Yêu em không phải dáng hình
Không vì sắc đẹp, chỉ tình nghĩa thôi
Nếu như cái đó mất rồi
Thì anh đòi lại tiền hồi cưới em
Tìm kiếm "cà đắng"
-
-
Thiếp gặp chàng chỗ đàng chợ phố
-
Cầu Đơ là chợ đằng xuôi
Cầu Đơ là chợ đằng xuôi
Ngỗng, vịt cũng lắm, đồ chơi cũng nhiều
Tưởng rằng chợ Sái mỹ miều
Chỉ lắm hàng củi với nhiều hàng cơm
Chợ Nủa hàng giậm, hàng nơm
Chợ Trôi hàng vải, hàng rơm dãi dầu
Chợ Nghệ thì bán bò, trâu
The, đoạn cũng lắm, chúc bâu cũng nhiều
Sơn Đồng chợ họp về chiều
Chỉ lắm hàng sắn với nhiều hàng dao
Chợ Phùng hàng xén xiết bao
Chợ Gạch cũng lắm thuốc lào, nhang đen
Chợ Cốc nửa tháng sáu phiên
Chỉ nhiều ngô, đậu với nguyên củ từ
Thọ Lão chợ họp chần chừ
Lều quán chẳng có y như ngoài đồng
Lờ đờ chợ Triệu mà đông
Tưởng rằng có lớn mà không bán bò
Chợ Mía mới họp mà to
Mía vàng, mía đỏ bán cho lò đường
Bán nhiều nón là chợ Chuông
Trắng trời, trắng chợ ai thương đội đầu
Chợ Sêu bán hom, lá dâu
Bán nhộng, bán kén tơ màu xe dây. -
Khi đi thì bóng đang dài
Khi đi thì bóng đang dài
Bây giờ bóng đã nghe ai bóng tròn -
Thầy mẹ đánh thiếp đàng trước, thiếp chạy ngõ sau
-
Hỡi cô tát nước bên đàng
-
Phận em sao lắm dở dang
-
Tới đây phân rẽ đôi đàng
Tới đây phân rẽ đôi đàng
Của anh anh gánh, của nàng nàng bưng -
Ra đi chưn bước dịu dàng
-
Hò chơi phỉ dạ hai đàng
-
Ví dầu tình thiếp dở dang
Dị bản
Ví dầu tình đã phụ phàng
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về
-
Tôi đây khách lạ xa đàng
Tôi đây khách lạ xa đàng
Tới đây hát đối biết nàng ở Dùi Chiêng
Mai ngày tôi trở lại Bình Yên
Thương mấy cô ở lại có chiêng mà không dùi
Về nhà lòng những ngậm ngùi
Nghĩ thương thân phận có dùi mà không chiêng
Trăm lạy ông trời cho tôi trở lại chốn đào nguyên
Để có ta, có bạn, có chiêng, có dùi.Dị bản
-
Em là con gái họ Đằng
-
Da trắng ăn nắng dễ dàng
Da trắng ăn nắng dễ dàng
Da đen dang nắng, nắng hàng da đen -
Làm trai như chàng mới đáng nên trai
-
Dương Đông gió lạnh trong dang dở
-
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Gần chùa phong cảnh mọi đàng
Ở gần thợ nhuộm vẻ vang mọi màu -
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp xa chàng ăn vàng cũng đắng
Thiếp gần chàng ăn hạt muối trắng cũng ngon
Mấy lâu ni ruột thắt gan mòn
Trông cho gặp mặt khỏi còn nhớ thươngDị bản
Vắng mặt em ăn đường cũng thấy đắng
Gặp mặt em rồi ăn muối trắng cũng ngon
-
Đường Hòa An đi thẳng một đàng
-
Em tiếc công anh đi lên đi xuống mòn đàng đứt nhợ
Chú thích
-
- Thiếp
- Từ Hán Việt chỉ người vợ lẽ, hoặc cách người phụ nữ ngày xưa dùng để tự xưng một cách nhún nhường.
-
- Đàng
- Đường, hướng (phương ngữ Trung và Nam Bộ).
