng
Vừa cay vừa đắng, lại trừng mắt lên!Dị bản
Học đòi ăn ớt với gừng
Vừa cay vừa đắng, lại sưng cả mồm
-
Khăn lau nước mắt ướt mèm
-
Nhất xinh con gái Lam Cầu
-
Sang chơi thì cứ mà sang
Sang chơi thì cứ mà sang
Đừng bắt dọn đàng mà nhọc lòng dân -
Thư dưới gửi lên
-
Phận em còn nhỏ còn khờ
Phận em còn nhỏ còn khờ
Làm dâu chưa đặng thì nhờ có anhDị bản
Chú thích
-
- Đà Nẵng
- Tên thành phố thuộc Nam Trung Bộ, trước đây thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng. Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ Daknan, nghĩa là "vùng nước rộng lớn" hay "sông lớn", "cửa sông cái" vì thành phố nằm bên bờ sông Hàn. Dưới thời nhà Nguyễn, Đà Nẵng có tên là Cửa Hàn, là thương cảng lớn nhất miền Trung. Cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu chính tại thành phố này.
Hiện nay Đà Nẵng là một thành phố hiện đại, trong lành, có tiềm năng du lịch rất lớn, và được xem là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
-
- Xoan
- Một loại cây được trồng nhiều ở các vùng quê Việt Nam, còn có tên là sầu đâu (đọc trại thành thầu đâu, thù đâu), sầu đông... Cây cao, hoa nở thành từng chùm màu tím nhạt, quả nhỏ hình bầu dục (nên có cụm từ "hình trái xoan"). Xoan thường được trồng lấy gỗ, vì gỗ xoan không bị mối mọt.
-
- Ngâu
- Một loài cây bụi nhỏ. Trong văn hóa người Việt, ngâu là một trong ba loài gắn liền với nghệ thuật thưởng thức trà hương của người xưa. Cây ngâu gắn liền với kiến trúc Việt cổ. Nhà dân dã thuần Việt thường có cây ngâu trước sân. Đình chùa và các công trình văn hóa tín ngưỡng của người Việt cũng luôn có bóng dáng và hương thơm của hoa ngâu. Trong kiến trúc hiện đại ở Việt Nam cũng như Đông Nam Á, ngâu được sử dụng nhiều trong cảnh quan làm cây cảnh, có thể xén cắt hình khối dễ dàng (tròn đều, vuông góc).
-
- Tùng
- Theo (từ Hán Việt). Trung và Nam Bộ cũng phát âm thành tòng.
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).
-
- Tự tình
- Bày tỏ tình ý.
Cùng nhau trông mặt cả cười
Dan tay về chốn trướng mai tự tình
(Truyện Kiều)
-
- Hai Bà Trưng
- Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị, hai nữ tướng của Giao Chỉ (Việt Nam ta lúc bấy giờ) đã nổi cờ khởi nghĩa vào năm 40 sau Công nguyên để chống lại sự nô thuộc của nhà Đông Hán. Khởi nghĩa thắng lợi, Thái thú Giao Chỉ người Hán là Tô Định bỏ chạy về phương Bắc, Trưng Trắc xưng vương, lấy hiệu là Trưng Nữ Vương, chọn kinh đô là Mê Linh, trị vì được ba năm, đến năm 43 bại trận dưới tay tướng nhà Hán là Mã Viện. Tục truyền do không muốn đầu hàng, hai Bà đã nhảy xuống sông tự tử, nhưng cũng có thuyết cho hai Bà đã bị quân Mã Viện bắt và xử tử.
-
- Răng
- Sao (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Mơ
- Một loại cây mọc nhiều ở vùng rừng núi phía Bắc, có hoa trắng hoặc đỏ, nở vào mùa xuân. Quả mơ vị chua chát, dùng để làm nước ép, ướp đường, làm ô mai, làm rượu, mứt, hoặc chế biến thành các món canh.
Trong ca dao tục ngữ, hình ảnh đào, lựu, mận, mơ... thường được dùng với tính ước lệ để chỉ đôi lứa yêu nhau.
-
- Nỏ
- Không, chẳng (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Chi
- Gì (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Sa
- Vải dệt bằng tơ tằm, rất mỏng và thoáng.
-
- Áo tơi
- Áo khoác dùng để che mưa nắng. Áo được làm bằng lá cây (thường là lá cọ) hoặc rơm rạ, khâu chồng thành lớp gối lên nhau dày hàng đốt tay, như kiểu lợp ngói, đánh thành tấm, phía trên có dây rút để đeo vào cổ giữ áo cố định trên lưng.
-
- Nón cời
- Nón lá rách, cũ.
-
- Láng linh
- Lênh láng, cách nói của người miền tây nam bộ. Có bản chép là "Láng Linh": tên cánh đồng thuộc địa phận 3 huyện Châu Phú, Châu Thành, Tịnh Biên của tỉnh An Giang
-
- Vàm Cú
- Có ý kiến cho rằng địa danh này thuộc tỉnh Trà Vinh, nhưng chưa xác định được cụ thể.
-
- Hun
- Hôn (khẩu ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Trà Cú
- Một huyện duyên hải thuộc tỉnh Trà Vinh, nằm ở ngã ba nơi sông Hậu đổ ra biển.
-
- Chữ đồng
- Từ cụm từ Hán Việt "đồng tâm đái," hoặc "dải đồng," chỉ sợi thắt lưng ngày xưa có hai dải lụa buộc lại với nhau. Văn chương cổ dùng từ "chữ đồng" hoặc "đạo đồng" để chỉ sự kết nguyền chung thủy của vợ chồng.
Đã nguyền hai chữ đồng tâm
Trăm năm thề chẳng ôm cầm thuyền ai
(Truyện Kiều)
-
- Lam Cầu
- Cũng gọi là làng Cầu, nay là một thôn thuộc xã Tiên Tân, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, trước đây là xã Lam Cầu thuộc tổng Lam Cầu.
-
- Quan Nha
- Tên một làng nay thuộc xã Yên Bắc, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
-
- Su sơ
- Ngu ngơ (theo Việt Nam Tự điển Khai Trí Tiến Đức).
-
- Mần
- Làm (phương ngữ Trung và Nam Bộ). Như mần ăn, mần việc, đi mần...