-
- Chùa Cầu
- Tên một cây cầu đồng thời cũng là một ngôi chùa cổ ở Hội An. Cầu được các thương nhân người Nhật góp tiền xây dựng vào thế kỉ 17 (nên còn được gọi là cầu Nhật Bản), bắc ngang qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn. Năm 1653, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người dân gọi là Chùa Cầu. Chùa Cầu là một biểu tượng văn hóa - du lịch của Hội An.
-
- Bâu
- Cổ áo.
-
- Chợ Hà Đông
- Ngôi chợ lớn nhất của Hà Đông trước đây. Chợ Hà Đông vốn là chợ làng Đơ (nên còn gọi là chợ Đơ hay chợ Cầu Đơ) xây ba dãy cầu gạch lợp ngói song song với nhau tồn tại mãi đến những năm 80 của thế kỉ 20, khi xây ba nhà chợ lớn lợp mái tôn. Khu vực chợ gia súc mở năm 1904 nay là khu vực Ngân hàng nông nghiệp, Đài phát thanh truyền hình thành phố, viện Kiểm sát nhân dân quận, Trường Mỹ nghệ sơn mài.
-
- Quảng Minh
- Tên Nôm là Đại Sái, một làng thuộc xã Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội). Chợ ở làng cũng gọi là chợ Sái.
-
- Chợ Nủa
- Cũng phát âm sai thành chợ Lủa, một ngôi chợ trước đây thuộc kẻ Nủa, nay thuộc địa phận xã Binh Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Đây là phiên chợ ở Thủ đô vẫn còn giữ được những nét đặc sắc của chợ phiên vùng đồng bằng Bắc bộ xưa. Chợ bán nhiều vật dụng truyền thống làm từ tre, nứa như đũa, tăm, mành che nắng, gàu nước...
-
- Giậm
- Đồ đan bằng tre, miệng rộng hình bán cầu, có cán cầm, dùng để đánh bắt tôm cá. Việc đánh bắt tôm cá bằng giậm gọi là đánh giậm.
-
- Nơm
- Dụng cụ bắt cá, được đan bằng tre, hình chóp có miệng rộng để úp cá vào trong, chóp có lỗ để thò tay vào bắt cá.
-
- Chợ Trôi
- Một ngôi chợ hiện nay thuộc địa phận làng Phú Đa, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Chợ họp vào ngày hai mươi sáu tháng chạp âm lịch, rất đông vui.
-
- Chợ Nghệ
- Một ngôi chợ có từ xưa, thuộc địa phận thị xã Sơn Tây, nổi tiếng là nơi buôn bán, chuyển nhượng trâu bò từ miền ngược về miền xuôi. Trước đây chợ họp theo phiên vào các ngày mồng 3, mồng 8, 13, 18, 23, 28 âm lịch hằng tháng. Vào năm 2005, chợ Nghệ bị cháy, sau đó chợ mới được xây dựng lại trên nền chợ cũ.
-
- The
- Hàng dệt bằng tơ nhỏ sợi, mặt thưa, mỏng, không bóng, thời xưa thường dùng để may áo dài hoặc khăn, màn.
-
- Đoạn
- Một loại vải dày dệt từ tơ tằm. Đoạn cũng được dệt theo cách thức của lĩnh, nhưng dày hơn, sợi dọc nhiều hơn cả gấm. Đặc biệt sợi dọc, sợi ngang nổi đều nhau, mịn màng, óng ả. Đoạn dùng để may áo dài cho nam giới mặc vào những dịp long trọng. Do hàng đoạn dày nên người ta thường may áo đoạn bọc lụa bên trong mặc vào mùa lạnh.
-
- Chúc bâu
- Loại vải dệt khung tay, khổ 40 phân, dày, cứng và bền.
-
- Sơn Đồng
- Địa danh nay là một xã thuộc hiện Hoài Đức, Hà Nội.
-
- Chợ Phùng
- Chợ phố Phùng, nay thuộc thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội. Chợ họp theo phiên vào các ngày 2, 4, 7, 9 âm lịch hằng tháng.
-
- Hàng xén
- Cửa hàng tạp hóa hoặc gánh hàng chuyên bán những thứ vặt vãnh như kim, chỉ, đá lửa, giấy bút...
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu tỏa nắng
(Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm)
-
- Chợ Gạch
- Chợ thuộc phố Gạch, thôn Đồng Lục (tên nôm là Kẻ Lọc) thuộc xã Thọ Lộc, huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Trước đây chợ Gạch họp vào các ngày 2, 5, 7 trong tháng.
-
- Thuốc lào
- Theo học giả Đào Duy Anh, cây thuốc lào có lẽ từ Lào du nhập vào Việt Nam nên mới có tên gọi như thế. Sách Vân Đài loại ngữ và Đồng Khánh dư địa chí gọi cây thuốc lào là tương tư thảo (cỏ nhớ thương), vì người nghiện thuốc lào mà hai, ba ngày không được hút thì trong người luôn cảm thấy bứt rứt khó chịu, trong đầu luôn luôn nghĩ đến một hơi thuốc, giống như nhớ người yêu lâu ngày không gặp. Thời xưa, ngoài "miếng trầu là đầu câu chuyện," thuốc lào cũng được đem ra để mời khách. Hút thuốc lào (cũng gọi là ăn thuốc lào) cần có công cụ riêng gọi là điếu.
Thuốc lào thường được đóng thành bánh để lưu trữ, gọi là bánh thuốc lào.
-
- Chợ Cốc
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Cốc, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Thọ Lão
- Địa danh xưa thuộc tổng Thọ Nghiêm, huyện Thọ Xương, kinh thành Thăng Long, nay là khoảng dốc Thọ Lão-Lò Đúc, thành phố Hà Nội.
-
- Chợ Triệu
- Chú thích này đang để ngỏ. Nếu bạn có thông tin về Chợ Triệu, hãy đóng góp cho chúng tôi.
-
- Chợ Mía
- Chợ thuộc làng Mía, Sơn Tây. Xưa chợ có tên là chợ Tam Bảo, nằm ngay chân Tam quan của chùa Mía. Chợ do bà Nguyễn Thị Ngọc Dao - sau trở thành cung phi của Thanh đô vương Trịnh Tráng - dựng nên, họp mỗi tháng có 6 phiên chính vào các ngày mùng 1, 6, 11, 16, 21 và 26. Đọc thêm: Chợ cổ bên ngôi chùa cổ.
-
- Quang Trung
- Một làng nay thuộc xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, Hà Nội, có tên nôm là làng Chuông. Làng nổi tiếng với nghề làm nón lá. Chợ làng cũng gọi là chợ Chuông, chuyên bán nón và các nguyên vật liệu làm nón.
-
- Hom
- Đoạn thân cây dùng để giâm thành cây mới.
-
- Can trường
- Cũng đọc là can tràng, nghĩa đen là gan (can) và ruột (trường), nghĩa bóng chỉ nỗi lòng, tâm tình.
Chút riêng chọn đá thử vàng,
Biết đâu mà gửi can tràng vào đâu?
(Truyện Kiều)
-
- Há dễ
- Không dễ dàng gì (từ cổ).
Làm ơn há dễ mong người trả ơn (Lục Vân Tiên)
-
- Tiêu
- Loại nhạc cụ hơi khá thông dụng ở các nước Đông Á. Tiêu có dạng ống trụ tròn như sáo trúc, nhưng khi sử dụng lại để theo chiều dọc và thổi dọc theo thân ống. Tiêu thường to và dài hơn sáo, do đó âm thanh của nó trầm và mộc mạc hơn.
-
- Chưn
- Chân (cách phát âm của Trung và Nam Bộ).
-
- Hò
- Một trong những thể loại âm nhạc dân gian, có nguồn gốc từ lao động sông nước, diễn tả tâm tư tình cảm của người lao động. Hò là nét văn hóa đặc trưng của miền Trung và miền Nam. Hò và lý tuy có phần giống nhau nhưng hò thường gắn liền với với một động tác khi làm việc, còn lý thì không.
Nghe một bài hò mái nhì.
-
- Phỉ dạ
- Thỏa lòng, thỏa mãn.
-
- Trển
- Trên ấy (phương ngữ Trung và Nam Bộ)
-
- Ngàn
- Rừng rậm.
-
- Ví dầu
- Nếu mà, nhược bằng (từ cổ). Cũng nói là ví dù.
-
- Dùi Chiêng
- Tên một làng nay là thôn Dùi Chiêng, xã Quế Phước, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam. Làng nằm dọc ở thượng nguồn sông Thu Bồn, trước mặt là sông, sau lưng là núi, có hình thể giống như cái dùi của cái chiêng, nên có tên gọi như vậy.
-
- Đào nguyên
- Nguồn đào, chỉ cõi tiên trong tác phẩm Đào hoa nguyên kí của Đào Tiềm, nhà thơ lớn đời Đông Tấn, Trung Quốc. Tóm tắt tác phẩm như sau: Vào khoảng triều Thái Nguyên đời Tấn, có một người đánh cá ở Vũ Lăng một hôm bơi thuyền thấy một đóa hoa đào trôi từ khe núi. Ông bèn chèo thuyền dọc theo khe núi, đi mãi rồi đến một thôn xóm dân cư đông đúc, đời sống thanh bình. Người đánh cá hỏi chuyện mới biết tổ tiên của họ vốn người nước Tần, nhưng do không chịu được chế độ hà khắc của Tần Thủy Hoàng nên bỏ lên sống ở đó, cách biệt hẳn với thế giới bên ngoài. Ở lại mấy ngày, rồi người ngư phủ tạm biệt ra về. Sau một thời gian, ông quay lại tìm chốn đào nguyên nhưng không thấy nữa.
Đào nguyên cũng gọi là động đào.
-
- Tương truyền đây là một bài thơ của ông Tú Quỳ, một danh nhân đất Quảng Nam.
-
- Phạm Bá Doãn
- Một người dân sống ở làng Dùi Chiêng vào đầu thế kỉ 20, tương truyền là người nghĩ ra một thứ bẫy để bắt cọp mà người địa phương quen gọi là cái chòi. Các bô lão làng Dùi Chiêng cho biết về hình dáng, chòi không to, ngang gần 1 mét, dài khoảng 5 mét, làm hoàn toàn bằng cây săn, chắc, được chôn sâu xuống đất, phía trên được cột kỹ, chèn đá to, làm sao để một khi cọp đã vào bẫy thì không thể vùng ra nổi. Trong chòi nhốt một con chó, ngăn lại. Cọp nghe tiếng chó sủa, mò đến. Khi nó vừa vào thì bẫy sụp xuống. Người ta chỉ việc dùng giáo nhọn mà đâm cho đến lúc cọp chết mới thôi.
-
- Nường
- Nàng (từ cũ).
-
- Thuyền quyên
- Gốc từ chữ thiền quyên. Theo từ điển Thiều Chửu: Thiền quyên 嬋娟 tả cái dáng xinh đẹp đáng yêu, cho nên mới gọi con gái là thiền quyên.
Trai anh hùng, gái thuyền quyên
Phỉ nguyền sánh phượng, đẹp duyên cưỡi rồng
(Truyện Kiều)
-
- Tề
- Một nước thuộc thời kì Xuân Thu - Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, tồn tại từ khoảng thế kỷ 11 đến năm 221 trước Công nguyên.
-
- Sở
- Một nước thời Xuân Thu - Chiến Quốc ở Trung Quốc vào khoảng năm 1030 đến 223 trước Công nguyên. Với sức mạnh của mình, Sở đã tiêu diệt 45 chư hầu lớn nhỏ và ở thời hùng mạnh nhất, Sở chiếm nhiều vùng đất rộng lớn, gồm toàn bộ các tỉnh Hồ Nam, Hồ Bắc, và một phần của các tỉnh thành Trùng Khánh, Hà Nam, Thượng Hải, Giang Tô, Quý Châu, An Huy, Chiết Giang ngày nay.
-
- Niêu
- Nồi nhỏ bằng đất nung hoặc đồng, có nắp đậy, dùng để nấu nướng hoặc sắc thuốc. Niêu sắc thuốc thì có thêm cái vòi để rót thuốc.
-
- Dương Đông
- Tên thị trấn huyện lị của huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
-
- Ni
- Này, nay (phương ngữ miền Trung).
-
- Hòa An
- Một xã thuộc thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Vùng này trước kia có nghề trồng và làm thuốc lá với thương hiệu thuốc lá Hòa An nổi tiếng một thời, nay không còn.
-
- Nhợ
- Cũng gọi là rợ, dây thừng nhỏ làm bằng gai hoặc xơ dừa, dùng để trói, buộc hoặc làm dây câu.
-
- Mô
- Đâu, nào (phương ngữ Trung Bộ).
-
- Phụ mẫu
- Cha mẹ (từ Hán Việt).